[Phần 2] Những Điểm Cơ Bản về Chất Lượng Hình Ảnh và Độ Nhạy Sáng ISO. Ống Kính Zoom và Hiệu Ứng Đèn Flash Tích Hợp
Bài viết trong series giới thiệu những điểm cơ bản về các chức năng của máy ảnh số nhỏ gọn. Ở đây trong Phần 2, chúng ta hãy tìm hiểu về góc ngắm dùng chức năng zoom, hiệu ứng của đèn flash tích hợp, và những điểm cơ bản về các thiết lập độ nhạy sáng ISO và chất lượng hình ảnh. IXUS series có tính năng Smart Auto giúp bạn có thể dễ dàng chụp được những tấm ảnh đẹp. Tuy nhiên, việc tìm hiểu những điểm cơ bản trong nhiếp ảnh có thể giúp cải thiện đáng kể khả năng biểu đạt của bạn, giúp cho trả nghiệm nhiếp ảnh của bạn thậm chí còn thú vị hơn. (Người trình bày: Koichi Isomura)
Trang: 1 2
Dùng Độ Dài Tiêu Cự Góc Rộng và Chụp Xa
Đặc điểm của ống kính zoom là bạn có thể dễ dàng thay đổi khu vực bạn muốn chụp. Nói chung, góc ngắm của một ống kính được thể hiện bằng thuật ngữ độ dài tiêu cự. Thiết lập về phía góc rộng sẽ thu ngắn độ dài tiêu cự, và chụp được một khu vực rộng hơn, trong khi thiết lập về phía chụp xa sẽ làm tăng độ dài tiêu cự, cho phép bạn chụp ảnh lớn hơn của các đối tượng ở xa.
Bạn có thể chụp một đối tượng cùng kích thước hoặc ở phía góc rộng từ một khoảng cách gần, hoặc ở phía chụp xa từ một vị trí ở xa. Tuy nhiên, lưu ý rằng ảnh khắc họa có được sẽ khác nhau do các đặc điểm của độ dài tiêu cự, chẳng hạn như hiệu ứng phối cảnh. Bằng cách hiểu được những đặc điểm đó, bạn sẽ thấy thú vị hơn nữa trong các tác phẩm nhiếp ảnh mà bạn sáng tác.
Những Thay Đổi ở Khu Vực Được Chụp bằng Độ Dài Tiêu Cự
Chụp một Khu Vực Rộng Hơn ở Phía Góc Rộng
Hình Lớn Hơn của các Đối Tượng Ở Xa ở Phía Chụp Xa
Việc zoom ống kính đến phía góc rộng sẽ chụp được một khu vực rộng hơn, và nhấn mạnh hiệu ứng phối cảnh. Trong khi đó, phía chụp xa sẽ chụp hình lớn hơn của các đối tượng ở xa, và tạo ra một cảm giác khoảng cách bị nén lại.
Những Thay Đổi ở Ấn Tượng và Biểu Đạt Nền Sau
Chụp một Nền Sau Rộng Hơn ở Phía Góc Rộng
Đơn Giản Hóa Nền Sau ở Phía Chụp Xa
Trong khi bạn có thể chụp được nền sau rộng hơn bằng cách chụp đối tượng chân dung từ khoảng cách gần ở phía góc rộng, hiệu ứng phối cảnh cũng được nhấn mạnh đồng thời, hiệu ứng này có thể làm cho khuôn mặt có vẻ bị biến dạng. Trong khi đó, khi chụp đối tượng chân dung ở phía chụp xa từ một vị trí ở xa, khu vực được chụp trong nền sau sẽ hẹp hơn, do đó nó có ích trong việc phòng tránh ấn tượng rời rạc. Phía chụp xa cũng tiện lợi khi bạn muốn làm nhòe nền sau để làm nổi bật đối tượng chân dung.
Sử Dụng Hiệu Quả Đèn Flash Tích Hợp
Bạn có thể sử dụng đèn flash tích hợp để chiếu sáng một đối tượng ở gần máy ảnh trong khi chụp. Mặc dù đèn flash thường được sử dụng ở những địa điểm thiếu sáng, nó cũng có thể được sử dụng trong môi trường sáng chẳng hạn như để làm sáng khuôn mặt của một đối tượng ngược sáng, nếu không có đèn flash sẽ có vẻ tối. Ánh sáng từ đèn flash tích hợp bao phủ một phạm vi khoảng từ 2 đến 4m, do đó nó có ít tác động đối với các đối tượng ở xa.
Nếu bạn muốn giữ lại không khí của môi trường hoặc chụp một đối tượng ở xa, bạn có thể chọn một độ nhạy sáng ISO cao mà không dùng đèn flash tích hợp. Để làm như thế, hãy đặt chế độ Flash Off, và chụp ảnh với độ nhạy sáng ISO cao.
Chụp Bằng Đèn Flash vào Ban Đêm
Flash Off
Flash On
Có nhiều trường hợp trong đó việc chỉ nâng độ nhạy sáng ISO sẽ không giúp khắc phục vấn đề, chẳng hạn như khi bạn muốn chụp cả cảnh đêm trong nền sau lẫn đối tượng chân dung ở trước. Trong trường hợp này, hãy chọn chế độ chụp Handheld Night Scene để đèn flash tích hợp tự động lóe để có được kết quả rõ nét.
