Kỷ Niệm 30 Năm Máy Ảnh EOS (2): Máy Ảnh EOS Đã Tiến Hóa Như Thế Nào Để Đi Đầu
Hệ thống AF trên máy ảnh EOS của Canon đã có tiến bộ từ việc chỉ có thể tự động lấy nét ở đối tượng, đến việc có thể theo dõi và dự đoán chuyển động của đối tượng cũng như thông qua AI Servo AF. Đồng thời, Canon cũng đã rất nỗ lực chuyển từ chụp ảnh phim sang chụp ảnh số bằng việc giới thiệu những công nghệ tiên tiến, đi trước các đối thủ khác, và cũng có thể nói như vậy về việc phát triển các công nghệ ống kính mới. Trong bài viết thứ hai của loạt bài này, chúng ta sẽ xem xét quá trình tiến hóa rất mạnh của hệ thống EOS.
Ngay cả các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp nào ban đầu không tin tưởng các khả năng AF của máy ảnh EOS cũng đã bắt đầu sử dụng tính năng này. Sự ra đời của hệ thống EOS đã làm cho kỹ thuật lấy nét cố định trở nên lỗi thời.
Thay đổi cách chụp ảnh của các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp
Lấy nét cố định là một kỹ thuật trong đó tiêu điểm được lấy ở một điểm cố định mà đối tượng được dự kiến xuất hiện ở đó. Sau đó nhiếp ảnh gia nhả cửa trập khi đối tượng đi đến điểm dự kiến. Trước khi hệ thống lấy nét tự động (AF) được phát triển, các nhiếp ảnh gia từng sử dụng kỹ thuật này để lấy nét. Tuy nhiên, ảnh chụp bằng phương pháp này có bản chất khác nhau một chút. Đồng thời, với các cảnh trong đó khó dự đoán chuyển động của đối tượng, chẳng hạn như các trận bóng đá và bóng bầu dục, các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp phải dịch chuyển tiêu điểm theo cách thủ công dùng MF, nhưng có những giới hạn về độ chính xác khi chụp đối tượng chính bằng MF, nhất là trong các môn thể thao có nhiều cầu thủ di chuyển nhanh vào và ra khỏi bố cục cùng lúc.
Được trang bị rất nhiều công nghệ mới nhất, hệ thống AF của Canon có thể chụp các đối tượng chuyển động một cách đáng tin cậy. Số điểm AF trên máy ảnh EOS đã tăng từ 3 điểm lúc đầu lên 5, 7, 11, 45 điểm. Các mẫu máy ảnh mới nhất như EOS 5D Mark IV và EOS-1D X Mark II có đến 61 điểm AF.
Sự ra mắt tính năng AI Servo AF trên EOS-1 (ra mắt vào năm 1989) đã cách mạng hóa lĩnh vực chụp ảnh thể thao. Không như cách chụp truyền thống, đòi hỏi chụp liên tục sau khi thực hiện AF ở tấm đầu, AI Servo AF có thể theo dõi những chuyển động mạnh của đối tượng và duy trì tiêu điểm với AF bằng cách sử dụng một thuật toán chỉnh tiêu dự đoán có khả năng duy trì tiêu điểm ở một đối tượng chuyển động. Sự tiến bộ này trong hệ thống AF trên máy ảnh EOS đã làm thay đổi cách chụp ảnh của các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, và giúp họ tạo ra những tấm ảnh có ấn tượng mạnh hơn.
Trình độ thi đấu của các cầu thủ và vận động viên có tiến bộ theo thời gian, do đó cần phải đảm bảo tính đáng tin cậy của AF mà các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đặt nhiều niềm tin vào nó. Vì lý do này, Canon đã tập trung phát triển AF, trang bị cho nó nhiều công nghệ tiên tiến tại thời điểm đó, chẳng hạn như số điểm AF lớn và AF điều khiển bằng mắt trong đó người dùng có thể chọn điểm AF bằng cách nhìn qua khung ngắm EVF.
