Kỹ Thuật Chụp Ảnh Phong Cảnh Mới Nên Thử
Mắc kẹt với lối mòn? Bạn nghĩ rằng ảnh phong cảnh của bạn trông nhàm chán nhưng không chắc làm thế nào để thay đổi chúng? Bạn không nhất thiết phải sử dụng các kỹ thuật chụp ảnh hoặc xử lý hậu kỳ phức tạp để thay đổi chúng. Sau đây là một số phương pháp tiếp cận đơn giản nhưng thú vị mà bạn có thể dễ dàng thử trong lần chụp tiếp theo!
1. Một bố cục với bầu trời chiếm ít nhất 70%
EOS R/ RF28-70mm f/2L USM/ FL: 31mm/ Flexible-priority AE (f/11, 1/320 giây)/ ISO 400/ WB: Daylight
Người chụp: Toshiki Nakanishi
Xem: Chụp Ảnh Phong Cảnh Tối Giản với Bầu Trời
Có một số kỹ thuật lập bố cục mà chúng ta có xu hướng sử dụng thường xuyên hơn, chẳng hạn như quy tắc một phần ba, bố cục trung tâm, hoặc đối xứng. Đôi khi, chúng trở thành thói quen đến mức chúng ta không nhận ra rằng chúng ta đang áp dụng chúng! Mặc dù đây không phải là điều xấu, nhưng nó có thể làm cho chúng ta không nhìn thấy những cách mới để lập bố cục ảnh. Cách tốt nhất để thoát ra khỏi đó là có ý thức lập bố ảnh theo cách khác.
Đây là một kỹ thuật lập bố cục mới khá dễ áp dụng: hãy xem bạn có thể nhận được gì khi bạn lấp đầy 70% khung hình bằng bầu trời. Bạn sẽ kết thúc với một số ảnh tối giản tuyệt đẹp!
Các thủ thuật và ý tưởng chuyên sâu hơn trong:
Không gian âm trong nhiếp ảnh thiên nhiên
2. Phá vỡ quy tắc "phơi sáng chính xác"
EOS R5/ RF15-35mm f/2.8L IS USM/ FL: 15mm/ Manual exposure (f/16, 3,2 giây)/ ISO 50/ WB: 5.100K
Người chụp: Takashi Karaki
Xem: Ánh Sáng trong Chụp Ảnh Phong Cảnh (2): Phơi Sáng Thiếu Để Gây Kịch
Ý tưởng rằng "ít hơn là nhiều hơn" cũng có thể áp dụng cho ảnh. Bạn không cần phải kỳ công bảo đảm rằng mọi chi tiết trong ảnh đều được phơi sáng tốt! Ảnh bên trên đã được phơi sáng thiếu có chủ đích để màu đen bị mất chi tiết, thu hút mắt chúng ta vào thác nước đang chảy, rêu bao quanh nó, và các đường cong và hình dạng của hang động.
Hãy thử phơi sáng thiếu ảnh của bạn vào lần tiếp theo khi bạn gặp một cảnh có độ tương phản cao. Hoặc nếu hầu hết cảnh là sáng, hãy thử ngược lại và phơi sáng dư. Bạn sẽ có khả năng thấy những hình dạng và kết nối giữa các yếu tố mà bạn có thể chưa nhận thấy trước đây!
Mẹo thiết lập máy ảnh: Bạn không cần phải sử dụng chế độ phơi sáng thủ công cho việc này. Bạn cũng có thể sử dụng chế độ Av/Tv/P với bù phơi sáng.
Các ví dụ và ý tưởng khác trong:
2 Kỹ Thuật Chụp Ảnh Đơn Giản Để Sáng Tạo Với Tuyết Rơi – Xem Kỹ Thuật 1
3. Sử dụng đèn flash ở điều kiện ngược sáng để có hiệu ứng ấn tượng độc đáo này
EOS 5D Mark III/ EF16-35mm f/2.8L II USM/ FL: 16mm/ Manual exposure (f/16, 1/200 giây)/ ISO 50/ WB: Auto/ Đèn flash ngoài
Người chụp: Kazuo Nakahara
Chúng ta thường không liên tưởng việc sử dụng đèn flash với chụp ảnh phong cảnh, nhưng nó có thể tạo ra một số hiệu ứng độc đáo, đặc biệt là khi bạn chụp cận cảnh một vật gì đó bằng một ống kính góc rộng!
Ảnh bên trên được chụp với đèn Speedlite.
- Bước 1: Cài đặt mức phơi sáng của máy ảnh để phơi sáng hậu cảnh chính xác. Đối với ảnh bên trên, phơi sáng được cài đặt cho bầu trời.
- Bước 2: Điều chỉnh công suất đèn flash. Bạn có thể sử dụng chế độ E-TTL và điều chỉnh bù phơi sáng flash. Đối với ảnh bên trên, nó được cài đặt thấp hơn bình thường sao cho những bông hoa trông không quá sáng.
- Bước 3: Điều chỉnh phạm vi đèn flash (góc flash). Đối với ảnh bên trên, nó được cài đặt hẹp hơn độ dài tiêu cự để tạo ra hiệu ứng tối góc, trong đó các góc trông tối hơn.
