Tìm những nội dung bạn muốn

hoặc tìm kiếm bằng

các chủ đề

Article
Article

Article

e-Book
e-Book

e-Book

Video
Video

Video

Campaigns
Campaigns

Campaigns

Architecture
Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Architecture
DSLRs

DSLRs

Architecture
Quay phim

Quay phim

Architecture
Nhiếp ảnh thiên văn

Nhiếp ảnh thiên văn

Architecture
Không gương

Không gương

Architecture
Nhiếp ảnh kiến trúc

Nhiếp ảnh kiến trúc

Architecture
Công nghệ Canon

Công nghệ Canon

Architecture
Nhiếp ảnh ít sáng

Nhiếp ảnh ít sáng

Architecture
Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Architecture
Nhiếp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh phong cảnh

Architecture
Nhiếp ảnh vĩ mô

Nhiếp ảnh vĩ mô

Architecture
Nhiếp ảnh thể thao

Nhiếp ảnh thể thao

Architecture
Nhiếp ảnh du lịch

Nhiếp ảnh du lịch

Architecture
Nhiếp ảnh dưới nước

Nhiếp ảnh dưới nước

Architecture
Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Architecture
Nhiếp ảnh đường phố

Nhiếp ảnh đường phố

Architecture
Máy ảnh không gương lật full-frame

Máy ảnh không gương lật full-frame

Architecture
Ống kính và phụ kiện

Ống kính và phụ kiện

Architecture
Nature & Wildlife Photography

Nature & Wildlife Photography

Architecture
Nhiếp ảnh chân dung

Nhiếp ảnh chân dung

Architecture
Chụp ảnh ban đêm

Chụp ảnh ban đêm

Architecture
Chụp ảnh thú cưng

Chụp ảnh thú cưng

Architecture
Giải pháp in ảnh

Giải pháp in ảnh

Architecture
Đánh giá sản phẩm

Đánh giá sản phẩm

Architecture
Chụp ảnh cưới

Chụp ảnh cưới

Các thông tin hữu ích và hướng dẫn >> Tất cả thông tin hữu ích và hướng dẫn Photographer's Series- Part1

Bắt Đầu Chụp Ảnh Phong Cảnh: 5 Điều Cần Biết

2020-02-05
7
4.61 k
Trong bài viết này:

Bạn đã sẵn sàng cho buổi chụp ảnh phong cảnh quan trọng đầu tiên với một chiếc máy ảnh và ống kính? Hãy dành ra một chút thời gian đọc những câu hỏi thường gặp này của nhiều người mới chụp ảnh phong cảnh, được hai nhiếp ảnh gia phong cảnh chuyên nghiệp giải đáp. (Người trình bày: Takashi Karaki, Toshiki Nakanishi, Digital Camera Magazine)

 

1. Khi nào là thời điểm phù hợp nhất để chụp?

Ban đầu là ngay trước và sau hoàng hôn và bình minh

Đối với bất kỳ địa điểm chụp cụ thể nào, cảnh bạn nhìn thấy và màu sắc bạn có thể chụp sẽ thay đổi không chỉ phụ thuộc vào việc có đúng mùa hay không mà còn phụ thuộc vào thời điểm trong ngày bạn chụp.

Một số “giờ vàng” cho chụp ảnh phong cảnh bao gồm bầu trời sao sau khi mặt trời lặn, và mọc trời mọc sau khi bình minh ló dạng. Ở những thời điểm này, những màu sắc phong phú do bầu trời thay đổi và bố cục làm cho dễ chụp được những ảnh đẹp, cũng hoàn hảo để chia sẻ trên mạng xã hội.

Điều kiện thời tiết cũng ảnh hưởng đến ảnh. Cá nhân tôi không thích chụp vào một ngày trời trong. Tôi thích có một chút mây trên trời, chẳng hạn như khi trời có mây, thỉnh thoảng trời quang, hoặc khi trời quang ngay sau mưa. Tôi thấy rằng điều kiện này có nhiều chỗ để sáng tạo hơn.

Ảnh chụp bình minh với tốc độ cửa trập thấp trong “giờ xanh” ven biển

Bình minh
EOS 5DS R/ EF24-70mm f/2.8L II USM/ FL: 24mm/ Manual exposure (f/5,6, 30 giây)/ ISO 250/ WB: Tungsten
Người chụp: Takashi Karaki

Đêm biến thành ngày. Bầu trời chuyển từ đen sang xanh, và sau đó sang đỏ và cam tạo thành một cảnh ấn tượng. Hầu hết mọi người sẽ vẫn say giấc tại thời điểm này, nhưng cảnh đặc biệt này chắc chắn là thứ xứng đáng để thức dậy.


