Tìm những nội dung bạn muốn

hoặc tìm kiếm bằng

các chủ đề

Article
Article

Article

e-Book
e-Book

e-Book

Video
Video

Video

Campaigns
Campaigns

Campaigns

Architecture
Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Architecture
DSLRs

DSLRs

Architecture
Quay phim

Quay phim

Architecture
Nhiếp ảnh thiên văn

Nhiếp ảnh thiên văn

Architecture
Không gương

Không gương

Architecture
Nhiếp ảnh kiến trúc

Nhiếp ảnh kiến trúc

Architecture
Công nghệ Canon

Công nghệ Canon

Architecture
Nhiếp ảnh ít sáng

Nhiếp ảnh ít sáng

Architecture
Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Architecture
Nhiếp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh phong cảnh

Architecture
Nhiếp ảnh vĩ mô

Nhiếp ảnh vĩ mô

Architecture
Nhiếp ảnh thể thao

Nhiếp ảnh thể thao

Architecture
Nhiếp ảnh du lịch

Nhiếp ảnh du lịch

Architecture
Nhiếp ảnh dưới nước

Nhiếp ảnh dưới nước

Architecture
Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Architecture
Nhiếp ảnh đường phố

Nhiếp ảnh đường phố

Architecture
Máy ảnh không gương lật full-frame

Máy ảnh không gương lật full-frame

Architecture
Ống kính và phụ kiện

Ống kính và phụ kiện

Architecture
Nature & Wildlife Photography

Nature & Wildlife Photography

Architecture
Nhiếp ảnh chân dung

Nhiếp ảnh chân dung

Architecture
Chụp ảnh ban đêm

Chụp ảnh ban đêm

Architecture
Chụp ảnh thú cưng

Chụp ảnh thú cưng

Architecture
Giải pháp in ảnh

Giải pháp in ảnh

Architecture
Đánh giá sản phẩm

Đánh giá sản phẩm

Architecture
Chụp ảnh cưới

Chụp ảnh cưới

Các thông tin hữu ích và hướng dẫn >> Tất cả thông tin hữu ích và hướng dẫn

Cách Tạo Chân Dung Toàn Cảnh Góc Rộng

2023-03-24
0
1.16 k

Khi ống kính bạn có trên tay không đủ để chụp một cảnh ở trạng thái đẹp nhất, một giải pháp nhanh chóng là chụp nhiều tấm và ghép chúng thành một tấm ảnh toàn cảnh. Sử dụng ống kính góc cực rộng có thể đạt được những kết quả rất độc đáo, nhưng bạn có thể có được kết quả thành công, nhất là với đối tượng là con người bằng cách nào? Nhiếp ảnh gia chụp chân dung và chụp ảnh trước đám cưới từng đoạt giải thưởng Johnson Wee (@johnsonweew) chia sẻ cách anh chụp được một trong những tấm ảnh chân dung đám cưới toàn cảnh góc rộng cũng như một số thủ thuật chuyên nghiệp. (Ảnh của Johnson Wee, do đội ngũ SNAPSHOT chịu trách nhiệm).

EOS R5 + RF15-35mm f/2.8L IS USM @ 15mm, f/6.3, 1/200, ISO 200
Ảnh toàn cảnh được ghép từ 5 ảnh hướng nằm ngang
Thiết bị khác: 1 đèn flash ngoài máy ảnh với lồng tản sáng (bên trái nhiếp ảnh gia)

Trong bài viết này:

 

Tại sao lại chụp ảnh toàn cảnh góc rộng?

Tôi bắt đầu chụp ảnh toàn cảnh góc rộng sau khi bắt đầu chụp ảnh trước đám cưới tại điểm đến. Chúng tôi đã đến nhiều địa điểm có phong cảnh đẹp, nhưng ngay cả với ống kính góc cực rộng, thường khó chụp được toàn bộ khung cảnh trong một khung hình với kết quả hài lòng. Ngay cả khi chúng tôi đã đưa toàn bộ cảnh vào, cặp đôi sẽ trông quá nhỏ và bị “áp đảo” bởi môi trường xung quanh.

Ảnh toàn cảnh góc rộng là giải pháp của tôi cho vấn đề này.


Ảnh toàn cảnh góc rộng so với ảnh góc cực rộng duy nhất

So sánh những điểm sau đây:

Ảnh góc cực rộng bình thường (15mm)
Đây là một trong những “tấm ảnh an toàn” mà tôi luôn chụp đề phòng trường hợp ảnh toàn cảnh không thành công. Marina Bay Sands hẳn sẽ có trong ảnh nếu tôi lùi lại vài bước, nhưng cặp đôi trông sẽ nhỏ hơn.


