Tìm những nội dung bạn muốn

hoặc tìm kiếm bằng

các chủ đề

Article
Article

Article

e-Book
e-Book

e-Book

Video
Video

Video

Campaigns
Campaigns

Campaigns

Architecture
Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Architecture
DSLRs

DSLRs

Architecture
Quay phim

Quay phim

Architecture
Nhiếp ảnh thiên văn

Nhiếp ảnh thiên văn

Architecture
Không gương

Không gương

Architecture
Nhiếp ảnh kiến trúc

Nhiếp ảnh kiến trúc

Architecture
Công nghệ Canon

Công nghệ Canon

Architecture
Nhiếp ảnh ít sáng

Nhiếp ảnh ít sáng

Architecture
Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Architecture
Nhiếp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh phong cảnh

Architecture
Nhiếp ảnh vĩ mô

Nhiếp ảnh vĩ mô

Architecture
Nhiếp ảnh thể thao

Nhiếp ảnh thể thao

Architecture
Nhiếp ảnh du lịch

Nhiếp ảnh du lịch

Architecture
Nhiếp ảnh dưới nước

Nhiếp ảnh dưới nước

Architecture
Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Architecture
Nhiếp ảnh đường phố

Nhiếp ảnh đường phố

Architecture
Máy ảnh không gương lật full-frame

Máy ảnh không gương lật full-frame

Architecture
Ống kính và phụ kiện

Ống kính và phụ kiện

Architecture
Nature & Wildlife Photography

Nature & Wildlife Photography

Architecture
Nhiếp ảnh chân dung

Nhiếp ảnh chân dung

Architecture
Chụp ảnh ban đêm

Chụp ảnh ban đêm

Architecture
Chụp ảnh thú cưng

Chụp ảnh thú cưng

Architecture
Giải pháp in ảnh

Giải pháp in ảnh

Architecture
Đánh giá sản phẩm

Đánh giá sản phẩm

Architecture
Chụp ảnh cưới

Chụp ảnh cưới

Các thông tin hữu ích và hướng dẫn >> Tất cả thông tin hữu ích và hướng dẫn

[Phần 2] Các Chức Năng của Máy Ảnh Hữu Ích Để Lập Bố Cục

2014-10-30
0
2.78 k
Trong bài viết này:

Bố cục và các chức năng của máy ảnh, mặc dù có vẻ như không liên quan với nhau, trên thực tế lại có liên quan chặt chẽ với nhau. Nếu chúng ta định nghĩa bố cục là cách cấu tạo của ảnh, thì các chức năng của máy ảnh là những kỹ thuật ẩn để giúp nhấn mạnh không khí hoặc hình ảnh mong muốn của nhiếp ảnh gia. Trong bài viết này, tôi sẽ giới thiệu một số tính năng phải biết. (Người soạn: Tatsuya Tanaka Minh họa: Atsushi Matsubara)

Trang: 1 2

Tác dụng của ’tốc độ cửa trập’: Để thể hiện ’chuyển động’ của đối tượng

Điều chỉnh tốc độ cửa trập

Hầu như tất cả các máy ảnh SLR đều cho phép bạn chọn một tốc độ cửa trập trong khoảng từ 1/4.000 đến 30 giây (1/8.000 đến 60 giây đối với một số mẫu máy ảnh) ở các khoảng tăng dần. Các tốc độ cửa trập khác nhau giúp mở rộng phạm vi biểu đạt của chúng ta, chẳng hạn như ’đóng băng’ chuyển động của đối tượng hoặc biểu đạt sự chuyển động bằng hiệu ứng làm nhòe chuyển động. Trong các ví dụ ở đây, hàng dừa đung đưa được chụp bằng một tốc độ cửa trập thấp, chuyển tải hiệu quả sức mạnh của gió từ những chiếc lá bị nhòe. Đối với tấm ảnh có những con sóng chờm lên bờ, một tốc độ cửa trập cao đã được chọn, cho phép tái tạo những giọt nước tung tóe rất rõ như thể chuyển động của chúng bị ’đóng băng’. Để tạo ra các hiệu ứng tốc độ cửa trập như thế, bạn cần phải dự đoán chuyển động của đối tượng trước khi lập bố cục. Vì kỹ thuật này chụp một khoảnh khắc lướt qua mà mắt chúng ta không nhìn thấy được, bạn nên tiếp tục chụp cho đến khi có được tấm ảnh đẹp nhất.

