Thủ Thuật Nhanh về Chụp Ảnh Đường Phố: Cách Tạo Ra Những Tấm Ảnh Ấn Tượng Với Bóng Đổ
Nhiếp ảnh đường phố rèn luyện cho bạn cách tận dụng tối đa ánh sáng có sẵn để đạt được tác động mong muốn. Một nhiếp ảnh gia cho chúng ta cách anh có được tấm ảnh bí ẩn, gợi tưởng này trong đó câu chuyện nằm trong những cái bóng. (Người trình bày: Kazuyoshi Tanabe, Digital Camera Magazine)
EOS 5D Mark III/ EF24-105mm f/4L IS USM/ FL: 104mm/ Aperture-priority AE (f/8, 1/125 giây, EV -1,0)/ ISO 800/ WB: Auto
Loại ánh sáng nào là tốt nhất cho những tấm ảnh có bóng đổ?
Trong nhiếp ảnh đường phố, bạn không thể kiểm soát ánh sáng giống như trong một số thể loại khác. Bạn cần làm việc với những gì có sẵn—và làm cho nó có ích cho bạn. Và để có thể đạt được điều đó một cách thành công, bạn phải có khả năng đọc được hướng và chất lượng của ánh sáng.
Tìm hiểu thêm về hướng và chất lượng ánh sáng trong:
Thông tin cơ bản về ánh sáng: Ánh sáng cứng và mềm
Nắm Rõ Tia Sáng
Nói chung, để có được bóng đổ mạnh, ấn tượng, bạn cần có ánh sáng phía sau hoặc ánh sáng bên. Ánh sáng phía trước làm cho bóng đổ trông yếu hơn. Bạn có thể làm điều đó bằng cách nào nếu bạn không thể kiểm soát nguồn sáng? Điểm quan trọng là vị trí bạn đứng.
Bước 1: Điều chỉnh vị trí
Bước 2: Tìm một đối tượng phù hợp
Bước 3: Cài đặt phơi sáng
Bước 1: Điều chỉnh vị trí của bản thân bạn để có được ánh sáng mong muốn
Đối với cảnh này, tôi đi vào ngõ nhỏ mua sắm có mái che và hướng máy ảnh ra ngoài trời. Bất kỳ nơi nào được che chắn đều sẽ có hiệu quả tạo ra sự tương phản! Điều này cũng hữu ích cho những ngày nhiều mây hoặc mưa, trong đó ánh sáng bị khuếch tán nhiều hơn và dẫn đến bóng đổ yếu hơn.
Bước 2: Tìm kiếm một đối tượng phù hợp
Đối với ảnh này, tôi sử dụng kỹ thuật “câu cá”, trong đó bạn ít nhiều quyết định phông nền và bố cục của mình trước khi chờ một đối tượng phù hợp. Nhưng điều này không có nghĩa là nó cũng không áp dụng được khi bạn sử dụng kỹ thuật “săn tìm”. Khi tìm kiếm đối tượng, hãy nhớ nhìn vào ranh giới ở đó ánh sáng và bóng đổ gặp nhau. Thường có những đối tượng tiềm năng mà chúng ta thường không chú ý, như chiếc xe đạp trong hình bên dưới.
Thủ thuật chuyên nghiệp: Bóng đổ nên lấp đầy bao nhiêu phần khung hình?
Nếu bạn không chắc, hãy thử tỉ lệ ánh sáng-bóng đổ là 1:1 rồi điều chỉnh từ đó. Tỉ lệ bóng đổ càng lớn, bố cục sẽ trông càng đơn giản. Điều này cũng giúp thu hút sự chú ý của người xem vào đối tượng và biểu đạt ý định của bạn dễ dàng hơn.
Bước 3: Phơi sáng theo những điểm sáng
Khi bạn đã tìm được đối tượng, hãy phơi sáng theo những điểm sáng. Việc này làm cho bóng đổ trông thậm chí còn tối hơn, tối đa hóa độ tương phản. Nếu bạn đang sử dụng máy ảnh mirrorless, khung ngắm điện tử cho phép bạn xem trước độ sáng của vùng sáng và vùng tối và thậm chí hiển thị biểu đồ histogram. Hãy tận dụng nó!
