EF35mm f/1.4L II USM: Ống Kính Một Tiêu Cự Cao Cấp Sẽ Làm Thay Đổi Kỹ Thuật Chụp Ảnh Thiên Văn Mà Bạn Biết
Ống kính một tiêu cự EF35mm f/1.4L II USM đã tạo ra sự khác biệt lớn đối với thế giới chụp ảnh thiên ảnh. Ống kính này mang lại chất lượng hình ảnh đột phá bằng cách sử dụng công nghệ mới độc quyền của Canon. Một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp kiểm tra hiệu năng đáng kinh ngạc của ống kính một tiêu cự này. (Người trình bày: Tatsuya Tanaka)
EOS 6D/ EF35mm f/1.4L II USM/ FL: 35mm/ Manual Exposure (f/1.4, 10 giây)/ ISO 2000/ WB: Auto
Hiệu năng đáng kinh ngạc ngay cả ở khẩu độ tối đa f/1.4
Chụp ảnh thiên văn chụp hai đối tượng rất khác nhau gồm các thiên thể và cảnh quan trong một tấm ảnh, cho phép khắc họa một thế giới mà mắt người không thể nhìn thấy.
Một ống kính góc rộng có khẩu độ tối đa lớn thường được sử dụng khi chụp vào ban đêm với mức sáng cực thấp. Ống kính tôi sử dụng cho những ảnh như thế là ống EF35mm f/1.4L USM vì độ dài tiêu cự 35mm của nó cho phép tôi có được một bố cục gần với mắt thường nhìn thấy. Tuy nhiên, mặc dù ống kính này có khẩu độ lớn, phải giảm khẩu để có được chất lượng hình ảnh cao mà không gặp quang sai. Điều này đưa chúng ta đến với ống kính là trọng tâm của bài viết này: ống kính EF35mm f/1.4L II USM.
Trong chụp ảnh thiên văn, ảnh lý tưởng là ảnh trong đó tất cả các ngôi sao trong ảnh được khắc họa như những điểm sáng có cùng kích thước. Khi chụp một bầu trời đầy sao ở khẩu độ tối đa với mẫu ống kính tiền thân EF35mm f/1.4L USM, hiện tượng quang sai ở bốn góc của khung ảnh rất dễ nhận ra. Thông thường, những ngôi sao sẽ xuất hiện như những đốm sáng tròn bị méo thành hình bầu dục và những ngôi sao bị viền tím. Những hiện tượng này được gọi là "halo đối xứng dọc" và "sắc sai", và tất cả các ống kính đều có những hiện tượng này ở một mức nào đó. Khi bạn chụp ảnh trên thực tế, không có cách nào khác ngoài việc giảm khẩu và chọn một số f sẽ không dẫn đến quang sai khả kiến.
Tuy nhiên, sắc sai và biến dạng các ngôi sao ở bốn góc khung hình được cải thiện rất nhiều với ống kính EF35mm f/1.4L II USM ngay cả ở khẩu độ tối đa, cho phép khắc họa những ngôi sao như những đốm sáng đồng nhất trong toàn ảnh bằng cách sử dụng ống kính kết hợp mới được phát triển được gọi là thấu kính Hệ Thống Quang Khúc Xạ Phổ Xanh (Blue Spectrum Refractive Optics, BR), và hai thấu kính phi cầu. Thành phần quang học BR ở giữa một thấu kính BR giúp chỉnh sắc sai hiệu quả bằng cách khúc xạ mạnh ánh sáng xanh dẫn đến sắc sai.
Tìm hiểu thêm về thấu kính BR ở bài viết sau đây:
Thấu Kính BR (Hệ Thống Quang Khúc Xạ Phổ Xanh)
Thiết bị phải có đối với chụp ảnh thiên văn ngày nay
Tác phẩm của tôi ở đầu bài viết này là ảnh chụp bầu trời đầy sao từ quần đảo Amami nằm trong Quần Đảo Ryukyu. Để đóng băng chuyển động của các ngôi sao, tôi cài đặt khẩu độ thành giá trị tối đa f/1.4 và tốc độ cửa trập thành 10 giây. Tôi có thể chụp bầu trời đầy sao ở khẩu độ tối đa f/1.4 một phần là nhờ thời gian phơi sáng ngắn hơn.
Những ngôi sao liên tục di chuyển một góc mười lăm độ mỗi giờ. Do đó điều quan trọng là bạn phải chọn một tốc độ cửa trập thích hợp để chụp được những ngôi sao những những đốm sáng, nhất là khi chụp từ một điểm cố định chỉ với chân máy và máy ảnh. Lưu ý điều đó, ống kính này, tạo ra hình ảnh chất lượng đủ cao ngay cả ở khẩu độ tối đa, cũng cho phép chụp ảnh thiên văn ở tốc độ cửa trập cao, cao hơn so với ống kính tiền thân của nó.
