Tìm những nội dung bạn muốn

hoặc tìm kiếm bằng

các chủ đề

Article
Article

Article

e-Book
e-Book

e-Book

Video
Video

Video

Campaigns
Campaigns

Campaigns

Architecture
Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Architecture
DSLRs

DSLRs

Architecture
Quay phim

Quay phim

Architecture
Nhiếp ảnh thiên văn

Nhiếp ảnh thiên văn

Architecture
Không gương

Không gương

Architecture
Nhiếp ảnh kiến trúc

Nhiếp ảnh kiến trúc

Architecture
Công nghệ Canon

Công nghệ Canon

Architecture
Nhiếp ảnh ít sáng

Nhiếp ảnh ít sáng

Architecture
Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Architecture
Nhiếp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh phong cảnh

Architecture
Nhiếp ảnh vĩ mô

Nhiếp ảnh vĩ mô

Architecture
Nhiếp ảnh thể thao

Nhiếp ảnh thể thao

Architecture
Nhiếp ảnh du lịch

Nhiếp ảnh du lịch

Architecture
Nhiếp ảnh dưới nước

Nhiếp ảnh dưới nước

Architecture
Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Architecture
Nhiếp ảnh đường phố

Nhiếp ảnh đường phố

Architecture
Máy ảnh không gương lật full-frame

Máy ảnh không gương lật full-frame

Architecture
Ống kính và phụ kiện

Ống kính và phụ kiện

Architecture
Nature & Wildlife Photography

Nature & Wildlife Photography

Architecture
Nhiếp ảnh chân dung

Nhiếp ảnh chân dung

Architecture
Chụp ảnh ban đêm

Chụp ảnh ban đêm

Architecture
Chụp ảnh thú cưng

Chụp ảnh thú cưng

Architecture
Giải pháp in ảnh

Giải pháp in ảnh

Architecture
Đánh giá sản phẩm

Đánh giá sản phẩm

Architecture
Chụp ảnh cưới

Chụp ảnh cưới

Các thông tin hữu ích và hướng dẫn >> Tất cả thông tin hữu ích và hướng dẫn

Ánh Sáng trong Chụp Ảnh Phong Cảnh (2): Phơi Sáng Thiếu Để Gây Kịch

2024-07-15
0
33

Mặc dù thường là lý tưởng khi có một tấm ảnh có độ phơi sáng tốt, nhưng đôi khi việc phơi sáng thiếu đến mức làm mất chi tiết bóng đổ sẽ tạo ra một bức ảnh có ấn tượng hơn. Sau đây là hai ví dụ như thế, trong đó các nhiếp ảnh gia chia sẻ về quy trình tư duy đằng sau các quyết định chụp ảnh của họ. (Người trình bày Koichi Hibino, Takashi Karaki, Digital Camera Magazine)

EOS R5/ RF100-500mm f/4.5-7.1L IS USM/ FL: 135mm/ Aperture-priority AE (f/16, 1/10 giây, EV -1,7)/ ISO 100/ WB: Daylight/ Kính lọc PL
Ngày và giờ: 7.30 sáng, 6 tháng 11
Địa điểm: Lake Tsugaru Shirakamiko, Quận Aomori, Nhật Bản
Người chụp: Koichi Hibino

Trong bài viết này, bạn sẽ tìm hiểu về:
1. Ánh sáng làm đối tượng
2. Độ tương phản ấn tượng trong ảnh low-key
3. Cách chụp thiếu sáng mà không sử dụng chế độ phơi sáng thủ công

Trong bài viết này:

 

1. Mang lại ánh sáng đẹp trên lá thu

Hồ Tsugaru Shirakamiko là hồ nhân tạo được hình thành bởi Đập Tsugaru. Tuy nhiên, nó cũng được bao quanh bởi khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp thay đổi theo mùa.

Ảnh trên được chụp vào một buổi sáng sớm cuối thu. Xung quanh hồ có sương mù vào những buổi sáng lạnh như thế này. Tôi khuyên bạn nên bắt đầu chụp trước khi mặt trời mọc—khung cảnh sẽ liên tục thay đổi khi mặt trời mọc. Nếu bạn giống tôi, bạn sẽ mải chụp đến mức quên mất thời gian!