Hiệu ứng đối với ảnh khi tốc độ cửa trập thay đổi.

1/60 giây

Chúng ta hãy xem việc thay đổi tốc độ cửa trập ảnh hưởng thế nào đến ấn tượng trực quan của chúng ta, ví dụ như, với nước rơi từ trên cao xuống. Ở tốc độ 1/1.000 giây, nước dường như bị ’đóng băng’, và lượng nước dường như ít hơn lượng chúng ta thấy trên thực tế. Ngược lại, nước đang chảy trở nên nhòe hơn khi tốc độ cửa trập giảm. Bắt đầu từ tốc độ cửa trập 1/6 giây, nước dường như tăng thể tích, và đường chuyển động của nó trở nên nhìn thấy được. Hãy thử phản ánh những sự khác biệt đó bằng sự thể hiện trong bố cục của bạn.

1/6 giây

1/1.000 giây

Thể hiện sức gió mạnh bằng một tốc độ cửa trập thấp

Một tấm ảnh chụp hàng dừa đung đưa vào một đêm trăng sáng. Tốc độ cửa trập được cài đặt thành 10 giây, tạo ra đủ mức nhòe ở các lá cây. Chiều sâu của việc chụp chuyển động là nó cung cấp sự hướng dẫn cho biểu đạt thích hợp tùy theo bố cục đã chọn.

’Đóng băng’ những đợt sóng bằng tốc độ cửa trập cao

Các đợt sóng mãnh liệt do thời tiết xấu gây ra. ’Đóng băng’ chuyển động của các con sóng bằng một tốc độ cửa trập cao cho phép tôi chụp được những thay đổi mà mắt thường không nhìn thấy được. Ở đây, tôi lập bố cục ảnh trong khi dự đoán có một con sóng lớn trước khi nó đến, và chờ đúng lúc để nhả cửa trập.

Thủ thuật – Tránh rung máy ở tốc độ cửa trập thấp

Chụp ảnh ở tốc độ cửa trập thấp luôn đi kèm với vấn đề rung máy. Mặc dù sử dụng chân máy có thể là cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này, bạn không nên dựa vào nó quá mức. Ngay cả khi máy ảnh được lắp vào chân máy, ảnh cũng có thể bị nhòe do những rung động nhỏ nhất từ thao tác nhấn nút chụp. Ngoài chân máy, tôi khuyên bạn nên sử dụng một thiết bị nhấn nút chụp từ xa, nó giúp giảm hiện tượng rung máy không mong muốn vì bạn không có tiếp xúc với máy ảnh khi chụp.

Chân máy có hiệu quả nhất để giảm rung máy, nhưng không nên dựa vào nó quá mức.

Thiết bị nhấn nút chụp từ xa là một thiết bị phải có, vì nó giúp phòng tránh rung máy.

Tác dụng của ‘độ nhạy sáng ISO’: Hỗ trợ bạn chụp ảnh bằng cách tăng cường độ nhạy sáng

