[Phần 3] Nâng Cao Ấn Tượng của Ảnh Đêm bằng Màu Sắc và Đối Tượng Phụ
Bạn đã suy nghĩ nhiều về cách đặt đối tượng chính và đối tượng phụ. Còn cải thiện nó thêm bằng cách cân nhắc màu sắc của chúng thì sao? Lấy cảnh đêm làm ví dụ, chúng ta hãy xem màu sắc của đối tượng chính và đối tượng phụ có thể ảnh hưởng như thế nào đến tác phẩm nhiếp ảnh. (Người trình bày: Toshinobu Hori)
Trang: 1 2
Tương phản màu sắc của đối tượng chính và đối tượng phụ
Khi bạn chụp ảnh tự phát từ một địa điểm có tầm nhìn rõ, chẳng hạn như lòng sông, một khoảng không lớn thường được tạo ra, và ảnh có được sẽ thiếu một chủ đề xác định rõ. Với một cảnh như thế, điều quan trọng là phải cân nhắc màu sắc của đối tượng chính và đối tượng phụ ngoài bên cạnh vị trí của chúng.
Trong Ví Dụ 1, màu đỏ của đối tượng chính (cây cầu) tương phản với màu xanh dương của đối tượng phụ (nhóm tòa nhà) làm toát nên không khí sống độc, rực rỡ. Ngoài ra, sự phản chiếu của màu sắc trên mặt nước cũng giúp làm tăng vẻ mơ mộng cho toàn bộ ảnh. Một hiệu ứng phối cảnh được tạo ra trên cây cầu mang lại độ sâu cho ảnh, và việc cắt bỏ một phần của cây cầu giúp kích thích trí tưởng tượng của người xem về chuyện gì xảy ra ở ngoài ảnh. Cuối cùng, không gian thừa bị giảm với không gian trên các tòa nhà được điều chỉnh thích hợp để có một bố cục cân bằng tốt.
[Ví dụ 1]
*Mặt trên
A: (Đối tượng chính) Cây cầu
B: (Đối tượng phụ) Các tòa nhà trên bờ đối diện
EOS 5D Mark III/ EF24-70mm f/2.8L II USM/ FL: 70mm/ Manual exposure (f/8, 8 giây)/ ISO 200/ WB: 3450K
Ảnh được chụp từ một địa điểm ở đó cả cây cầu trên sông và nhóm tòa nhà ở phía đối diện đều có thể thấy rõ. Phản chiếu dạng gương của cây cầu có đèn và ánh đèn thành phố ở bờ đối diện tạo ra ấn tượng mạnh.
Kiểm soát màu sắc để làm thay đổi ấn tượng của cảnh đêm
Ví dụ 2 chỉ gồm có đối tượng chính (cây cầu). Mặc dù việc chụp được toàn bộ hình ảnh cây cầu có thể là đủ để thu hút sự chú ý đối với hình dạng độc đáo của nó, toàn bộ ảnh chủ yếu bị chiếm bởi màu đỏ của cây cầu, làm cho nó trông đơn điện và trống rỗng phần nào. Ngoài ra, toàn cảnh cây cầu không thể kích thích trí tưởng tượng của người xem về những gì nằm bên ngoài ảnh.
[Ví dụ 2]
A: (Đối tượng chính) Cây cầu
EOS 5D Mark III/ EF24-70mm f/2.8L II USM/ FL: 38mm/ Manual exposure (f/8, 8 giây)/ ISO 200/ WB: 3450K
Ví dụ 3, chụp nhóm tòa nhà ở bờ đối diện, có cân bằng tốt cả theo hướng dọc lẫn theo hướng ngang. Tuy nhiên, toàn bộ ảnh bị chiếm bởi màu xanh dương vì phần lớn cây cầu bị cắt đi, và kết quả là ấn tượng đơn điệu và trống rỗng tương tự như ở Ví Dụ 2. Ngoài ra, hình ảnh phản chiếu được chụp ở nền trước làm cho toàn bộ ảnh có vẻ đơn điệu, ít tương phản.
[Ví dụ 3]
A: (Đối tượng chính) Cây cầu
B: (Đối tượng phụ) Các tòa nhà trên bờ đối diện
EOS 5D Mark III/ EF24-70mm f/2.8L II USM/ FL: 59mm/ Manual exposure (f/8, 8 giây)/ ISO 200/ WB: 3450K
Sự tương phản màu sắc của đối tượng chính và đối tượng phụ là một yếu tố rất quan trọng trong chụp ảnh đêm. Nếu địa điểm chụp là bờ sông và ánh đèn thành phố được phản chiếu trên bề mặt nước, thì màu sắc của hình ảnh phản chiếu cũng cần phải được cân nhắc. Do đó, khi chụp ảnh, bạn sẽ muốn cân nhắc mối quan hệ giữa màu sắc trong ảnh, ví dụ như liệu chúng là giống nhau hay tương phản nhau.
Sinh năm 1977 tại Quận Osaka, làm nhân viên cho một công ty vào ban ngày, đồng thời là nhiếp ảnh gia thương mại, tìm cách phát triển và nâng cao sự nhận thức về chụp ảnh đêm thông qua các hoạt động của mình. Trong những năm gần đây, ông cũng tham gia sản xuất phim truyền hình ở vị trí sáng tạo cảnh phim. Vào năm 2014, ông xuất bản một bộ sưu tập ảnh có tiêu đề Osaka Yakei [Cảnh Đêm Osaka] (SOGENSHA Inc.).
Một nguyệt san tin rằng thú vui nhiếp ảnh sẽ tăng cao khi người ta tìm hiểu càng nhiều về các chức năng của máy ảnh. Tạp chí này cung cấp thông tin về các máy ảnh và tính năng mới nhất và thường xuyên giới thiệu các kỹ thuật nhiếp ảnh khác nhau.
Xuất bản bởi Impress Corporation