Hoàng hôn
EOS 5DS R/ EF24-70mm f/2.8L II USM/ FL: 35mm/ Manual exposure (f/9, 0,4 giây)/ ISO 100/ WB: Auto
Người chụp: Takashi Karaki

Với những đám mây phù hợp, hoàng hôn có thể tạo thành một bức tranh rất sống động. Nếu Bầu Trời Phía Tây sáng sủa ngay sau mưa, nó là một dấu hiệu cho thấy sẽ có một cảnh hoàng hôn đỏ rực, sáng. Hãy đứng chờ, ngay cả sau khi mặt trời đã lặn xuống dưới đường chân trời.

Thủ thuật: Biết trước vị trí của mặt trời hoặc mặt trăng có thể giúp bạn lập kế hoạch chụp tốt hơn. Thử sử dụng một ứng dụng như Sun Surveyor.

Để biết thêm thủ thuật chụp ảnh bình minh/hoàng hôn, hãy tham khảo:
Chụp Màu Sắc Sống Động, Đỏ Lửa của Bình Minh
Chụp Phong Cảnh Sáng Sớm: Nên Chụp Trước hay Sau Khi Mặt Trời Mọc?
Những Quyết Định trong Chụp Ảnh Phong Cảnh: Sáng hay Tối?
Mặt Trời Mọc, Mặt Trời Lặn: Có Được Độ Tương Phản Mạnh trong Chụp Ảnh Đường Phố

 

2. Những phụ kiện sẽ giúp buổi chụp của tôi được dễ dàng hơn là gì?

Chân máy, dây bấm nhả cửa trập, và kính lọc

Chân máy và dây bấm nhả cửa trập

Bình minh, hoàng hôn giờ vànggiờ xanh vào buổi sáng và buổi tối, trời sao…những thời điểm hoàn hảo này để chụp ảnh phong cảnh còn có chung một điểm—có rất ít ánh sáng tự nhiên. Điều này thường có nghĩa là phải sử dụng một tốc độ cửa trập chậm hơn để đảm bảo đủ sáng, khiến cho ảnh của bạn có nguy cơ bị nhòe do rung máy cao hơn. Chân máy và dây bấm nhả cửa trập từ xa sẽ giúp phòng ngừa vấn đề này và đảm bảo có ảnh sắc nét hơn, không bị nhòe.

Máy ảnh Canon lắp lên chân máy

Chân máy sẽ giữ cho máy ảnh được ổn định. Chân máy có mọi hình dạng và kích cỡ. Để ổn định hiệu quả nhất, hãy chọn chân máy có chân chắc chắn, dày, bằng nhôm. Nếu bạn muốn một chân máy vừa ổn định vừa nhẹ, hãy chọn chân máy làm bằng sợi carbon.

Các yếu tố khác ảnh hưởng đến tính ổn định của chân máy gồm có:
- Nó có thể chịu được trọng lượng bao nhiêu
- Giới hạn trọng lượng của đầu chân máy
- Trọng lượng của thân máy ảnh

Thủ thuật: Khi bạn mua chân máy, cũng mua đầu chân máy cho phép bạn điều chỉnh góc máy ảnh ngay cả sau khi máy ảnh được gắn an toàn.

Tìm hiểu thêm về những gì bạn có thể làm với chân máy ở đây:
Thủ Thuật Chuyên Nghiệp Để Chụp với Chân Máy


Dây bấm nhả cửa trập của Canon

Nhấn nút chụp trên máy ảnh có thể làm rung máy. Để chụp ảnh mà không cần nhấn nút chụp, hãy sử dụng dây bấm nhả cửa trập, cũng được gọi là công tắc từ xa. Nó thường được sử dụng cùng với chân máy.

Thủ thuật:
- Nếu máy ảnh của bạn có hỗ trợ Wi-Fi, bạn có thể sử dụng một chiếc điện thoại thông minh đã ghép nối làm thiết bị nhả cửa trập từ xa qua chức năng Remote Live View Shooting trên ứng dụng Canon Camera Connect miễn phí dành cho điện thoại thông minh (Phiên bản tiếng Anh).
- Nếu mọi thứ khác không khả dụng, hãy thử sử dụng chức năng hẹn giờ 2 giây hoặc 10 giây.


Kính lọc

Khi chụp ảnh phong cảnh vào ban ngày, cách bạn chụp và biểu diễn ánh sáng có thể dẫn đến sự khác nhau giữa ảnh bình bình và một kiệt tác. Kính lọc cung cấp một cách tiện lợi để kiểm soát ánh sáng ghi nhận bởi máy ảnh của bạn.