Điều chỉnh độ nhạy sáng ISO

Độ nhạy sáng ISO là khả năng cảm nhận ánh sáng của máy ảnh, với giá trị càng cao cho thấy mức nhạy càng cao. Trong một cảnh thiếu sáng, chẳng hạn như khi bạn chụp cảnh đêm hoặc trong nhà, độ nhạy sáng ISO cao hơn sẽ giúp tránh được việc phải giảm tốc độ cửa trập. Ảnh thác nước bên dưới minh họa tác dụng của việc thay đổi độ nhạy sáng ISO ở một độ sáng không đổi. Vì mức độ sáng không đổi, việc tăng độ nhạy sáng ISO sẽ tăng tốc độ cửa trập theo tỉ lệ thuận. Tiếp theo, ảnh chụp một gian hàng trưng bày triển lãm được chụp vào ban đêm không dùng flash. Bằng cách chọn một độ nhạy sáng ISO cao hơn để tăng tốc độ cửa trập, tôi có thể chụp tấm ảnh cầm tay này mà không dẫn đến ảnh bị nhòe do rung máy. Đối với những người thích chụp nhanh, đây là một tính năng cực kỳ có ích. Mặc dù tăng độ nhạy sáng ISO cũng có thể dẫn đến nhiễu nhiều hơn, có những máy ảnh có thể tạo ra những tấm ảnh không nhiễu lên đến khoảng ISO 1600. Hãy thử sử dụng độ nhạy sáng ISO để mở rộng sự đa dạng phong cách chụp cầm tay của bạn.

Chuyện gì xảy ra đối với tốc độ cửa trập khi bạn thay đổi độ nhạy sáng ISO với khẩu độ không đổi?

ISO 100 (0,3 giây)

ISO 400 (1/12 giây)

ISO 1600 (1/50 giây)

ISO 6400 (1/200 giây)

Nếu thay đổi tốc độ cửa trập với giá trị khẩu độ không đổi, ảnh có được sẽ bị thiếu sáng hoặc thừa sáng. Một cách để khắc phục vấn đề này là điều chỉnh độ nhạy sáng ISO. Trong các ví dụ bên trên, độ nhạy sáng ISO được thay đổi với giá trị khẩu độ không đổi do đó cảnh không phải thác nước sẽ trông giống nhau. Bằng cách đó, chúng ta có thể đưa ra một sự so sánh rõ ràng về những thay đổi đã quan sát ở các tốc độ cửa trập khác nhau thông qua sự thể hiện dòng chảy của nước.

Tăng độ nhạy sáng ISO để tránh rung máy

Một trong những nguyên nhân thường dẫn đến những tấm ảnh cầm tay không thành công có thể là tình trạng rung máy. Rung máy thường xuất hiện ở các bố cục thẳng đứng, và ngay cả các ống kính có tính năng IS (Image Stablilizer) cũng có thể không phải lúc nào cũng khắc phục vấn đề này một cách hiệu quả. Một cách khác để tránh rung máy là tăng độ nhạy sáng ISO.

Thủ thuật – Chú ý đến hiện tượng nhiễu ở độ nhạy sáng ISO cao

Mặc dù các đặc điểm của độ nhạy cao đã được cải thiện bằng những tiến bộ công nghệ, hiện tượng nhiễu vẫn tồn tại. Nhiễu trở nên dễ thấy ở một độ nhạy sáng ISO cao trên 6400, và ở khoảng ISO 12800, có thể được sử dụng để chụp những tấm ảnh cầm tay trời sao, sự hiện diện của nó không còn là khó nhận thấy nữa. Do đó bạn nên cân nhắc vấn đề này và sử dụng hiệu quả tính năng giảm nhiễu khi sáng tạo các tác phẩm của mình.

ISO 400

ISO 6400

Mặc dù cảnh đêm chụp ở ISO 400 và ISO 6400 có thể trông không khác nhau, hiện tượng nhiễu dễ nhận thấy hơn khi bạn phóng to ảnh. Ở đây, tôi phóng to một phần của ảnh để minh họa mức nhiễu rõ rệt ở một độ nhạy sáng ISO cao.

Tatsuya Tanaka

Sinh năm 1956, Tanaka là một trong các nhiếp ảnh gia hiếm hoi sáng tác các tác phẩm ở nhiều thể loại khác nhau từ một phối cảnh bình thường. Những thể loại này là từ những thứ trong đời sống hàng ngày của chúng ta, chẳng hạn như côn trùng và hoa, đến phong cảnh, các tòa nhà cao tầng, và các thiên thể. Ngoài nhiếp ảnh, Tanaka cũng đã phát triển phương pháp riêng của mình trong các quy trình hậu xử lý bao gồm sửa ảnh và in ảnh.

Chia sẻ ảnh của bạn trên My Canon Story và nắm bắt cơ hội được giới thiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội của chúng tôi