Chụp Hoa Đào ở Nhật Bản: Thắng Cảnh & Thủ Thuật Chụp Ảnh Chuyên Nghiệp (1)
Mùa xuân ở Nhật Bản đồng nghĩa với hoa đào. Nhưng với thời điểm ngắm hoa đẹp nhất có khác nhau giữa các vùng, bạn có thể chụp ảnh hoa đẹp bằng cách nào? Trong Phần 1 của loạt bài viết 2 phần này, chúng ta hãy xem xét một số thắng cảnh có hoa nở rộ từ giữa tháng 3 đến đầu tháng 4 và tìm hiểu một số lời khuyên về cách chụp ảnh chúng đẹp nhất. (Người trình bày: Fumio Tomita, Makoto Hashimuki, Shirou Hagihara)
1: Cây Hoa Đào Đại Thụ Isshingyo (Quận Kumamoto, Kyushu)
Tăng độ màu bằng WB để tái tạo ánh sáng buổi sáng
Đây là một cảnh tôi chụp gốc hoa đào trước ánh nắng bình minh đầu tiên. Vì độ màu của ánh sáng thấp vào buổi sáng, những màu như đỏ, cam và vàng được chụp theo cách nhấn mạnh màu tổng thể của hoa đào cùng với không khí buổi sáng. Tôi quyết định góc chụp, sau khi cân nhắc các yếu tố như hình dạng của cây, số lượng hoa, vị trí của những bông hoa cải dầu thường nở vào mùa xuân ở Nhật Bản (phần dưới của ảnh), và hậu cảnh.
Vào buổi sáng và buổi tối khi ánh sáng yếu, không khí buổi sáng sẽ không được khắc họa nếu chụp bằng AWB (Tự Động Cân Bằng Trắng). Tuy nhiên, bằng cách tăng độ màu trong thiết lập WB của máy ảnh, sắc đỏ của ảnh tổng thể tăng lên, cho phép bạn khắc họa cái cây ngập trong ánh nắng buổi sáng hoặc ánh sáng buổi tối. Lưu ý không cài đặt độ màu quá cao, nếu không ảnh sẽ có vẻ thiếu tự nhiên.
EOS-1Ds Mark III/ EF70-200mm f/2.8L IS USM/ FL: 95mm/ Manual exposure (f/18, 1/3 giây, EV±0)/ ISO 100/ WB: 7.000K
Người chụp: Fumio Tomita/ Địa điểm: Minamiaso-mura, Aso-gun, Quận Kumamoto
Thời điểm ngắm hoa đẹp nhất: Cuối tháng 3/ Thời điểm chụp: 7:00 am
Ví dụ không đẹp: Khi chụp dùng AWB, ấn tượng của ánh nắng ban mai bị giảm
EOS-1Ds Mark III/ EF70-200mm f/2.8L IS USM/ FL: 95mm/ Manual exposure (f/16, 1/3 giây, EV±0)/ ISO 100/ WB: Auto
Người chụp: Fumio Tomita
Khi chụp dùng AWB, sắc đỏ của ánh nắng ban mai bị giảm. Do đó, mặc dù màu gốc của hoa đào được tái tạo, máy ảnh không chuyển tải được ấn tượng trực quan của những bông hoa đào lớn được ánh nắng ban mai bao bọc.
2: Ryuganbuchi, Sông Uruigawa (Quận Shizuoka, Trung Tâm Honshu)
Giảm phơi sáng để tránh lóa sáng ở những chỗ có tuyết
Ảnh này được chụp ở một địa điểm có cây đào ở tiền cảnh và Núi Phí Sĩ sừng sững ở hậu cảnh. Vì sương dày hơn vào mùa xuân, tôi khuyên chụp vào buổi sáng khi không khí còn trong hơn. Để có ấn tượng tối đa, tốt nhất là hãy chụp khi hoa đào nở rộ. Nhưng nếu bạn không cẩn thận về phơi sáng, ảnh chụp đỉnh Núi Phú Sĩ phủ tuyết có thể dễ bị lóa hơn. Để có kết quả tốt nhất, hãy thử giảm phơi sáng.