Đối với ảnh chính, tôi đã phơi sáng theo khu vực ngoài trời sáng, điều này biến các vật thể tối hơn ở trong nhà, bao gồm đối tượng, thành bóng đổ. Điều này cũng hoạt động như một cơ chế đơn giản hóa: các chi tiết trong nhà gây mất tập trung biến mất vào bóng tối.
Trong ví dụ bên trên, phơi sáng theo những điểm sáng tạo ra sự tương phản mạnh khiến hình ảnh trông thú vị.
Thủ thuật: Ở một chế độ phơi sáng bán tự động, hãy sử dụng đo sáng điểm và khóa AE để phơi sáng theo các điểm sáng
Bước 1:
Nhấn nút [Q] ở mặt sau máy ảnh để mở trình đơn Quick Control.
Bước 2:
Chạm vào hoặc điều hướng đến biểu tượng chế độ đo sáng (biểu tượng này sẽ ở đâu đó trong số các biểu tượng ở phía bên trái) và chọn 'Spot metering'.
Bước 3:
Bạn sẽ thấy một vòng tròn xuất hiện ở giữa màn hình. Di chuyển máy ảnh của bạn sao cho vòng tròn nằm trên khu vực sáng nhất trong khung hình của bạn, nói cách khác, khu vực mà bạn muốn phơi sáng. Trên khung ngắm điện tử hoặc ở chế độ Live View, nếu tính năng mô phỏng phơi sáng được bật, bạn sẽ thấy các vùng khác của ảnh trở nên tối hơn.
Chúng tôi đã khoanh vòng tròn đo sáng điểm để làm cho nó rõ ràng hơn.
Bước 4:
Khóa phơi sáng bằng cách nhấn nút khóa AE. Nút này trông giống như dấu hoa thị “*”. Việc này cho phép bạn lập bố cục lại mà không thay đổi thiết lập phơi sáng.
Biểu tượng * sẽ xuất hiện để cho biết rằng phơi sáng bị khóa ở nơi bạn đã đo ở Bước 3.
Bước 5:
Nếu bóng không đủ tối, bạn có thể sử dụng bù phơi sáng âm. Điều này cũng làm cho ảnh tổng thể tối hơn. (Xem thêm: Làm Cho Các Vùng Tối Đậm Hơn Để Nhấn Mạnh Con Đường Về Nhà)
Để biết thêm thủ thuật về cách sử dụng bóng đổ trong chụp ảnh đường phố/ánh sáng tự nhiên, hãy xem:
Mặt Trời Mọc, Mặt Trời Lặn: Có Được Độ Tương Phản Mạnh trong Chụp Ảnh Đường Phố
Xử Lý Ánh Sáng Tự Nhiên: Một Hành Lang Ánh Sáng Trên Rừng Thu
Xử Lý Ánh Sáng Tự Nhiên: Chân Dung High Key với Bóng Có Hoa Văn
Lập Bố Cục Khung Bóng: Một Cách Để Nhấn Mạnh Ánh Sáng Tầm Thường, bóng đổ, sự tương phản, chiều sâu, và khung hình
Giới thiệu về tác giả
Một nguyệt san tin rằng thú vui nhiếp ảnh sẽ tăng cao khi người ta tìm hiểu càng nhiều về các chức năng của máy ảnh. Tạp chí này cung cấp thông tin về các máy ảnh và tính năng mới nhất và thường xuyên giới thiệu các kỹ thuật nhiếp ảnh khác nhau.
Xuất bản bởi Impress Corporation
Sinh ra ở Fukuoka vào năm 1968, Tanabe tốt nghiệp ngành nhiếp ảnh tại Đại Học Nghệ Thuật Osaka. Sau đó, ông đến Hoa Kỳ, tại đó ông theo đuổi việc học thêm ở Chicago, St. Louis, và New York. Sau khi trở về Nhật Bản, ông làm việc trong văn phòng nghiên cứu của Khoa Nhiếp Ảnh của trường cũ của mình. Là một nhiếp ảnh gia độc lập từ năm 1998, ông là thành viên của Hiệp Hội Các Nhiếp Ảnh Gia Chuyên Nghiệp Nhật Bản. Vào năm 2008, ông tổ chức triển lãm cá nhân mang tên “Memory”. Ông cũng là tác giả của cuốn sách Watashi, shashin ga umaku narimashita [Tôi đã trở nên giỏi chụp ảnh].