Trưng Bày Tác Phẩm Đẹp Nhất Của Bạn: Thủ Thuật Chọn & Biên Tập Ảnh Thể Thao
Là một nhiếp ảnh gia giỏi không chỉ liên quan đến việc bạn chụp gì, mà còn liên quan đến việc bạn quyết định trưng bày cái gì. Việc chọn được những tấm ảnh đẹp nhất để sử dụng là một phần rất quan trọng khác của quy trình xử lý hậu kỳ và thậm chí có thể ảnh hưởng đến uy tín của nhiếp ảnh gia! Nhiếp ảnh gia thể thao kiêm biên tập ảnh của Getty Images, Yong Teck Lim (IG: @yongtecklim) chia sẻ một số điểm quan trọng bạn nên chú ý khi chọn ảnh. (Trình bày bởi Yong Teck Lim với ảnh chụp cho Getty Images)
Tại sao chọn ảnh lại quan trọng?
Trong thời đại nhiếp ảnh kỹ thuật số và dung lượng phương tiện lưu trữ cao hơn này, chúng ta hiện nay có thể chụp trước nghĩ sau. Nhưng trong khi điều này giúp tăng khả năng chụp được một khoảnh khắc đẹp, nó cũng có nghĩa là bạn kết thúc với hàng trăm hoặc thậm chí hàng ngàn tấm ảnh từ cùng một sự kiện. Việc biên tập hậu kỳ và sử dụng nhiều ảnh như thế là không hiệu quả cũng không hữu hiệu. Chưa kể việc trưng bày nhiều tấm ảnh không ấn tượng lắm có thể để lại một ấn tượng tiêu cực về tay nghề của một nhiếp ảnh gia.
Do đó, việc chọn ảnh là một phần thiết yếu của quy trình xử lý hậu kỳ, trong đó nhiếp ảnh gia quyết định những tấm ảnh nào là đẹp nhất để giới thiệu.
Phần khó là sau khi bạn đã xóa tất cả các ảnh có vấn đề rõ nét—ảnh không đúng nét, ảnh vô tình bị nhòe, v.v. Bạn tách những tấm ảnh tử tế ra khỏi những tấm ảnh tuyệt vời và đảm bảo rằng bạn chỉ giới thiệu những tấm ảnh đẹp nhất bằng cách nào? Sau đây là một số thủ thuật dựa trên kinh nghiệm của bản thân tôi với tư cách một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp và biên tập ảnh.
1. Xác định hành động đỉnh cao
Có nhiều loại ảnh có thể kể chuyện trong chụp ảnh thể thao, từ nhữn khoảnh khắc tình cảm tĩnh tại đến hình ảnh chụp nhanh những buổi lễ và mọi thứ ở giữa. Nhưng không có gì nói "đây là thể thao" hiệu quả hơn ảnh chụp hành động đỉnh cao gom trận đấu vào trong một tấm ảnh.
Để chụp được những tấm ảnh hành động đỉnh cao đòi hỏi phải có kiến thức về thể thao, đối tượng, cũng như thời gian phù hợp. Nhưng trong quy trình sau khi chụp, nhất là nếu bạn chỉ mới bắt đầu, việc xác định ảnh nào là "hành động đỉnh cao" và ảnh nào là không có thể là việc khó khăn một cách bất ngờ. Sau đây là 2 ví dụ minh họa.
Không phải hành động đỉnh cao
©Yong Teck Lim/ Getty Images
Trong tấm ảnh này, LeBron James, một trong những cầu thủ bóng rổ hàng đầu thế giới, đang tìm cách tranh bóng với đối thủ. Nó có bố cục tốt với hậu cảnh gọn gàng làm cho anh ấy nổi bật trong khung hình nhưng những ai trong giới thể thao sẽ không xem khoảnh khắc này là hành động đỉnh cao.