Ngoài ra, vì địa điểm này có nhiều nhiếp ảnh gia tập trung, hãy dùng đầu tele của máy ảnh để cắt người ta ra khỏi ảnh. Có một cây cầu hẹp với mật độ giao thông cao, do đó hãy để ý xung quanh để tránh tai nạn.
EOS 6D/ EF24-105mm f/4L IS USM/ FL: 93mm/ Manual exposure (f/8, 1/320 giây)/ ISO 400/ WB: Auto
Người chụp: Makoto Hashimuki/ Địa điểm: Kuzawa, Fuji-shi, Quận Shizuoka
Thời điểm ngắm hoa đẹp nhất: Cuối tháng 3/ Thời điểm chụp: 11:00 am
Ví dụ không đẹp: Bao gồm con người trong khung ảnh sẽ biến ảnh thành ảnh ghi lại cảnh tại thời điểm chụp
EOS 6D/ EF24-105mm f/4L IS USM/ FL: 88mm/ Manual exposure (f/8, 1/400 giây)/ ISO 400/ WB: Auto
Người chụp: Makoto Hashimuki
Nếu có người trong khung hình, nó trở thành ảnh khắc họa, chỉ cho thấy những gì diễn ra trong cảnh. Hãy chọn góc chụp và địa điểm chụp sao cho mọi người không xuất hiện trong ảnh của bạn.
3: Công Viên Gokanjoshi (Quận Gunma, Đông Honshu)
Bao gồm những bông hoa đào ở trên cùng và dưới cùng để khắc họa cảm giác nén lại
Ảnh này được chụp ở giữa con đường mòn tự nhiên dẫn lên núi. Núi Myogi xuất hiện như thể bị kẹp giữa những bông hoa đào bên dưới và bên trên. Tăng chiều cao của chân máy để làm cho khoảng cách giữa những bông hoa đào bên trên và ngọn núi có vẻ gần nhất có thể sẽ lấp đầy khoảng trống, khắc họa cảm giác nén lại. Điều này dẫn đến ảnh chuyển tải hương thơm ngạt ngào phong phú của hoa xuân.
Ngoài ra, việc đặt cây đào nằm dọc trong ảnh để tối đa hóa khả năng quan sát những nhánh cây sẽ nhấn mạnh vẻ đẹp khó quên của hoa đào khi ánh nắng từ mặt trời đang lặn chiếu vào. Đồng thời, cảm giác độ cao được làm nổi bật trong ảnh, thể hiện tầm vóc và sự vĩ đại của Núi Myogi.
Khi chụp ảnh từ địa điểm này, hầu hết mọi người sẽ lập bố cục ảnh chỉ dùng ngọn núi và những bông hoa đào bên dưới. Mặc dù vẫn có thể thể hiện cảm giác quy mô bằng cách đặt dãy núi phía sau hoa đào, thêm hoa đào bên trên sẽ làm tăng vẻ hấp dẫn của ảnh và đưa sự hiện diện của hoa lên một tầm cao hoàn toàn mới.
Vì hậu cảnh có bầu trờ sáng, máy ảnh sẽ bị ảnh hưởng bởi độ sáng khi sử dụng phơi sáng tự động, làm cho ảnh trở nên tối hơn. Để khắc họa vẻ đẹp của hoa đào trong cảnh này, cần phải làm cho ảnh xuất hiện như bạn thấy, hoặc sáng hơn một chút. Với ảnh này, bù phơi sáng được cài đặt thành EV+1,0.
EOS 5D Mark II/ EF17-40mm f/4L USM/ FL: 20mm/ Aperture-priority AE (f/11, 1/15 giây, EV+1,0)/ ISO 200/ WB: Daylight
Người chụp: Shirou Hagihara/ Địa điểm: Nakagokan, Annaka-shi, Quận Gunma
Thời điểm ngắm hoa đẹp nhất: Đầu tháng 4/ Thời điểm chụp: 5:30 pm
Ví dụ không đẹp 1: Chỉ đặt hoa đào ở dưới cùng của ảnh sẽ làm giảm sự hấp dẫn của ảnh
EOS 5D Mark II/ EF24-105mm f/4L IS USM/ FL: 85mm/ Aperture-priority AE (f/11, 1/20 giây, EV-0,7)/ ISO 200/ WB: Manual
Người chụp: Shirou Hagihara
Khi chỉ đặt hoa đào ở dưới cùng của ảnh, cảm giác quy mô của phong cảnh nói chung sẽ tăng, nhưng sự hiện diện của hoa đào bị giảm.
