Những CHTG về Máy Ảnh #5: Ảnh Chụp Dạng RAW Có Giữ Được Chất Lượng Hình Ảnh Khi Chỉnh Sửa Không?
Chỉnh sửa là điều chỉnh đối với ảnh sau khi chụp. Với ảnh chụp ở định dạng JPEG, điều này có thể làm giảm chất lượng hình ảnh. Tuy nhiên, liệu ảnh RAW sẽ chịu chung số phận hay không? Hãy tìm hiểu thêm khi tôi giải thích trong bài viết này. (Người trình bày: Ryosuke Takahashi)
Hãy thật cẩn thận khi điều chỉnh độ sáng
Trước khi thực hiện chỉnh sửa hậu kỳ ảnh RAW
Sau khi thực hiện chỉnh sửa hậu kỳ ảnh RAW
Chỉnh sửa hậu kỳ ảnh RAW được thực hiện bằng phần mềm Digital Photo Professional của Canon, với độ sáng được cài đặt thành EV-0,17, và Picture Style được đổi từ Auto thành Landscape. Tuy nhiên, cần phải thật cẩn thận khi điều chỉnh độ sáng để tránh làm hỏng ảnh.
Định dạng RAW là một định dạng rất tiện lợi cho xử lý hậu kỳ vì có thể thay đổi nhiều thiết lập khác nhau sau khi chụp. Ngược lại, có những giới hạn về các thiết lập có thể điều chỉnh đối với dữ liệu JPEG. Nếu bạn cũng tính đến tình trạng giảm chất lượng hình ảnh, xử lý hậu kỳ gần như là không thể đối với ảnh JPEG.
Tuy nhiên, xử lý hậu kỳ ảnh RAW quá mức có thể dẫn đến giảm chất lượng ảnh. Cụ thể là, không thể bỏ qua các hiệu ứng điều chỉnh độ sáng của ảnh dùng thiết lập bù phơi sáng và đường cong tông màu.
Về nguyên tắc, máy ảnh DSLR cho phép lượng ánh sáng tối ưu chiếu đến cảm biến hình ảnh để đạt được độ sáng và độ tăng màu mong muốn trong ảnh. Do đó, nếu ảnh rất thiếu sáng được chỉnh sửa như mô tả bên trên, dữ liệu sẽ bị hỏng. Ngay cả khi có vẻ khôi phục được độ sáng, ảnh vẫn bị nhiễu. Điều này là vì những thông tin hình ảnh khác nhau ở các vùng tối của ảnh không được ghi lại chính xác. Lấy ví dụ một đoạn ghi âm, nguồn âm thanh được khi lại giống như tiếng thì thầm. Do đó, ngay cả khi bạn tăng âm lượng khi phát lại, chất lượng âm thanh có được sẽ kém. Nó giống như hiện tượng âm thanh khó phân biệt khi không được ghi ở áp lực âm thanh thích hợp vì tiếng ồn môi trường được ghi lại cùng với đoạn ghi âm. Ngay cả với ảnh kỹ thuật số, điều quan trọng là phải đảm bảo mức phơi sáng phù hợp với phạm vi tái tạo (dãy tương phản).
Những điểm khác biệt giữa ảnh RAW và ảnh JPEG
Có những lợi ích và bất lợi của việc chụp ảnh dùng định dạng RAW và JPEG. Định dạng RAW phù hợp với những cảnh trong đó bạn muốn từ từ chụp cẩn thận, trong khi nên sử dụng định dạng JPEG khi bạn cần chụp nhanh nhiều ảnh. Thay vì nhất nhất chỉ sử dụng một định dạng, bạn nên chọn cách kết hợp hiệu quả nhất, tùy vào cảnh và đối tượng.
Ngoài ra, thuật toán xử lý ảnh giữa hai định dạng là khác nhau, do đó hãy lưu ý rằng ảnh JPEG được tạo ra từ định dạng RAW sẽ không giống như ảnh JPEG chụp bằng máy ảnh.
Loại dữ liệu: RAW
Lợi ích
- Lượng lớn thông tin chẳng hạn như màu sắc và độ tăng màu.
- Ngay cả các tập tin cũ cũng có thể được xử lý hậu kỳ bằng phần mềm mới nhất.
- Cho phép bạn có được hoàn thiện cụ thể mình muốn.
Bất lợi
- Yêu cầu phải xử lý hậu kỳ.
- Cần phần mềm chuyên dụng để xử lý hậu kỳ.
- Kích thước tập tin lớn khi ghi.
- Số ảnh tối đa bị giảm.
Loại dữ liệu: JPEG
Lợi ích
- Độ phổ biến cao, và có thể xem trong bất kỳ môi trường trình duyệt nào.
- Không cần xử lý hậu kỳ.
- Kích thước tập tin nhỏ khi ghi.
- Có thể chụp lượng lớn ảnh.
Bất lợi
- Lượng dữ liệu nhỏ đối với màu sắc và độ tăng màu.
- Chất lượng hình ảnh giảm khi xử lý hậu kỳ chẳng hạn như chỉnh sửa.
- Khó che giấu sơ sót trong ảnh.
Ryosuke Takahashi
Sinh tại Aichi vào năm 1960, Takahashi bắt đầu sự nghiệp nhiếp ảnh tự do vào năm 1987 sau khi làm việc với một studio ảnh quảng cáo và một nhà xuất bản. Chụp ảnh cho các tạp chí lớn, anh đã đến nhiều nơi trên thế giới từ các cơ sở của anh tại Nhật Bản và Trung Quốc.
Digital Camera Magazine
Một nguyệt san tin rằng thú vui nhiếp ảnh sẽ tăng cao khi người ta tìm hiểu càng nhiều về các chức năng của máy ảnh. Tạp chí này cung cấp thông tin về các máy ảnh và tính năng mới nhất và thường xuyên giới thiệu các kỹ thuật nhiếp ảnh khác nhau.
Xuất bản bởi Impress Corporation