Ảnh toàn cảnh (được ghép từ 5 ảnh chụp ở 15mm)
Ảnh toàn cảnh ghi lại phần cảnh nhiều hơn trong khi vẫn giữ nguyên kích thước của cặp đôi.  Để ý đường cong ở các cạnh. Tôi đặt cặp đôi hơi lệch tâm một chút để không có quá nhiều không gian âm không cần thiết ở dạng bức tường ở ngoài cùng bên phải.


Tại sao lại sử dụng ống kính góc rộng thay vì ống kính dài hơn?

Những người mới bắt đầu thường được hướng dẫn cách chụp ảnh toàn cảnh với độ dài tiêu cự tiêu chuẩn hoặc dài hơn vì việc này dẫn đến ít méo hơn, giúp cho việc ghép nối dễ dàng hơn. Có 3 lý do chính tại sao tôi làm điều đó với một ống kính góc rộng, thường là ở đầu góc rộng:

1) Khoảng cách làm việc thoải mái để lập khung hình
Với một ống kính góc rộng, bạn có thể lập khung hình cho cặp đôi và những gì bạn cần, cùng với sự thoải mái bổ sung, mà không cần phải lùi lại quá xa. Khoảng cách đủ thoải mái để giao tiếp!

2) Tôn dáng các cô dâu
Tôi dựa vào phối cảnh góc rộng để làm cho cô dâu của tôi trông cao hơn với tỉ lệ như người mẫu. Tất nhiên, chú rể cũng được lợi.

3) Hiệu ứng cong hình trụ độc đáo ở các cạnh
Ảnh được chụp bằng độ dài tiêu cự tele tiêu chuẩn hoặc tầm trung ít bị biến méo hơn, giúp chúng dễ xử lý hơn, nhất là đối với ảnh chân dung. Tuy nhiên, hiệu ứng cong hình trụ ở các cạnh do các ảnh góc rộng được kết hợp có thể trông khá độc đáo!

Bạn có thể tránh hiện tượng méo không mong muốn trong các đối tượng chân dung bằng cách lập bố cục khéo léo—tôi sẽ chia sẻ thêm về điều đó ở những điểm sau đây.

 

Những thứ cần chuẩn bị

- Một ống kính góc cực rộng (ngắn hơn 24mm)
- Một địa điểm đẹp và các đối tượng sẵn sàng
- Ánh sáng nếu cần thiết
- Nếu bạn chưa quen với việc này: Cân nhắc xem bạn có muốn sử dụng chân máy hay không

 

1. Bố trí: Vị trí máy ảnh, bố cục, và thiết lập


i) Giữ máy ảnh cân bằng nhất có thể khi bạn lia máy

Chụp ảnh để lấy ảnh toàn cảnh cũng giống như chụp lia máy: điều quan trọng là phải giữ cho máy ảnh được cân bằng nhất có thể khi bạn di chuyển máy. Chuyển động lên và xuống có thể gây ra lỗi kết hợp, và bạn có thể phải cắt xén ảnh nhiều hơn mong muốn nếu đường chân trời bị nghiêng.

Nếu bạn quyết định sử dụng chân máy
Tốt nhất là sử dụng đầu chân máy, cho phép bạn hạn chế chuyển động ở một mặt phẳng. Hãy cẩn thận hơn nếu bạn đang sử dụng đầu dạng bi: chúng có thể khó kiểm soát.

Nếu bạn quyết định chụp cầm tay
Chụp cầm tay cho phép có khả năng linh hoạt hơn nhiều. Các kỹ thuật giống như các kỹ thuật bạn sử dụng để chụp lia máy hiệu quả cũng được áp dụng:

- Chụp từ một tư thế ổn định: giữ cho trọng tâm của bạn ở tầm thấp và hai bàn chân rộng bằng vai
- Khi bạn lia máy ảnh, hãy giữ cho khuỷu tay của bạn càng gần cơ thể càng tốt. Sau đó di chuyển toàn bộ thân mình, không chỉ bàn tay hoặc cánh tay của bạn. Bạn có thể cảm thấy mình giống như robot, nhưng điều này mang lại sự ổn định tốt nhất!
- Để có độ ổn định tốt hơn, hãy chụp qua khung ngắm. Khuôn mặt của bạn hoạt động như một điểm hỗ trợ thứ ba.