Hành động đỉnh cao
©Yong Teck Lim/ Getty Images
EOS-1D X Mark II/ EF70-200mm f/2.8L IS III USM @155mm, f/2.8, 1/2000 giây, ISO 2500
Khung hình này với các cầu thủ bóng rổ đang tranh bóng thì khác, nó thể hiện mức độ khốc liệt của trò chơi trong đó không cầu thủ nào muốn nhượng bộ người kia. Tình huống được ghi lại, sự căng thẳng và sự gay cấn trong tương tác, và cảm xúc trên khuôn mặt họ kết hợp với nhau tạo thành một tấm ảnh chụp hành động đỉnh cao hấp dẫn.
Thủ thuật chuyên nghiệp: Cần tìm gì trong một tấm ảnh chụp hành động đỉnh cao?
Đầu tiên và trên hết, việc nghiên cứu và hiểu rõ môn thể thao bạn chụp, đến việc thi đấu của vận động viên, đóng vai trò sống còn. Một chuẩn mực tôi dùng để xác định một tấm ảnh hành động đỉnh cao thành công sẽ là nét mặt, vì tôi luôn muốn ghi lại tình thế cạnh tranh và đấu tranh của các vận động viên.
Một điểm khác mà cá nhân tôi tìm kiếm là các yếu tố của mô thể thao đó có nằm trong khung hình hay không. Ví dụ, đối với các môn thể thao với bóng như bóng rổ hay bóng đá, tôi muốn có quả bóng trong khung hình hơn, trong khi ảnh chụp hành động thể thao đỉnh cao lý tưởng đối với các vận động viên điền kinh là một tấm chụp toàn thân vận động viên.
Việc đặt ra những chuẩn này cho ảnh chụp hành động đỉnh cao lý tưởng của tôi giúp cho tôi cương quyết hơn không chỉ về việc cần chọn gì và giới thiệu gì, mà còn về cách tôi tiếp cận hành động trong khi chụp.
Xem thêm:
Chụp Ảnh Thể Thao: Cách Nhấn Mạnh Tốc Độ Bằng Cách Tương Phản Cái Tĩnh với Cái Động
2. Quan sát hậu cảnh của bạn
Hậu cảnh gọn gàng là điều mặc nhiên trong chụp ảnh thể thao, vì chúng giúp cô lập đối tượng của bạn để làm cho khung hình có được trở nên nổi bật hơn. Ngoài ra, bạn cũng muốn đảm bảo rằng đối tượng và hậu cảnh không tương tác theo cách không mong muốn.
©Yong Teck Lim/ Getty Images
Trong ảnh này tôi chụp hồi năm 2016, tôi mắc sai lầm là không cân nhắc hậu cảnh và khung hình. Trong khung hình ở đây chụp Landis Su của Singapore trong một sự kiện ném đĩa, lồng ném trông như nó đang xuyên qua Su. Ngoài ra, nó được chụp trong giai đoạn trước khi ném, không phải là hành động đỉnh cao. Đây chắc chắn là khung hình mà hôm nay tôi sẽ không bao giờ muốn sử dụng!
Thủ thuật chuyên nghiệp: "Câu" những tấm khi vị trí của bạn bị hạn chế
©Yong Teck Lim/ Getty Images
EOS-1D X Mark II/ EF70-200mm f/2.8L IS III USM + Extender EF14x III@245mm, f/4, 1/2000 giây, ISO 4000
Đối với các môn thể thao có vị trí chụp ảnh bị hạn chế, tôi có xu hướng tìm một điểm ở hậu cảnh có hiệu quả đối với tôi và chờ hành động diễn ra trong khu vực đó. Sự cố gắng có ý thức đó, cùng với sự may mắn nào đó, thường có xu hướng tạo ra những kết quả có lợi.
©Yong Teck Lim/ Getty Images
Nhưng thông thường có những lúc trong đó xuất hiện các yếu tố khác gây mất tập trung, và trong những trường hợp này, khó khắc phục được, nhất là khi bạn là nhiếp ảnh gia duy nhất có mặt. Trong khung hình này, Elina Svitolina đang ăn mừng ghi điểm nhưng đội ngũ truyền thông tạo thành các yếu tố gây xao lãng ở hậu cảnh. Ảnh này trở thành một tấm ảnh mà tôi sẽ bỏ, nhất là khi bạn đang làm việc trong một tập thể và có nhiều góc được chụp!
