Bố Cục Làm Toát Lên Cảm Giác Chiều Hướng và Độ Sâu
Chúng ta có thể ghi lại tính có chiều hướng mà chúng ta nhìn thấy bằng mắt thường trong không gian nhỏ hình chữ nhật của một tấm ảnh bằng cách nào? Chúng ta có thể tạo ra những tấm ảnh làm toát lên cảm giác độ sâu nổi bật bằng cách nào? Để làm như thế, cần phải cân nhắc một số yếu tố. Trong bài viết này, chúng ta hãy xem xét những yếu tố này là gì. (Người soạn: Tatsuya Tanaka)
Điều chỉnh góc, và kết hợp các hiệu ứng chênh lệch về độ sáng và khẩu độ
Ảnh chụp là một hình thức biểu đạt trên một mặt phẳng hai chiều. Do đó, để làm nổi bật tính có chiều hướng hoặc độ sâu trong ảnh, cần phải chú ý đến bố cục cũng như góc khi chụp. Ví dụ như, một vật thể ba chiều được tạo thành từ các đường thẳng, chẳng hạn như một cây cầu hay một tòa nhà, có thể xuất hiện như một mặt phẳng hai chiều khi được chụp từ phía trước. Tuy nhiên, nếu bạn thay đổi góc chụp một chút, ảnh sẽ có vẻ ba chiều khi các vật thể ở nền sau xuất hiện. Tương tự, nếu có các vật thể ở nền trước và nền sau để so sánh, sự chênh lệch kích thước của chúng trở nên dễ nhận ra, nhờ đó làm nổi bật cảm giác khoảng cách và tạo ra cảm giác độ sâu trong ảnh. Một điểm cũng rất quan trọng là độ sáng của màu sắc. Ngay cả khi bạn có một vật thể duy nhất, sự chênh lệch độ sáng từ trước ra sau cũng giúp tạo ra tính có chiều hướng. Điều này được minh họa trong ảnh cây dương xỉ ở bên dưới. Chính là việc đối tượng xuất hiện như thế nào và sự khác biệt về màu sắc giúp tạo ra một hiệu ứng ba chiều trong ảnh hai chiều.
Các kỹ thuật lập bố cục hiệu quả nhất sẽ là bố cục đường chéo và bố cục dẫn hướng chú ý của người xem. Bạn cũng có thể làm nổi bật tính có chiều hướng bằng cách kết hợp các bố cục này với những thay đổi về giá trị khẩu độ để làm nhòe nền trước hoặc nền sau một cách đáng kể.
Các Yếu Tố Chính
- Sử dụng hiệu quả bố cục đường chéo hoặc một bố cục dẫn hướng chú ý của người xem để tạo ra một hiệu ứng nổi bật hoặc một hiệu ứng thu hút sự chú ý của người xem ra phía sau ảnh.
- Hãy thử chuyển sang các góc máy khác nhau để tạo ra một hiệu ứng phối ảnh giữa đối tượng và nền sau.
- Chú ý bao gồm các đối tượng cho phép tạo ra cảm giác khoảng cách cần nhấn mạnh.
- Điều chỉnh giá trị khẩu độ để làm nhòe nền trước hoặc nền sau để làm nổi bật thêm tính có chiều hướng ở đối tượng.
- Sử dụng tính năng bù phơi sáng trên máy ảnh để nhấn mạnh sự chênh lệch về độ sáng giữa đối tượng và nền sau.
Sử dụng kích thước của đối tượng để làm nổi bật tính có chiều hướng và chiều sâu
EOS-1Ds Mark III/ EF16-35mm f/2.8L USM/ FL: 28mm/ Aperture-priority AE (0.8 giây, f/11)/ ISO 160/ WB: Auto
Các Kỹ Thuật Lập Bố Cục: Bố Cục Đường Chéo, Dẫn Hướng Sự Chú Ý của Người Xem
Độ Dài Tiêu Cự: 28mm
Ảnh chụp cây dương xỉ từ một góc thấp dùng một ống kính zoom góc rộng. Cây dương xỉ chính có vẻ bị biến dạng nhiều nhất, trong khi các vật thể ở xa hơn có vẻ nhỏ hơn, làm nổi bật tính có chiều hướng và chiều sâu, tạo thành một bố cục dẫn hướng sự chú ý của người xem. Đồng thời, việc chọn một địa điểm tối ở giữa tạo ra độ tương phản về độ sáng. Điều này, cùng với đường chéo được tạo ra bởi bố cục đường chéo của lá cây dương xỉ, tạo ra một hiệu ứng ba chiều như thể tâm ảnh nhô ra.
Các bố cục có cảm giác về tính chiều hướng và chiều sâu trong ảnh
Các bố cục có cảm giác về tính chiều hướng và chiều sâu trong ảnh
Tôi đặt cây cầu cạn dọc theo đường chéo trong bố cục và chụp một tấm từ một góc thấp để làm cho nền trước và nên sau trông khác nhau rõ rệt. Với một bố cục đường chéo, các vật thể ở nền trước có vẻ lớn trong khi các vật thể ở nền sau có vẻ nhỏ, nhờ đó làm toát lên cảm giác chiều hướng và chiều sâu.
Tính chiều hướng tạo ra bởi bokeh - Làm nhòe hiệu quả
’Bokeh’ là một hiệu ứng trong đó ảnh có vẻ nhòe hơn khi bạn di chuyển ra xa điểm lấy nét hơn. Hiệu ứng này giúp dẫn hướng sự chú ý của người xem đến điểm lấy nét, với không gian xung quanh bị làm mờ tạo ra cảm giác có chiều hướng.
Sinh năm 1956, Tanaka là một trong các nhiếp ảnh gia hiếm hoi sáng tác các tác phẩm ở nhiều thể loại khác nhau từ một phối cảnh bình thường. Những thể loại này là từ những thứ trong đời sống hàng ngày của chúng ta, chẳng hạn như côn trùng và hoa, đến phong cảnh, các tòa nhà cao tầng, và các thiên thể. Ngoài nhiếp ảnh, Tanaka cũng đã phát triển phương pháp riêng của mình trong các quy trình xử lý ảnh bao gồm sửa ảnh và in ảnh.