Ví dụ không đẹp 2: Không có bù phơi sáng dương, hoa đào có vẻ tối hơn
EOS 5D Mark II/ EF17-40mm f/4L USM/ FL: 20mm/ Aperture-priority AE (f/11, 1/15 giây, EV±0)/ ISO 200/ WB: Daylight
Người chụp: Shirou Hagihara
Vì bầu trời chiếm phần lớn ảnh, hoa đào có vẻ tối nếu không sử dụng bù phơi sáng và sự hấp dẫn của ảnh sẽ bị mất.
Địa điểm chụp:
1: Cây Hoa Đào Đại Thụ Isshingyo (Quận Kumamoto)
2: Ryuganbuchi, Sông Uruigawa (Quận Shizuoka)
3: Công Viên Gokanjoshi (Quận Gunma)
Trong phần tiếp theo, chúng tôi sẽ giới thiệu các thắng cảnh sau đây có hoa nở rộ trễ hơn một chút, từ giữa đến cuối tháng 4 (màu xanh dương trên bản đồ):
- Boat Houses of Ine (“Ine-no-funaya”) và Hoa Đào ở Đền Kaizoji (Quận Kyoto, Tây Honshu)
- Công Viên Takada (Quận Niigata, Đông Bắc Honshu)
- Công Viên Kitakami Tenshochi (Quận Iwate, Đông Bắc Honshu)
- Hoa Đào Ageishi Fudo (Quận Fukushima, Đông Bắc Honshu)
Để biết thêm thủ thuật và kỹ thuật chụp hoa đào, hãy tham khảo:
Chụp Hoa Đào: Tôi Nên Chụp Góc Rộng hay Tele?
Cách Chụp Hoa Anh Đào Chi Tiết mà Mơ Mộng Bằng Một Kính Lọc Mờ Mịn
Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức nhiếp ảnh, thủ thuật và mẹo bằng cách đăng ký với chúng tôi!
Giới thiệu về tác giả
Sinh năm 1977 tại Quận Shizuoka, Hashimuki bắt đầu chụp ảnh sau khi mua một chiếc máy ảnh mirrorless vào năm 2012. Thích thú với Núi Phú Sĩ, sau đó anh mua chiếc EOS 6D và ống kính Canon để theo đuổi hoạt động nhiếp ảnh nghiêm túc hơn. Những tấm ảnh chụp Núi Phú Sĩ của ông được giới thiệu trong nhiều ấn phẩm ở Nhật Bản, bao gồm các tạp chí nhiếp ảnh và lịch.
Instagram: @hashimuki
Sinh tại Tokyo. Sau khi tốt nghiệp trường Tokyo College of Photography, anh học với một nhiếp ảnh gia chuyên chụp cảnh núi, và sau đó trở thành nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Ông chuyên chụp phong cảnh thiên nhiên tại Nhật Bản.
Sinh năm 1959 tại Yamanashi. Sau khi tốt nghiệp trường Nihon University, Hagihara tham gia hoạt động ra mắt tạp chí nhiếp ảnh, Fukei Shashin, ông làm biên tập và nhà xuất bản ở đó. Sau đó ông từ chức và trở thành nhiếp ảnh gia tự do. Hiện nay, Hagihara tham gia hoạt động nhiếp ảnh và các tác phẩm viết về phong cảnh thiên nhiên. Ông là thành viên của Society of Scientific Photography (SSP).
Một nguyệt san tin rằng thú vui nhiếp ảnh sẽ tăng cao khi người ta tìm hiểu càng nhiều về các chức năng của máy ảnh. Tạp chí này cung cấp thông tin về các máy ảnh và tính năng mới nhất và thường xuyên giới thiệu các kỹ thuật nhiếp ảnh khác nhau.
Xuất bản bởi Impress Corporation