Xem thêm:
Tại Sao Ống Kính Siêu Tele Lại Là Cần Thiết Cho Chụp Ảnh Thể Thao?
3 Bước Để Chụp Ảnh Cận Cảnh Ấn Tượng với Các Vận Động Viên Đang Thi Đấu
3. Xén ảnh một cách khôn ngoan
Đừng xén ở những vị trí khó coi
Quy tắc chung là hãy cố tránh xén chân tay người ở các phần khó coi của cơ thể. Việc loại trừ những bộ phận cơ thể như ngón tay hoặc ngón chân làm cho có vẻ như bạn chụp khung hình quá chật chội. Khi tôi chọn ảnh, những tấm ảnh như thế thường là những tấm ảnh tôi xóa ngay lập tức.
Các vùng xén mặc định của tôi là quanh cổ, ngực, khuỷu tay, eo và đầu gối.
©Yong Teck Lim/ Getty Images
EOS-1D X Mark II/ EF70-200mm f/2.8L IS III USM @ 200mm, f/4, 1/2000 giây, ISO 160
Một ví dụ hay về một khung hình mà tôi sẽ sử dụng trong tấm ảnh chụp Gaby Lopez đang phát bóng, bám theo các tham số xén mặc định.
Ảnh xén khó coi
©Yong Teck Lim/ Getty Images
Trong khung hình ảnh, mắt cá chân của golf thủ bị xén, làm cho nó trở thành một tấm ảnh trông khó coi. Đây là khung hình mà hôm nay tôi sẽ không bao giờ muốn sử dụng.
Thủ thuật chuyên nghiệp: Chừa khoảng trống
Cho dù tôi đang cố lập khung hình ngay trong máy ảnh hay xén trong xử lý hậu kỳ, tôi đều đặt ra nguyên tắc là chừa không gian thoáng ở các góc trong khung hình. Điều này chừa chỗ cho khách hàng xử lý khi biên tập, nhất là khi họ cân nhắc để dàn trang và xuất bản.
Hình xén chặt hơn có thể cải thiện ấn tượng
©Yong Teck Lim/ Getty Images
EOS-1D X Mark II/ EF70-200mm f/2.8L IS III USM @175mm, f/3.5, 1/1600 giây, ISO 5000
Trước khi xén
©Yong Teck Lim/ Getty Images
Ngay cả khi một khung hình trông đã đẹp khi để nguyên, việc xén nó chặt hơn trong sản xuất hậu kỳ có thể làm tăng ấn tượng chung của ảnh. Ví dụ, mặc dù tôi có thể đã để nguyên khung hình này với cú đánh đầu của Ola Kamara thuộc đội Los Angeles Galaxy, nhưng tôi đã chọn xén chặt hơn để thu hút thêm sự chú ý vào pha đánh đầu. Điều này cũng phù hợp với ưu tiên của tôi đối với ảnh hành động chặt chẽ hơn.
Thủ thuật chuyên nghiệp: Xây dựng ý thức riêng của bạn về điều gì có tác dụng
Như với mọi hình thức nghệ thuật, chụp ảnh đẹp có thể mang tính chủ quan, và phong cách khác nhau tùy nhiếp ảnh gia. Điều này cũng đúng đối với ảnh xén. Đôi khi có thể khó xác định điều gì có tác dụng, do đó việc xem ảnh của các nhiếp ảnh gia và biên tập viên mà bạn ngưỡng mộ sẽ giúp ích cho bạn.
Thử nghiệm với những ảnh xén không theo quy ước
Đôi khi, ảnh xén không theo quy ước có thể làm cho một khung hình bình thường trở nên thú vị hơn nhiều, mặc dù việc này đòi hỏi phải thử nghiệm. Đôi lúc mọi việc diễn ra suôn sẻ, và đôi lúc thì không. Đừng ngại thử, nếu không bạn sẽ không bao giờ biết!
Ảnh chụp cú giao bóng truyền thống
©Yong Teck Lim/ Getty Images
EOS-1D X Mark III/ EF400mm f/2.8L IS II USM @ f/2.8, 1/1600 giây, ISO 5000
Ảnh chụp cú giao bóng truyền thống này trong tennis có đầu hoặc cơ thể cầu thủ, cánh tay giao bóng và quả bóng trong khung hình.