Bạn có thể tìm thêm chi tiết, bao gồm hướng dẫn cài đặt đèn flash tại:
[Kỹ Thuật Sử Dụng Đèn Flash] Cách Có Được Màu Sắc Kịch Tính Ở Điều Kiện Ngược Sáng
Mặc dù kỹ thuật này có hiệu quả nhất với đèn flash ngoài vì bạn có thể cài đặt phạm vi bao phủ flash, nhưng bạn cũng có thể đạt được kết quả tương tự với đèn flash tích hợp. Xem Kỹ Thuật Sử Dụng Đèn Flash Tích Hợp #3: Tạo Ảnh Chân Dung Tuyệt Đẹp Bằng Daylight Sync.
Bất kể bạn đang sử dụng loại đèn flash nào, hãy thử nghiệm với các thiết lập khác nhau và xem kết quả!
Bạn mới chụp ảnh với đèn flash Speedlite? Sau đây là hướng dẫn về cách cài đặt trong:
Bắt Đầu Chụp Ảnh Có Đèn Flash trong 9 Bước!
4. Tạo một bức tranh nhòe chuyển động
EOS 5D Mark IV/ EF100-400mm f/4.5-5.6L IS II USM/ FL: 400mm/ Aperture-priority AE (f/16, 1,3 giây, EV ±0)/ ISO 100/ WB: Daylight
Người chụp: Toshiki Nakanishi
Xem: Nghệ Thuật Chụp Với Tốc Độ Cửa Trập Thấp: Biến một Tấm Ảnh thành một Bức Tranh Màu Nước Trừu Tượng
Kỹ thuật chụp tốc độ màn trập chậm không nhất thiết phải bị giới hạn ở các thiết lập phơi sáng lâu để chụp ảnh nước chảy hay mây trôi. Lần sau bạn gặp một cảnh với những màu sắc đẹp đẽ, hãy giảm tốc độ màn trập, di chuyển máy ảnh, và xem chúng kết hợp như thế nào để tạo ra một tấm ảnh trừu tượng tuyệt đẹp giống như một bức tranh màu nước. Các tốc độ màn trập, độ dài tiêu cự khác nhau, và chuyển động của máy ảnh sẽ mang lại các kết quả khác nhau, do đó hãy vui thử nghiệm! Ví dụ bên trên được chụp với chân máy để giữ cho hiệu ứng nhòe chuyển động được thẳng, nhưng bạn cũng có thể thử cầm tay.
Thủ thuật chuyên nghiệp: Mang theo kính lọc ND để chụp phơi sáng lâu hơn vào ban ngày.
5. Hãy thử một ống kính mới. Bạn muốn thử thách hơn? Hãy sử dụng ống kính một tiêu cự
EOS R5/ RF135mm f/1.8L IS USM/ Aperture-priority AE (f/1.8, 1/5000 giây, EV -2,3)/ ISO 100/ WB: Auto
Người chụp: Chikako Yagi
Tìm hiểu thêm về ống kính trong:
Đánh Giá Ống Kính: RF135mm f/1.8L IS USM trong Chụp Ảnh Thiên Nhiên & Phong Cảnh
Nếu bạn thường xuyên chụp phong cảnh, bạn có thể có một ống kính thường sử dụng. Có thể là hai.
Có một loại cảm giác thoải mái và hài lòng đặc biệt đi kèm với việc làm chủ ống kính của bạn và biết bạn có thể nhận được loại ảnh nào, nhưng như với tất cả các "vùng thoải mái", sự quen thuộc đó cũng có thể mang tính hạn chế!
Cách tốt nhất để thoát khỏi nó là chụp bằng một loại ống kính khác. Lý tưởng nhất là, đó là ống kính mà bạn không bao giờ nghĩ là mình sẽ sử dụng. Ví dụ, nếu bạn thường thích sử dụng ống kính góc rộng, hãy mang theo một ống kính tele vào lần sau và tìm hiệu ứng nén và chi tiết. Hoặc sử dụng ống kính một tiêu cự (hoặc băng cố định ống kính zoom của bạn) để kiểm tra kỹ năng lập bố cục của bạn. Nó sẽ làm mới cái nhìn của bạn với ngay cả những cảnh quen thuộc nhất.
Ví dụ, ống kính RF135mm f/1.8L IS USM thường được liên tưởng nhiều hơn với chụp ảnh chân dung, nhưng như bài viết liên kết ở trên cho thấy, nó cũng có thể đạt được những tấm ảnh cận cảnh tuyệt vời chụp ảnh thiên nhiên với hiệu ứng bokeh đẹp mắt!
Và nếu bạn xem bài đánh giá của chúng tôi về ống kính RF24mm f/1.8 Macro IS STM trong chụp ảnh thiên nhiên, bạn sẽ thấy một tấm ảnh "macro rộng" hấp dẫn về một con bọ ngựa nhỏ trên hoa cẩm tú cầu—bằng chứng cho thấy rằng ống kính góc rộng không chỉ dành cho phong cảnh rộng lớn!
Xem thêm:
Xử Lý Ánh Sáng Tự Nhiên: Chụp Ảnh Hoa Bằng Tele Macro với Ánh Sáng Chiều Muộn
Phong Cảnh 50mm, Phong Cách Của Tôi: Ống Kính Truyền Cảm Hứng Phiêu Lưu
Đánh Giá Ống Kính: RF70-200mm f/4L IS USM trong Chụp Ảnh Phong Cảnh Tự Nhiên
Ống Kính Khác Nhau, Biểu Đạt Khác Nhau: Chụp Ảnh Phong Cảnh & Thiên Nhiên
-
Bạn đã thử kỹ thuật nào? Thủ thuật cá nhân của bạn để tránh nhàm chán là gì? Hãy cho chúng tôi biết trong phần bình luận! Bạn cũng có thể chia sẻ những tấm ảnh của mình trong My Canon Story!