Chụp Ảnh Phong Cảnh Tối Giản với Bầu Trời
Không nhiếp ảnh gia thiên nhiên nào có thể tránh được bầu trời. Nó không chỉ là một không gian khổng lồ liên kết chúng ta với phần còn lại của vũ trụ, nó thậm chí còn có thể trở thành một bức tranh ngoạn mục cho ảnh của chúng ta! Nhưng nếu chúng ta không xử lý nó đủ hiệu quả, bố cục sẽ có vẻ như có quá nhiều không gian trống. Chụp ảnh bầu trời với tỉ lệ 7:3 sẽ dạy cho bạn chú ý hơn đến cách bạn sử dụng không gian trong ảnh. Sẵn sàng, cài đặt, thực hiện! (Người trình bày Toshiki Nakanishi, Digital Camera Magazine)
EOS R/ RF28-70mm f/2L USM/ FL: 31mm/ Flexible-priority AE (f/11, 1/320 giây)/ ISO 400/ WB: Daylight
Bước 1: Biết bạn có thể có được gì bằng việc bao gồm thêm phần trời
Khi chúng ta đối mặt với một cảnh đẹp—ví dụ như cả một cánh đồng hoa đẹp trên nền trời trong xanh—chúng ta có xu hướng muốn đưa mọi thứ vào khung hình. Nhưng việc kết hợp các yếu tố quan trọng theo tỉ lệ bằng nhau làm cho chúng cạnh tranh sự chú ý với nhau, và không có đối tượng chính rõ ràng, người xem sẽ không biết phải nhìn vào đâu.
Ví dụ không đẹp: 50% trời, 50% đất
Đối tượng chính là gì? Ở đây không rõ ràng.
Trong những tình huống nhất định, việc bao gồm thêm phần bầu trời trong khung hình là hợp lý hơn, chẳng hạn như khi bạn chụp trời đêm với những vì sao lấp lánh. Đó là khi bạn nên mạnh dạn để bầu trời chiếm phần khung hình nhiều hơn sao cho đối tượng chính—bầu trời—trở nên rõ ràng hơn. Dĩ nhiên, bạn cũng vẫn nên cẩn thận để đảm bảo bố trí bầu trời và mặt đất một cách cân bằng!
Ví dụ đẹp: 80% trời, 20% đất
Đối tượng chính rõ ràng hơn nhiều.
Những Câu Hỏi Thường Gặp: Cái nào tốt hơn, tele hay góc rộng?
Cảm giác rộng rãi mà ống kính góc rộng tạo ra là xuất sắc để làm nổi bật các chi tiết biểu đạt trên trời. Chúng rất phù hợp cho những lúc có nhiều đám mây thú vị: phối cảnh góc rộng cải thiện chuyển động của chúng và làm cho có cảm giác như thể chúng trôi ra tận ngoài khung hình.
Chụp ở góc rộng nâng cao cảm giác về sự rộng lớn.
Bước 2: Cảnh trên mặt đất có thể thú vị, nhưng hãy chọn lọc về những gì bạn cho vào khung hình!
Cầu vòng là một ví dụ khác về một cảnh có thể dễ dàng trở nên quá rối: chúng ta bận tâm chụp nó đến mức có xu hướng bao gồm quá nhiều yếu tố trên mặt đất. Cho dù bạn quyết định bao gồm 70% hay 80% phần bầu trời trong ảnh, sẽ có ích khi tính đến mối quan hệ giữa đối tượng chính (bầu trời) với đối tượng phụ (mặt đất) khi bạn lập bố cục.
Ví dụ không đẹp: Quá nhiều yếu tố trên mặt đất
Đất trên mặt đất bị tối, và để nó chiếm quá nhiều khung hình làm giảm ấn tượng của toàn bộ ảnh, làm cho chúng ta không chú ý đến cầu vồng.
Ví dụ đẹp: Sau khi làm gọn bố cục
Tôi lập lại bố cục ảnh để bao gồm phần mặt đất ít hơn, giúp đơn giản hóa tấm ảnh, và cũng cẩn thận đảm bảo rằng các yếu tố được cân bằng. Ánh mắt của người xem được thu hút vào và duy trì ở đối tượng chính—cầu vồng kép.
Xem thêm: Thủ Thuật Nhanh Chụp Ảnh Cầu Vòng
Hãy nhớ: Đảm bảo đường chân chời nằm thẳng! (Chức năng cân bằng điện tử có các giới hạn của nó)
Với phần bầu trời nhiều như vậy, bất kỳ độ nghiêng nào ở đường chân trời cũng sẽ trông rõ ràng hơn. Kiểm tra xem có nghiêng không khi bạn chụp.