Thực hành cho đến khi bạn có thể chụp như thế này!
Hậu trường. Ống kính góc rộng cho phép tôi chụp cặp đôi và phong cảnh từ một khoảng cách thoải mái—tôi vẫn có thể giao tiếp với họ. Để có độ ổn định cao hơn, hãy sử dụng khung ngắm để bạn có thêm một điểm neo. Tôi đã phải thực hành và thử tìm lỗi nhiều trước khi có thể có được ảnh nguồn tốt một cách nhất quan trong khi lia máy cầm tay với màn hình LCD!


ii) Chừa nhiều chỗ hơn ở phần trên và dưới ảnh

Chừa nhiều chỗ trong mọi tấm, nhất là ở trên cùng và dưới cùng của ảnh. Ảnh sẽ bị cắt xén trong quá trình chỉnh sửa phối cảnh và kết hợp. Bạn không muốn các chi tiết như đầu, chân, hoặc áo bị cắt đi!


iii) Quyết định xem bạn muốn chụp ảnh ngang hay dọc

Tôi thường chọn chụp ngang cho ảnh toàn cảnh ngang. Ảnh dọc có nghĩa là phải ghép nhiều ảnh hơn, điều này có khả năng gây ra nhiều vấn đề hơn khi kết hợp.


Bao nhiêu tấm?

Ít tấm hơn không nhất thiết là tốt hơn—bạn cần có đủ thông tin để có được một tấm ảnh toàn cảnh đẹp. Đối với tôi, khoảng 5 đến 6 tấm chụp ngang là sự cân bằng tốt nhất. Thử nghiệm và xem những gì có hiệu quả đối với bạn.

Từ 3 tấm
Vẫn còn dấu vết của hiệu ứng phối cảnh. Các tòa nhà và bức tường dường như nghiêng ra phía ngoài.


Từ 5 tấm
Các tòa nhà không nghiêng nhiều lắm. Cũng có một hiệu ứng hình cầu đáng mong muốn từ “đường cong” ở góc bên phải và bên trái của ảnh.


iv) Thiết lập: Giữ cho độ phơi sáng và tiêu điểm được nhất quán

Phơi sáng: Phơi sáng thủ công
Sử dụng chế độ phơi sáng thủ công để đảm bảo rằng mọi tấm đều có cùng giá trị phơi sáng. Các chế độ phơi sáng bán tự động và tự động ngày càng chính xác, nhưng độ sáng vẫn có thể thay đổi giữa các tấm, nhất là trong các cảnh có độ tương phản cao.

Tiêu điểm: Hãy đảm bảo rằng nó không thay đổi
Chụp với khẩu độ khá hẹp (độ sâu trường ảnh lớn hơn) vì các phần nằm ngoài vùng lấy nét có thể ảnh hưởng đến đường ghép. Đây là nơi độ sâu trường ảnh lớn hơn tự nhiên của ống kính góc rộng mang lại lợi thế.

Tính năng theo dõi AF của EOS R5 giúp cô dâu và chú rể luôn đúng nét trong mọi tấm.

 

2. Chụp: Những điều cần lưu ý khi bạn chụp


i) Chồng ghép từng ảnh nhiều hơn so với khi bạn sử dụng ống kính dài hơn

Khi sử dụng góc rộng, tôi thường chồng ghép từng ảnh khoảng 50 đến 60%. Mức này nhiều hơn so với trên một ống kính dài hơn, trong đó tiêu chuẩn là khoảng 30 đến 40%. Phần chồng ghép lớn hơn giúp giảm những biến dạng không mong muốn.

Tôi lia máy từ bên phải của cảnh sang bên trái. Tấm thứ hai và thứ ba, có cặp đôi ở trong và gần trung tâm, có độ chồng ghép gần 90% vì đây là nơi tôi muốn ít bị biến dạng nhất.

 


ii) Lập bố cục với các đối tượng của bạn càng gần trung tâm càng tốt

Đây là thủ thuật quan trọng nhất để tránh biến dạng đối tượng chân dung của bạn! Trên một ống kính góc rộng, hiện tượng biến dạng luôn rõ hơn ở các cạnh của ảnh. Đảm bảo rằng bạn có những tấm ảnh có đối tượng ở giữa ảnh. Nếu bạn để ý trong những tấm ảnh trong 2i), tôi có 2 hình ảnh chồng ghép từ 80 đến 90%.

Hiện tượng biến dạng ở chú rể xuất hiện rõ trong Ví Dụ 1, và ít hơn trong Ví Dụ 2.

 

3. Kết hợp ảnh

Tôi thường thực hiện ghép nối hình cầu. Sau đây là hình thức của tấm ảnh toàn cảnh ngay sau khi ghép.

Vật thể màu đen ở trên cùng của tấm cuối cùng (ngoài cùng bên trái) là góc của lồng tản sáng, khi trợ lý của tôi di chuyển đèn bên trái của tôi một chút để tránh nó. Nó dễ dàng bị loại bỏ trong quá trình xử lý hậu kỳ.


Sau đây là hình thức của tấm ảnh toàn cảnh sau khi chỉnh sửa và cắt xén chung.