Kỹ thuật 1: Quyết định chọn một yếu tố để thu hút sự chú ý

Từ địa điểm chụp, tôi xác định được ba yếu tố ăn ảnh trong cảnh:

- Sương mù
- Những cái cây chết dưới nước
- Những cây phong đỏ thắm

Tất cả chúng đều tạo thành những đối tượng tuyệt vời, nhưng sẽ dễ dàng hơn nếu chọn một đối tượng làm đối tượng chính và lập bố cục ảnh xoay quanh nó. Với ảnh này, tôi chọn những chiếc lá thu, được ánh nắng sáng sớm chiếu sáng rất đẹp. Sau đó, tôi đặt những cái cây chết và sương mù để cân bằng bố cục theo cách bổ sung ánh sáng cho những chiếc lá thu.

Tấm ảnh này lấy những cái cây chết làm đối tượng chính.


Kỹ thuật 2: Sử dụng hiệu ứng nén ảnh tele để tăng mật độ

Khi gặp khung cảnh hùng vĩ trải dài trên một khu vực rộng lớn, bạn nên sử dụng một ống kính góc rộng để cố gắng thu được mọi thứ. Nhưng khi bạn làm như vậy mà không có một đối tượng rõ ràng trong đầu, thay vào đó bạn có thể làm phân tán sự chú ý của người xem.

Đối với những cảnh trải dài như vậy, bạn có thể thấy dễ dàng hơn khi sử dụng môt ống kính có góc xem hẹp hơn, có nghĩa là một ống kính tiêu chuẩn hoặc ống kính tele, và chỉ lấy khung hình ở một khu vực cụ thể.

Với ảnh này, tôi sử dụng một ống kính tele. Hiệu ứng nén tele làm cho các lớp khác nhau trong cảnh trông gần nhau hơn, do đó ảnh trông dày đặc hơn với ít khoảng trống ít gây mất tập trung hơn giữa các yếu tố.

TL;DR: Khung cảnh càng rộng thì việc quyết định mối quan tâm chính càng quan trọng.  Một ống kính góc rộng có thể không phải là lựa chọn tốt nhất để chụp được tấm ảnh ấn tượng!

 

Kỹ thuật 3: Giảm phơi sáng để tăng kịch tính

Tôi sử dụng bù phơi sáng âm (EV -1.7) để làm cho cảnh bị thiếu sáng sao cho ánh sáng trên những chiếc lá đỏ trở nên nổi bật. Một cách khác để mô tả việc này là “phơi sáng dựa trên những chiếc lá đỏ”.

Địa điểm chụp: Cầu Okawashirakami Hồ Tsugaru Shirakamiko

Địa điểm này cách trung tâm thành phố Hirosaki khoảng 30 phút lái xe. Đi dọc theo Tỉnh Lộ 28 qua con đập—bạn sẽ không bỏ lỡ nó; đó là một công trình bê tông khổng lồ và là đập bê tông lớn nhất ở Quận Aomori.

Hãy có ý tứ: Đậu xe ở bãi đậu xe, không đậu ở ven đường
Bạn sẽ thấy một số điểm chụp ảnh khác trên đường đến đó.  Điều này có thể hấp dẫn nhưng đừng đậu xe bên đường—bạn có thể sẽ gây bất tiện cho người khác. Thay vào đó hãy tìm một bãi đậu xe.

 

2. Thu hút sự chú ý vào thác nước

EOS R5/ RF15-35mm f/2.8L IS USM/ FL: 15mm/ Manual exposure (f/16, 3,2 giây)/ ISO 50/ WB: 5,100K
Ngày giờ: 1:48 chiều, ngày 7 tháng 9
Địa điểm: Thác Shiwagara (Phiên bản tiếng Anh), Quận Hyogo, Nhật Bản
Người chụp: Takashi Karaki


Một thác nước trong hang động
Thác Shiwagara có cấu trúc độc đáo thu hút nhiều người đam mê thác nước ở Nhật Bản. Thác nước cao 10m đổ vào một hang động ở đó ánh sáng duy nhất là từ những khe hở trên vách đá, tạo nên một bầu không khí huyền bí. Chính bầu không khí này là điều tôi muốn thể hiện trong ảnh của mình.

Phơi sáng dựa trên thác nước và rêu
Đừng sợ chi tiết bóng đổ bị mất, ngay cả khi chúng chiếm phần lớn ảnh của bạn. Ở đây, tôi tận dụng độ tương phản cao để phơi sáng dựa trên rêu và thác nước, là những yếu tố sáng nhất trong khung cảnh.  Những vùng tối hơn chúng trở nên thiếu sáng—đến mức nhiều phần trở thành bóng. Nhưng những điều này giúp đơn giản hóa ảnh và thu hút sự chú ý vào rêu và thác nước. Độ tương phản cao làm tăng thêm sự kịch tính cho ảnh.

