Tìm những nội dung bạn muốn

hoặc tìm kiếm bằng

các chủ đề

Article
Article

Article

e-Book
e-Book

e-Book

Video
Video

Video

Campaigns
Campaigns

Campaigns

Architecture
Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Architecture
DSLRs

DSLRs

Architecture
Quay phim

Quay phim

Architecture
Nhiếp ảnh thiên văn

Nhiếp ảnh thiên văn

Architecture
Không gương

Không gương

Architecture
Nhiếp ảnh kiến trúc

Nhiếp ảnh kiến trúc

Architecture
Công nghệ Canon

Công nghệ Canon

Architecture
Nhiếp ảnh ít sáng

Nhiếp ảnh ít sáng

Architecture
Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Architecture
Nhiếp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh phong cảnh

Architecture
Nhiếp ảnh vĩ mô

Nhiếp ảnh vĩ mô

Architecture
Nhiếp ảnh thể thao

Nhiếp ảnh thể thao

Architecture
Nhiếp ảnh du lịch

Nhiếp ảnh du lịch

Architecture
Nhiếp ảnh dưới nước

Nhiếp ảnh dưới nước

Architecture
Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Architecture
Nhiếp ảnh đường phố

Nhiếp ảnh đường phố

Architecture
Máy ảnh không gương lật full-frame

Máy ảnh không gương lật full-frame

Architecture
Ống kính và phụ kiện

Ống kính và phụ kiện

Architecture
Nature & Wildlife Photography

Nature & Wildlife Photography

Architecture
Nhiếp ảnh chân dung

Nhiếp ảnh chân dung

Architecture
Chụp ảnh ban đêm

Chụp ảnh ban đêm

Architecture
Chụp ảnh thú cưng

Chụp ảnh thú cưng

Architecture
Giải pháp in ảnh

Giải pháp in ảnh

Architecture
Đánh giá sản phẩm

Đánh giá sản phẩm

Architecture
Chụp ảnh cưới

Chụp ảnh cưới

Các thông tin hữu ích và hướng dẫn >> Tất cả thông tin hữu ích và hướng dẫn

Chụp Ảnh Mỗi Ngày: Màu Sắc Trong Cảnh Tối Giản Ngày Hè

2022-09-29
2
436

Vẻ đẹp của nhiếp ảnh là không phải lúc nào cũng phải kỷ niệm những khoảnh khắc hoặc dịp đặc biệt. Với tầm nhìn sáng tạo nào đó, được hỗ trợ bởi các kỹ thuật thích hợp, bạn có thể bắt những cảnh đơn giản hàng ngày thể hiện một tâm trạng hoặc kỷ niệm. Ở đây, Taishi Arashida phân tích cách anh ấy sử dụng màu sắc và bố cục để tạo ra tấm ảnh tối giản nhưng biểu cảm này về một buổi chiều mùa hè bình dị. (Người trình bày: Taishi Arashida, Digital Camera Magazine)

EOS 5D Mark III/ EF85mm f/1.8 USM/ Aperture-priority AE (f/1.8, 1/8,000 giây)/ ISO 100/ WB: Auto

Trong bài viết này:


EOS 5D Mark III/ EF85mm f/1.8 USM/ Aperture-priority AE (f/1.8, 1/8,000 giây)/ ISO 100/ WB: Auto

 

Tầm nhìn đằng sau ảnh này

Khi tôi lên ý tưởng về ảnh này, tôi muốn tạo ra một tấm ảnh không chỏi với trang trí nội thất khi treo trên tường. Lý tưởng nhất, nó sẽ giống như một cái cửa sổ—dạng cửa sổ mà bạn thấy mình đang nhìn chằm ra ngoài.

Để đạt được kết quả mong muốn, cần có một bố cục tối giản với nhiều khoảng trắng. Tuy nhiên, thay vào đó, những ảnh như thế rất dễ trở nên trần trụi và nghèo nàn. Do đó, tôi quyết định kết hợp những màu sắc nổi bật để tạo nên tính đơn giản trong bố cục.

 

Bước 1: Kết hợp nhiều bầu trời xanh vào bố cục

Khoảng trắng không nhất thiết phải là màu trắng, nhưng những gì bạn lấp đầy nó sẽ tạo nên tâm trạng của tấm ảnh

Sẽ có ích khi bạn hình dung cụ thể về màu sắc tạo thành khoảng trắng đó, nhất là khi nó chiếm diện tích lớn nhất trong khung hình. Màu sắc đó tạo ấn tượng mà tấm ảnh của bạn mang lại.

Đối với ảnh này, tôi sử dụng bầu trời. Việc kết hợp phần nhiều bầu trời là một trong những cách dễ nhất để tạo khoảng trắng. Tôi đảm bảo rằng tôi chụp vào một ngày đẹp trời, với mặt trời chiếu sáng phía sau tôi. Nếu có những đám mây phồng như mùa hè, tôi cũng sẽ kết hợp chúng. Bởi vì nó chiếm rất nhiều không gian, một bầu trời xám xịt và nhiều mây hẳn sẽ trông thật lạc lõng.