Khi tôi kiểm tra ảnh tại địa điểm chụp, ban đầu tôi ngạc nhiên khi tôi phóng to bốn góc ảnh. Khi tôi kiểm tra ảnh phóng to, tôi nhận thấy quang sai trong ảnh chụp bằng ống kính này rõ ràng khác biệt với ảnh chụp bằng ống kính tiền thân của nó. Tôi tự kiểm tra chất lượng khắc họa đáng chú ý của ống kính một tiêu cự góc rộng ngày nay. Vấn đề quang sai được nói là vốn có ở các hệ thống thấu kính quang học, nhưng sự ra mắt thấu kính BR có thể làm thay đổi quan điểm đó. Ống kính này đã trở thành không thể thiếu với tôi trong chụp ảnh thiên văn.
Mới: EF35mm f/1.4L II USM (phóng to 100% ảnh và ngoại biên)
Cũ: EF35mm f/1.4L USM (phóng to 100% ảnh và ngoại biên)
Bộ sưu tập ảnh
Sức mạnh khắc họa cao của ống kính này được thấy rõ với chụp ảnh thiên văn, cũng có thể được thấy với các dạng chụp ảnh phong cảnh khác. Bạn sẽ thấy hiệu năng khắc họa cao, giảm các điểm mất nét, tái tạo các tông màu đẹp và các khả năng khác nhau cần thiết để chụp được các tác phẩm của bạn. Tôi sẽ giới thiệu chúng ở đây.
EOS 5D Mark II/ EF35mm f/1.4L II USM/ FL: 35mm/ Aperture-priority AE (f/13, 1/100 giây, EV-1,0)/ ISO 200/ WB: Daylight
Giảm khẩu dẫn đến ảnh rõ nét ngay ở bốn góc của khung hình
Một thác nước tuôn rơi trên núi được chụp lại như một hình ảnh rõ nét bằng cách tăng số khẩu lên 1/13, giúp cho toàn bộ ảnh được sắc nét. Độ tương phản giữa những điểm sáng của cây cỏ và bóng của bề mặt đá tạo ra một hình ảnh thanh tao.
EOS 5D Mark III/ EF35mm f/1.4L II USM/ FL: 35mm/ Aperture-priority AE (f/1.4, 1/500 giây), EV+0,3)/ ISO 100/ WB: Auto
Vẻ đẹp của bông hoa được làm nổi bật bằng khẩu độ tối đa f/1.4
Những bông thu hải đường lớn nổ rộ khoe sắc với nhau được chụp cận cảnh ở khoảng cách lấy nét gần nhất 28cm với độ phóng đại tối đa 0,21x. Hiệu ứng bokeh tái tạo vẻ đẹp của bông hoa.
EOS 5D Mark II/ EF35mm f/1.4L II USM/ FL: 35mm/ Manual Exposure (f/8, 1/80 giây)/ ISO 200/ WB: Daylight
Hiệu năng khắc họa cao khắc họa sự chuyển màu phong phú với những tông màu của mây
Tôi chụp cảnh mặt trời lặn giữa những đám mây báo hiệu trên trời tây từ một hàng rào, với một cây dương xỉ lớn ở tiền cảnh. Ngoài các điều kiện có độ tương phản cao, rất nhiều sự chuyển màu ở các vùng sáng và tối thay đổi từng giây. Mặc dù có thể khó tìm được mức phơi sáng phù họp, tôi cố khắc họa sự đa dạng chuyển màu mà không dẫn đến lóa sáng hay mất chi tiết vùng sáng tối.
Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức nhiếp ảnh, thủ thuật và mẹo bằng cách đăng ký với chúng tôi!
Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.
Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.
Đăng Ký Ngay!Giới thiệu về tác giả
Sinh năm 1956, Tanaka là một trong các nhiếp ảnh gia hiếm hoi sáng tác các tác phẩm ở nhiều thể loại khác nhau từ một phối cảnh bình thường. Những thể loại này là từ những thứ trong đời sống hàng ngày của chúng ta, chẳng hạn như côn trùng và hoa, đến phong cảnh, các tòa nhà cao tầng, và các thiên thể. Ngoài nhiếp ảnh, Tanaka cũng đã phát triển phương pháp riêng của mình trong các quy trình hậu xử lý bao gồm sửa ảnh và in ảnh.