Chụp Bằng Đèn Flash vào Ban Ngày
Flash Off
Flash On
Đèn flash tích hợp cũng rất tiện lợi khi bạn chụp vào ban ngày trời sáng. Ví dụ như, với các cảnh trong đó khuôn mặt của đối tượng chân dung có vẻ tối do bị ngược sáng, dùng đèn flash sẽ giúp làm sáng khuôn mặt bị tối để tạo ra một ảnh rõ nét.
Thay Đổi Độ Nhạy Sáng ISO Dựa Trên Độ Sáng
Thiết lập độ nhạy sáng ISO được sử dụng để quyết định độ nhạy của cảm biến hình ảnh bên trong máy ảnh đối với ánh sáng. Mặc dù việc chọn một độ nhạy sáng ISO cao hơn sẽ giúp dễ chụp ở những địa điểm thiếu sáng, hiện tượng nhiễu ISO cao có thể xuất hiện làm ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh. Nếu bạn chụp ở địa điểm đủ sáng, hãy chọn một độ nhạy sáng ISO thấp để bạn có thể có được ảnh khắc họa rõ nét, ít nhiễu.
Menu ISO speed có một tùy chọn tiện lợi Auto, tùy chọn này tự động chọn một độ nhạy sáng ISO thích hợp theo độ sáng của môi trường xung quanh để có thể giảm thiểu hiện tượng nhiễu.
Ví Dụ về Thiết Lập Độ Nhạy Sáng ISO
ISO 80
ISO 800
Để chụp ảnh dưới trời sáng, như minh họa trong ảnh ví dụ dùng ISO 80, đặt đến một độ nhạy sáng ISO thấp giúp tạo ra một ảnh khắc họa rõ nét, ít nhiễu. Để có được kết quả sáng hơn ở ảnh chụp cảnh đêm, chẳng hạn như ảnh mẫu dùng ISO 800, tôi chọn một độ nhạy sáng ISO cao.
Thay Đổi ở Mức Nhiễu với Độ Nhạy Sáng ISO
Auto (ISO 800)
Các ví dụ này minh họa những thay đổi ở chất lượng hình ảnh với độ nhạy sáng ISO cũng như mức nhiễu tương ứng ở các khu vực bóng (sử dụng IXUS 105 trong ví dụ nay). Nhiễu có khả năng xuất hiện cao hơn khi chọn một độ nhạy sáng ISO cao hơn.
ISO 80
ISO 100
ISO 200
ISO 400
ISO 800
ISO 1600
Thiết Lập Chất Lượng Hình Ảnh
Trong chụp ảnh số, chất lượng của dữ liệu hình ảnh được quyết định bởi các thiết lập recording pixels và compression ratio. Thiết lập L recording pixels ghi lại ảnh với số điểm ảnh lớn nhất, cho phép bạn có được độ phân giải đầy đủ ngay cả khi ảnh được in ra ở khổ lớn. Với cùng một số điểm ảnh, bạn có thể có được chất lượng hình ảnh cao hơn với thiết lập Super Fine hoặc Fine tùy vào tùy chọn được cung cấp, để có tỉ lệ nén thấp hơn.
Nói cách khác, việc kết hợp các thiết lập Lh và Super Fineh mang lại cho bạn chất lượng hình ảnh cao nhất. Tuy nhiên, lưu ý rằng kích thước dữ liệu cũng tăng theo tương ứng. Để xem ảnh trên màn hình máy tính hoặc in ra khổ bưu thiếp, độ phân giải thấp hơn của thiết lập M3 là đủ. Nếu phương tiện ghi bạn sử dụng có dung lượng thấp, việc chọn một kích thước dữ liệu nhỏ hơn sẽ cho phép bạn ghi được số ảnh lớn hơn vào phương tiện ghi.
Thay Đổi ở Kích Thước với Thiết Lập Số Điểm Ảnh Ghi (Ví Dụ)
* Số điểm ảnh đối với mỗi thiết lập khác nhau tùy vào mẫu máy.
L (Lớn): 4.000 ~ 3.000 điểm ảnh
W (Rộng): 4.000 ~ 2.248 điểm ảnh
M1 (Trung Bình 1): 3.264 ~ 2.448 điểm ảnh
M2 (Trung Bình 2): 2.592 ~ 1.944 điểm ảnh
M3 (Trung Bình 3): 1.600 ~ 1.200 điểm ảnh
S (Nhỏ): 640 ~ 480 điểm ảnh
Với thiết lập L recording pixels, bạn có thể in ảnh thậm chí ở khổ lớn. Mặc dù chụp với số điểm ảnh thấp cho phép bạn giảm kích thước dữ liệu, nhưng hình ảnh có thể không được tái tạo chính xác nếu không đủ độ phân giải.
Thay Đổi ở Chất Lượng Hình Ảnh theo Tỉ Lệ Nén
Ngay cả với cùng số điểm ảnh ghi, khả năng tái tạo chi tiết sẽ giảm khi chọn một tỉ lệ nén cao hơn. Nếu không có nhu cầu đặc biệt cần giảm kích thước dữ liệu, và để có được chất lượng hình ảnh cao, bạn nên chọn thiết lập Super Fine hoặc Fine , là những thiết lập có tỉ lệ nén thấp hơn.
Fine
Normal
* Ví dụ ở đây được chụp bằng IXUS 105. Thiết lập menu Compression ratio khác nhau tùy vào mẫu máy.