Bầu trời xanh mùa hè chiếm khoảng 2/3 khung hình, tạo ra một khoảng trắng trông không có vẻ lạc lõng.

Xem thêm: 
Chụp Ảnh Phong Cảnh Tối Giản với Bầu Trời

 

Bước 2: Thêm điểm nhấn bằng một màu bổ sung

Một bảng màu đơn sắc không phù hợp với mọi cảnh

Những màu khác nhau được cho là có những tác động tâm lý khác nhau. Màu xanh lam có vẻ bình lặng, đó là lý do tại sao nó là màu tôi yêu thích. Nhiều tấm ảnh của tôi có bầu trời hoặc biển xanh!

Hoàn toàn ổn khi lấp đầy gần như toàn bộ khung hình bằng một màu—những tấm ảnh đơn sắc có vẻ quyến rũ riêng. Tuy nhiên, tùy vào đối tượng và bố cục, những tấm ảnh như vậy có thể dễ dàng trở nên buồn tẻ và nhàm chán. Để mang lại cho chúng điểm thú vị hơn, hãy kết hợp màu sắc nổi bật làm điểm nhấn.


Một tấm ảnh không có màu sắc tương phản có thể trông buồn tẻ.

Trong tấm ảnh chính, tôi đã bao gồm khung thành bóng rổ và quả bóng rổ, có sắc cam—một màu bổ sung cho bầu trời xanh. Những vật thể này cũng thêm nhịp điệu cho tấm ảnh.

 

Lời khuyên: Tìm hiểu bánh xe màu

Bánh xe màu là một biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa các màu sắc. Các màu đối diện nhau trên bánh xe được gọi là "các màu bổ sung". Khi chúng xuất hiện cùng nhau, chúng làm cho nhau trông nổi bật hơn.

Tìm hiểu về cách bạn có thể sử dụng các màu bổ sung để thu hút sự chú ý vào đối tượng trong:
Tôi Có Thể Sử Dụng Các Điểm Nhấn Màu Sắc Để Thu Hút Sự Chú Ý vào một Đối Tượng Bằng Cách Nào?

Tôi đã sử dụng mối quan hệ bổ sung giữa màu xanh lam và màu cam trong ảnh này để tạo ra một tấm ảnh tối giản có sự cân bằng tốt. Bạn sẽ thực hiện như vậy với các màu bổ sung khác bằng cách nào? Có lẽ bạn có thể thử một cái gì đó bằng cách sử dụng màu xanh lục và màu đỏ!

Tìm hiểu thêm về các loại mối quan hệ màu sắc khác trong:
Tìm Hiểu Về Lý Thuyết Màu Sắc: Hướng Dẫn Dành Cho Nhiếp Ảnh Gia


Để biết thêm thủ thuật về cách làm cho ảnh của bạn chụp những cảnh bình thường có thể kể chuyện, hãy xem:
Cách Chụp Ảnh Tuyệt Đẹp với Những Vật Thông Thường
Lập Bố Cục Khung Bóng: Một Cách Để Nhấn Mạnh Ánh Sáng Tầm Thường, bóng đổ, sự tương phản, chiều sâu, và khung hình
Thủ Thuật Nhanh về Chụp Ảnh Đường Phố: Lập Khung Hình Để Thể Hiện Cảm Xúc Của Đối Tượng

Giới thiệu về tác giả

Digital Camera Magazine

Một nguyệt san tin rằng thú vui nhiếp ảnh sẽ tăng cao khi người ta tìm hiểu càng nhiều về các chức năng của máy ảnh. Tạp chí này cung cấp thông tin về các máy ảnh và tính năng mới nhất và thường xuyên giới thiệu các kỹ thuật nhiếp ảnh khác nhau.
Xuất bản bởi Impress Corporation

Taishi Arashida

Hoạt động tại Tokyo, Taishi Arashida chủ yếu chụp ảnh gia đình và cảnh đô thị, cung cấp ảnh cho các nền tảng truyền thông địa phương và nước ngoài, và cũng là một giảng viên nhiếp ảnh. Anh cũng là tác giả của 2 đầu sách: Dejitaaru de Firumu o Saigenshitai [Tái Tạo Phim bằng Phương Tiện Kỹ Thuật Số], và Kamera ja naku, Shashin no Hanashi o Shiyou [Hãy Bàn Về Nhiếp Ảnh, Không Phải Máy Ảnh], cả hai được xuất bản bởi Genkosha.

Chia sẻ ảnh của bạn trên My Canon Story và nắm bắt cơ hội được giới thiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội của chúng tôi