Sự tái sinh của EOS dưới dạng một hệ thống máy ảnh số
Thập niên 1990 chứng kiến sự chuyển dịch từ máy ảnh phim sang máy ảnh số. Sau khi Kodak ra mắt máy ảnh DCS100, máy ảnh SLR số (DSLR) đầu tiên trên thế giới, vào năm 1991, tất cả các hãng sản xuất máy ảnh SLR bước vào thị trường kỹ thuật số cùng lúc. Canon cũng ra mắt một loạt mẫu máy ảnh đã được phát triển với sự hợp tác của Kodak, bao gồm EOS DCS 3 và EOS DCS 1. Tuy nhiên, đơn vị xử lý kỹ thuật số, thêm vào phần dưới của thân máy, rất cồng kềnh. Về hình thức, những chiếc máy ảnh này khác xa với máy ảnh DSLR ngày nay.
EOS DCS 3 (Ra mắt năm 1995)
EOS DCS 3 được phát triển dựa trên máy ảnh SLR phim, EOS-1N. Nó được trang bị một cảm biến hình ảnh CCD mật độ cao, có độ phân giải khoảng 1,3 megapixel, và hỗ trợ chụp liên tục tốc độ cao lên đến 12 tấm ở tốc độ 2,7 fps.
EOS D30 (Ra mắt năm 2000)
Được thiết kế dành cho người dùng trung bình, EOS D30 là máy ảnh DSLR được trang bị cảm biến CMOS cỡ lớn với độ phân giải khoảng 3,25 megapixel. Mặc dù có chất lượng hình ảnh cao và nhiều tính năng chụp khác nhau, máy ảnh này được bán với giá rất hợp lý là 358.000 yên ở Nhật (xấp xỉ USD 3200).
Chiếc máy ảnh trở thành nguyên mẫu cho các máy ảnh DSLR ngày nay là EOS D30 (ra mắt năm 2000). Được trang bị cảm biến CMOS với độ phân giải khoảng 3,25 megapixel và màn hình LCD, EOS D30 ra mắt lần đầu ở Nhật Bản với cái giá đáng kinh ngạc là 358.000 yên (xấp xỉ USD 3200). Giá này thấp hơn nhiều so với mức giá trung bình của máy ảnh DSLR tại thời điểm đó, trong khoảng 2 triệu yên (xấp xỉ USD 18.000).
Việc sử dụng cảm biến CMOS có tính cách mạng, diễn ra tại một thời điểm khi mà nói chung hầu hết máy ảnh đều sử dụng cảm biến hình ảnh CCD. Kể từ đó, Canon đã và đang phát triển và sản xuất cảm biến CMOS riêng của mình, và đã trở thành hãng sản xuất cảm biến CMOS tích hợp hàng đầu cho máy ảnh số. Ngoài ra, EOS D30 cũng là máy ảnh đầu tiên được trang bị một bộ xử lý hình ảnh, một bộ phận xử lý hình ảnh kỹ thuật số. Sau này được đặt tên là “DIGIC”, ngày nay bộ xử lý hình ảnh này tiếp tục tiến hóa. DIGIC là thành quả phát triển công nghệ của Canon bước vào thời gian máy ảnh số bắt đầu vào khoảng năm 1993, và tạo thành trái tim của một hệ thống máy ảnh số.
Canon đã sử dụng cảm biến CMOS trên EOS D30 tại một thời điểm khi mà hầu hết các máy ảnh số đều sử dụng cảm biến hình ảnh CCD.
Tạo thành trái tim của một hệ thống máy ảnh số, DIGIC đã được Canon phát triển như một "động cơ chụp ảnh" để xử lý hình ảnh kỹ thuật số.
EOS không ngừng viết lại các quy tắc cho máy ảnh số, và sự tái sinh của nó dưới dạng một hệ thống máy ảnh SLR kỹ thuật số chỉ là khởi đầu. Các nhà phát triển tại Canon tạo ra các thiết kế sản phẩm giả thiết mà họ có khả năng sẽ sử dụng trong vài năm, và phát triển các công nghệ dựa trên những thiết kế đó. Điều này là để đảm bảo rằng những đề xuất nhận được từ đội ngũ lập kế hoạch sản phẩm có thể được trang bị các công nghệ mà họ đã phát triển. Đi trước tương lai một bước – đó là gốc rễ của công nghệ của Canon.