Thủ thuật: Ở đây, chúng ta quan tâm hơn đến độ thẳng của đường chân trời trong ảnh, không phải độ song song của nó với mặt đất, do đó sử dụng chức năng cân bằng vật lý hoặc điện tử có thể không có ích lắm. Sử dụng đường khung lưới để giúp bạn quan sát rõ hơn. Việc sửa nó trong quy trình biên tập hậu kỳ đòi hỏi bạn phải xoay và xén ảnh, có thể làm cho ảnh mất một phần cảm giác “rộng”.
Bước 3: Sử dụng hiệu quả những đám mây để có ấn tượng hơn
Một ngày đẹp trời, trời trong không phải là một ngày phù hợp để chụp ảnh bầu trời. Thay vào đó, hãy thử chụp phơi sáng lâu vào một ngày có mây, hoặc thậm chí là ngay trước khi mặt trời mọc hoặc ngay sau khi mặt trời lặn.
Chụp phơi sáng lâu để ghi lại chuyển động của chúng
Một điều kiện xuất sắc cho ảnh chụp bầu trời đẹp là khi có gió mạnh và nhiều mây. Để nâng cao tính biểu đạt của những đám mây chuyển động chậm, hãy chụp ảnh phơi sáng lâu, dùng kính lọc ND để giảm sáng.
Một sự sao chép những tia nắng lấp lánh rất đẹp
Những tia nắng ló ra ngay bên trên đường chân trời trước bình minh và sau hoàng hôn có thể là một cảnh tượng tuyệt vời. Khi chụp những cảnh như thế, hãy nhớ Bước 2! Bầu trời và tia nắng là đối tượng chính của bạn, do đó hãy lưu ý và tìm cách giảm tỉ lệ chiếm bởi đối tượng phụ.
Tự kiểm tra: Những điều cần tự hỏi khi bạn chụp
1. Tỉ lệ khung hình chiếm bởi bầu trời có thích hợp không?
Tỉ lệ trời/đất phù hợp nhất phụ thuộc vào cảnh. Điều rất quan trọng là cân nhắc câu chuyện bạn muốn kể dùng không gian chiếm bởi bầu trời.
Trong ảnh bên trên, trăng tròn lơ lửng trên trời có màu sắc rất đẹp. Có được một bố cục cân bằng với tỉ lệ trời/đất 7:3.
2. Bố cục của bạn có sử dụng bầu trời hiệu quả nhất không?
Ví dụ không đẹp: Quá nhiều đất
Bầu trời lúc bình minh trong ảnh bên trên có màu sắc đẹp, nhưng tôi cũng chú ý đến mặt đất, như ảnh thể hiện. Bầu trời lẽ ra sẽ trông ấn tượng hơn nếu có phần đất ít hơn. Hãy quyết đoán về việc bạn muốn thể hiện đối tượng gì, và lập bố cục sao cho mọi ánh mắt chỉ dồn vào nó!
Để biết thêm các ý tưởng về cách chụp bầu trời và phong cảnh, hãy tham khảo bài viết:
Bắt Đầu Chụp Ảnh Phong Cảnh: 5 Điều Cần Biết
Những Quyết Định trong Chụp Ảnh Phong Cảnh: Có Nên Đưa Mặt Trời Vào Khung Hình Hay Không
Chụp Màu Sắc Sống Động, Đỏ Lửa của Bình Minh
4 Điểm Chính Khi Chụp Phong Cảnh Trước Bình Minh
Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.
Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.
Đăng Ký Ngay!Giới thiệu về tác giả
Một nguyệt san tin rằng thú vui nhiếp ảnh sẽ tăng cao khi người ta tìm hiểu càng nhiều về các chức năng của máy ảnh. Tạp chí này cung cấp thông tin về các máy ảnh và tính năng mới nhất và thường xuyên giới thiệu các kỹ thuật nhiếp ảnh khác nhau.
Xuất bản bởi Impress Corporation
Sinh năm 1971 tại Osaka. Sau khi tự học nhiếp ảnh, Nakanishi chuyển hoạt động nhiếp ảnh của mình sang thành phố Biei ở Kamikawa-gun của Hokkaido. Mặc dù chủ yếu tập trung chụp phong cảnh, ông cũng sáng tạo các tác phẩm nhấn mạnh vẻ đẹp của tự nhiên. Trưởng PHOTO OFFICE atelier nipek.