"Quan sát bóng": Một biến thể không theo quy ước
©Yong Teck Lim/ Getty Images
EOS-1D X Mark III/ EF400mm f/2.8L IS II USM @ f/2.8, 1/1600 giây, ISO 4000
Ở đây, tôi chọn sử dụng khung hình hẹp, thu hút sự chú ý vào ánh mắt đang theo dõi bóng của cầu thủ.
Xem thêm:
Cách Chụp Ảnh Thể Thao Mạo Hiểm Đẹp Nhất
Những thủ thuật để có một quy trình hiệu quả
Đối với hầu hết công việc biên tập hiện nay, bạn thường cạnh tranh với các nhiếp ảnh gia từ các cơ quan khác, do đó tốc độ đóng vai trò quan trọng. Bạn muốn ảnh của bạn xuất hiện trước ảnh của người khác!
1. Sử dụng hiệu quả giờ giải lao để xem lại ảnh
Để tiết kiệm thời gian trong công việc, tôi tận dụng giờ giải lao để xem qua ảnh mình chụp. Tôi sử dụng chức năng Lock (Protec images) (khóa ảnh) trên máy ảnh khi tôi nhìn thấy những tấm ảnh tôi muốn ưu tiên.
Cảnh báo: Đừng bận tâm quá nhiều vào việc này—đảm bảo bạn sẵn sàng chụp khi hành động bắt đầu lại!
2. Xác định những tấm ảnh đẹp nhất và lấy chúng ra trước tiên
Hầu hết phần mềm xử lý ảnh cho phép bạn ưu tiên những tấm ảnh đã đánh dấu (tag) khi nhập vào máy tính, giúp đẩy nhanh quy trình xử lý hậu kỳ. Khi thời gian là nhạy cảm, tôi xử lý hậu kỳ và cung cấp những tấm ảnh đó trước tiên, sau đó quay lại và xem lại toàn bộ ảnh chụp khi tôi có thời gian, đảm bảo tôi không bỏ sót gì.
3. Đảm bảo biên tập ảnh ở mức tối thiểu
Khi tôi xử lý ảnh, tôi thực hiện rất ít chỉnh sửa trong chừng mực được phép theo các quy định biên tập. Những chỉnh sửa chấp nhận được gồm có điều chỉnh phơi sáng và chỉnh cân bằng màu.
Đã sửa
©Yong Teck Lim/ Getty Images
EOS-1D X Mark II/ EF400mm f/2.8L IS II USM @ f/3.2, 1/1600 giây, ISO 2500
Chưa sửa
©Yong Teck Lim/ Getty Images
Nắm thông tin này: Sự chính trực về biên tập trong nhiếp ảnh báo chí
Tiết kiệm thời gian không phải là lý do duy nhất để biên tập tối thiểu. Nếu bạn đang thực hiện một nhiệm vụ cho các cơ quan biên tập và ấn phẩm, việc xử lý ảnh và loại bỏ các yếu tố gây mất tập trung theo cách kỹ thuật số trong xử lý hậu kỳ là điều hoàn toàn không chấp nhận được, vì nó đi ngược lại sự chính trực trong biên tập và có thể làm cho bạn bị mất việc.
Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.
Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.
Đăng Ký Ngay!Giới thiệu về tác giả
Là một phóng viên ảnh đa phương tiện kiêm nhiếp ảnh gia yêu thích chụp ảnh thể thao sôi nổi, hành trình đầu tiên của Yong Teck trong nhiếp ảnh báo chí là khi làm sinh viên phóng viên ảnh cho trang tin tức thể thao, Red Sports, ở đó anh đưa tin về các sự kiện thể thao địa phương. Sau khi tốt nghiệp với bằng Cử Nhân Truyền Thông tại SUNY Buffalo vào mùa Xuân 2015, anh đã làm việc với một số cơ quan bao gồm Getty Images, Associated Press và Reuters, cũng như các khách hàng thương mại như Fédération Equestre Internationale, Red Bull, Lagardère Sports and Entertainment, Singapore National Olympic Council và Sport Singapore.