Công nghệ ống kính EF—mở rộng khả năng biểu đạt nhiếp ảnh
Sẽ không thể có được phạm vi biểu đạt nhiếp ảnh có thể có với hệ thống EOS chỉ với công nghệ trong thân máy—công nghệ được sử dụng trong ống kính EF cũng quan trọng không kém. Ví dụ, Canon là hãng đầu tiên trên thế giới sử dụng một môtơ siêu âm, USM, trong ống kính EF như bộ dẫn động tích hợp để vận hành AF. Nhằm đảm bảo AF dễ chịu trên nhiều ống kính khác nhau về kích thước và trọng lượng, tốt nhất là phải có một môtơ tối ưu cho từng ống kính. Điều này là đúng đối với tính năng Image Stabilizer (IS) – Canon không do dự khi chọn một hệ thống ổn định hình ảnh trong ống kính sao cho có thể tối ưu khả năng chỉnh rung máy cho từng ống kính.
EF75-300mm f/4-5.6 IS USM (Ra mắt năm 1995)
Đây là ống kính hoán đổi đầu tiên cho máy ảnh SLR định dạng 35mm được trang bị tính năng Image Stabilizer (IS). Hệ thống này phát hiện rung máy bằng con quay hồi chuyển rung, và di chuyển các bộ phận ổn định quang học để chỉnh rung, cung cấp một hiệu ứng IS tương đương khoảng 2 stop tốc độ cửa trập.
Quá trình phát triển các công nghệ ống kính của Canon không giới hạn ở công nghệ dành cho cơ chế truyền động AF. Trước đây được cho là một nhiệm vụ bất khả thi, Canon đã thành công trong việc áp dụng một thấu kính fluorite nhân tạo vào năm 1969 có khả năng cung cấp hình ảnh sống động và khắc họa chi tiết. Đồng thời, cũng có rất nhiều nỗ lực phát triển các thấu kính đặc biệt khác nhằm nâng cao chất lượng hình ảnh, chẳng hạn như thấu kính phi cầu với một bề mặt cong lý tưởng để hội tụ ánh sáng vào một điểm duy nhất, cũng như thấu kính UD có độ khúc xạ thấp và tán xạ thấp.
Dòng ống kính EF đã tăng rất nhiều kể từ khoảng năm 2000, và vẫn có thể tìm thấy nhiều ống kính thêm vào dòng này từ hồi đó trên thị trường hiện nay, năm 2017. Nhiều ống kính EF sử dụng lớp phủ Subwavelength Structure Coating (SWC), là một công nghệ phủ đặc biệt thách thức quan niệm chung về lớp phủ bề mặt ống kính.
EF24mm f/1.4L II USM (Ra mắt năm 2008)
Ống kính đầu tiên được trang bị lớp phủ SWC, có khả năng giảm phản xạ ánh sáng hiệu quả cao trong khi chụp. Các ống kính có ghi “II” được trang bị những công nghệ mới nhất.
Ra mắt năm 2008, ống kính khẩu độ lớn, góc rộng EF24mm f/1.4L II USM là ống kính đầu tiên được trang bị công nghệ SWC. Hiện tượng lóa và bóng ma được giảm thiểu bằng cách bố trí một lượng lớn các cấu trúc nano hình nêm trên bề mặt ống kính để làm thay đổi hệ số khúc xạ. Đây là một ví dụ khác về công nghệ Canon phá vỡ tư duy truyền thống và mở ra một chân trời mới trong nhiếp ảnh.
EOS đã đi một chặng đường dài từ thời có EOS 650. Để biết thêm thông tin về buổi đầu của dòng EOS, hãy đọc:
Kỷ Niệm 30 Năm Máy Ảnh EOS (1): Chiếc Máy Ảnh EOS Đầu Tiên, EOS 650
Để tìm hiểu về lịch sử và những cột mốc trong công nghệ ống kính EF, hãy tham khảo:
[Phần 1] Buổi Đầu – Sự Khai Sinh của Ngàm Điện Tử Hoàn Toàn
[Phần 2] Kỷ Nguyên Phát Triển – Sự Khai Sinh của Thời Đại Kỹ Thuật Số
[Phần 3] Kỷ Nguyên Chuyển Tiếp và Cải Tiến – Ống Kính Dành Cho Các Máy Ảnh Độ Phân Giải Cao
Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.
Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.
Đăng Ký Ngay!