Nó trông gần như hoàn thiện, nhưng chúng ta vẫn chưa xong: để ý rằng có điều gì đó buồn cười về sàn nhà?

 

4. Sửa lỗi kết hợp

Một khi ghép xong và bạn đã khắc phục các vấn đề rõ hơn, hãy xem xét kỹ tấm ảnh toàn cảnh để tìm các lỗi kết hợp. Điều này là đặc biệt quan trọng nếu bạn sẽ in ảnh. Ảnh có thể có vẻ hoàn hảo, nhưng bất kỳ lỗi nào sẽ rõ hơn rất nhiều khi phóng to!


Thủ thuật chuyên nghiệp: Các đường thẳng và mô thức lặp đi lặp lại rất dễ dẫn đến lỗi kết hợp

Công cụ clone không đủ để khắc phục vấn đề này; tôi cũng phải sử dụng công cụ warp.

Vấn đề xuất hiện với các đường thẳng xảy ra vì mọi thứ trông khác nhau từ các góc khác nhau (thị sai). Sự khác biệt này rõ ràng hơn với các đối tượng gần máy ảnh hơn.

Cách đơn giản nhất để ngăn chặn các lỗi như vậy là tránh các đường thẳng và mô thức lặp lại ở tiền cảnh khi có thể. Việc này không phải lúc nào cũng khả thi nếu bạn đang làm việc cho khách hàng! Đối với ảnh này, tôi muốn trình bày những gì có thể được thực hiện.


Thủ thuật chuyên nghiệp: “Sửa lỗi trong hậu kỳ” đôi khi có thể là không thể tránh khỏi, nhưng cố gắng đừng quá phụ thuộc vào xử lý hậu kỳ

Tôi thường cố gắng hoàn thiện mọi bố cục trong máy ảnh nhiều nhất có thể và tránh phụ thuộc quá nhiều vào xử lý hậu kỳ. Đó là cách bạn cải thiện kỹ năng của mình với tư cách một nhiếp ảnh gia!

Trong Bước 2 và 3, chúng tôi đã cố gắng hết sức có thể để ngăn lỗi ghép nối, nhưng các vấn đề như các đường thẳng bên trên là không thể tránh khỏi. Tiết kiệm thời gian xử lý hậu kỳ cho những thứ như thế này, thay vì những thứ lẽ ra có thể dễ dàng sửa ngay tại chỗ trong khi chụp.


i) Masking và retouching

Một khi bạn đã sửa các lỗi kết hợp, hãy tiến hành masking và retouching

Thủ thuật chuyên nghiệp: Làm cho đối tượng của bạn nổi bật với độ sâu trường ảnh lớn

Hiệu ứng bokeh không lý tưởng đối với ảnh toàn cảnh, do đó hãy chuẩn bị để đối phó với độ sâu trường ảnh lớn. Càng nhiều yếu tố trong ảnh của bạn, càng có nhiều thứ làm phân tâm. Xử lý ảnh của bạn một cách chọn lọc để các đối tượng chính được nổi bật. Đảm bảo rằng màu sắc, độ sắc nét, và tông màu không lấn át đối tượng chính của bạn.


Để biết thêm thủ thuật chụp ảnh chân dung đám cưới, hãy tham khảo:
2 Kỹ Thuật Dùng Một Đèn Để Có Ảnh Cưới Chân Dung Ngày/Đêm Tuyệt Đẹp
Chụp Ảnh Cưới Trong Nhà với Ánh Sáng Có Sẵn: 3 Kỹ Thuật Đơn Giản
Các cách tạo dáng chụp ảnh cưới cơ bản nhưng không kém phần rực rỡ dành cho những khách hàng hồi hộp lo lắng

Giới thiệu về tác giả

Johnson Wee

Hoạt động tại Malaysia, Johnson Wee là một trong những ngôi sao đang lên nhanh nhất trong ngành chụp ảnh cưới. Được biết đến với khả năng sáng tác mạnh mẽ, sử dụng ánh sáng hiệu quả, và kỹ năng xử lý hậu kỳ độc đáo, anh đã giành được hơn 300 giải thưởng nhiếp ảnh quốc tế trong sự nghiệp của mình, bao gồm giải thưởng WPPI danh giá. Là Double Master của giải WPPI danh tiếng và là Thành Viên MPA, Johnson đã được mời tổ chức các cuộc hội thảo và seminar, và làm giám khảo các cuộc thi nhiếp ảnh trên toàn thế giới. Anh cũng là một Canon EOS Master và Đại Sứ Profoto tại Malaysia.

Trang web: https://www.johnsonwee.com/ (Phiên bản tiếng Anh)
Instagram: @johnsonweew

Chia sẻ ảnh của bạn trên My Canon Story và nắm bắt cơ hội được giới thiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội của chúng tôi