Một ống kính góc cực rộng cho bạn nhiều lựa chọn hơn ở những nơi chật hẹp
Vì không gian trong hang khá hạn chế nên tôi chọn một ống kính góc cực rộng để có nhiều lựa chọn lập khung hình hơn. Ống kính RF15-35mm f/2.8L IS USM có khả năng chống chịu thời tiết, giúp bảo vệ khỏi nước bắn ra từ thác nước. Tuy nhiên, tôi vẫn khuyên bạn nên mang theo vải lau và khăn lau ống kính để lau hơi ẩm trên thiết bị của bạn!

Địa điểm chụp: Thác Shiwagara


Lời khuyên:

1. Sẵn sàng cho chuyến đi bộ dài 30 phút trên địa hình thách thức
Thác Shiwagara nằm trong một thung lũng được bao quanh bởi nhiều vách đá dựng đứng. Để đến được nó, bạn phải đi bộ lên cao trên một con đường tương đối dốc. Bạn cũng sẽ phải băng qua một con sông. Hãy đảm bảo rằng bạn được trang bị thích hợp với giày đi bộ đường dài phù hợp. 

2. Thời điểm chụp phù hợp nhất: buổi chiều
Đó là lúc ánh nắng sẽ chiếu vào hang.

3. Có chỗ đậu xe
Tuy nhiên, chỗ đỗ xe có hạn.

 

Kỹ thuật máy ảnh: 2 cách để cố tình làm ảnh chụp thiếu sáng mà không sử dụng chế độ M


1. Bù phơi sáng

Cách sử dụng tùy vào máy ảnh: một số máy ảnh có bánh xe bù phơi sáng; trên các máy ảnh khác, bạn nhấn vào một cái nút. Nếu không chắc chắn, hãy kiểm tra tài liệu hướng dẫn sử dụng máy ảnh của bạn để biết thêm chi tiết.

Tìm hiểu thêm về bù phơi sáng trong:
Những Điểm Cơ Bản về Máy Ảnh #4: Bù Phơi Sáng


2. Đo sáng điểm và khóa AE

Chế độ này cho phép bạn chọn khu vực bạn muốn phơi sáng. Đó cũng là một kỹ thuật hay để xử lý các cảnh ngược sáng! Để biết hướng dẫn chi tiết hơn, hãy cuộn xuống cuối của bài viết Thủ Thuật Nhanh về Chụp Ảnh Đường Phố: Cách Tạo Ra Những Tấm Ảnh Ấn Tượng Với Bóng Đổ.

Tìm hiểu thêm về các chế độ đo sáng trong:
Những Điểm Cơ Bản về Máy Ảnh #7: Đo sáng
Những CHTG về Máy Ảnh #9: Tôi Nên Sử Dụng Chức Năng Khóa AE Cho Loại Cảnh Nào?

Giới thiệu về tác giả

Digital Camera Magazine

Một nguyệt san tin rằng thú vui nhiếp ảnh sẽ tăng cao khi người ta tìm hiểu càng nhiều về các chức năng của máy ảnh. Tạp chí này cung cấp thông tin về các máy ảnh và tính năng mới nhất và thường xuyên giới thiệu các kỹ thuật nhiếp ảnh khác nhau.
Xuất bản bởi Impress Corporation

Takashi Karaki

Sau khi có một số kinh nghiệm làm giảng viên thể thao, sau đó là 10 năm trong lĩnh vực sản xuất và biên tập tạp chí, Karaki chuyển đến Thành Phố Yonago ở Quận Tottori, tại đây ông nổi tiếng với ảnh phong cảnh chụp khu vực San’ ở Nhật Bản. Các tác phẩm của ông đã được xuất bản trong Amazing Village, một tập sách về những làng quê Nhật Bản tuyệt đẹp được sản xuất thông qua chương trình hợp tác giữa CANON × Discover Japan vào năm 2017, và ảnh chụp mây của ông tại Đèo Akechi ở Quận Tottori là một trong 12 tấm ảnh được Tổ Chức Du Lịch Quốc Gia Nhật Bản (JNTO) chọn thay mặt cho Nhật Bản.

Instagram: @karakky0918

Chia sẻ ảnh của bạn trên My Canon Story và nắm bắt cơ hội được giới thiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội của chúng tôi