2 loại kính lọc cực kỳ hữu ích đối với chụp ảnh phong cảnh là:

- Kính lọc phân cực (kính lọc PL), được sử dụng để làm nổi bật màu sắc và giảm phản xạ ánh sáng; và
- Kính lọc giảm cường độ sáng (kính lọc ND), giúp giảm ánh sáng đi vào máy ảnh, cho phép bạn sử dụng thiết lập tốc độ cửa trập thấp hơn hoặc khẩu độ rộng hơn để biểu đạt sáng tạo hơn.

Kính lọc ND và kính lọc PL

Thủ thuật: Kính lọc ND được phân loại dựa trên hiệu ứng giảm sáng của chúng. Đảm bảo rằng kính lọc bạn chọn có hiệu ứng đáp ứng nhu cầu của bạn. Giảm sáng có thể ảnh hưởng đến thao tác AF, nhưng lấy nét ở chế độ Live View sẽ giúp ích.


Người chụp: Takashi Karaki

Ảnh phơi sáng lâu chụp Meoto Iwa (Hòn Phu Thê) (Phiên bản tiếng Anh) ở Futami, Quận Mie, Nhật Bản được chụp ngay sau khi mặt trời mọc. Vì bầu trời sáng, tôi sử dụng kính lọc ND1000, cho phép tôi chụp ở tốc độ 55 giây, chậm hơn 10 stop tốc độ cửa trập khi không có kính lọc. Phơi sáng lâu hơn có thể đã làm cho biển mượt hơn, nhưng tốc độ cửa trập này giữ lại một phần hình dạng của sóng làm cho chúng giống như một biển mây.

 

3. Tôi có thể chụp ảnh phong cảnh không cần chân máy hay không?

Có, nếu bạn sử dụng các tính năng của máy ảnh và ống kính một cách hiệu quả

Có bao nhiêu lần bạn chụp cầm tay vào ban ngày, cho rằng chúng sẽ tránh được rung máy, và thất vọng khi cuối cùng bạn xem kỹ ảnh trong quá trình xử lý hậu kỳ?

Sự thật là, sẽ luôn có rủi ro rung máy nào đó ngay cả khi bạn chụp ở điều kiện sáng, vì con người thường có những cử động nhỏ không tự chủ, chẳng hạn như khi chúng ta thở. Sử dụng chân máy khi có thể sẽ an toàn hơn.

Khi nói như thế, dĩ nhiên là có thể có được ảnh sắc nét khi chụp cầm tay. Chỉ cần đảm bảo như sau:

- Sử dụng độ nhạy ISO cao hơn
- Sử dụng một tốc độ cửa trập cao thích hợp
- Sử dụng một ống kính có cơ chế ổn định hình ảnh (IS) và đảm bảo nó đã được bật
- Đảm bảo bạn có tư thế chụp ổn định.

Công nghệ ổn định hình ảnh đã có nhiều cải thiện trong những năm gần đây, biến nó thành một công cụ hỗ trợ đáng tin cậy hơn trước đây. Nếu máy ảnh của bạn có thể chụp ở độ nhạy sáng ISO cao, ít nhiễu, bạn cũng sẽ có thể khai thác lợi thế này để sử dụng tốc độ cửa trập cao hơn ở điều kiện thiếu sáng.

 

Có chân máy

Ảnh chụp dòng sông và đá phủ rêu ở tốc độ cửa trập thấp

Người chụp: Takashi Karaki

Chân máy giữ cho máy ảnh của bạn được ổn định khi bạn muốn chụp phơi sáng lâu. Sử dụng phơi sáng lâu để chụp một dòng sông có hướng chảy bình thường sẽ giúp bạn làm cho nó trông mượt như lụa, giống như trong ảnh này. Nhiều người mới đến với nhiếp ảnh có thể khát khao chụp được một tấm ảnh như thế này.


Cầm tay

Ảnh đối xứng chụp lá thu từ bên trong ngôi đền vào ban đêm

Người chụp: Takashi Karaki

Ngày càng có nhiều điểm du lịch nổi tiếng ở Nhật Bản hiện nay cấm sử dụng chân máy vì chúng có thể cản lối những du khách khác. Không nên để điều đó cản trở một tấm ảnh đẹp! Nếu bạn sử dụng độ nhạy sáng ISO cao và ống kính có IS tích hợp, bạn vẫn sẽ có thể chụp được ảnh cầm tay ổn định với các cảnh thiếu sáng chẳng hạn như ảnh lá thu này trong Vườn Tenju-an, Đền Nanzenji, Kyoto.

 

4. Ống kính tốt nhất để sử dụng làm ống kính chính là gì?

Một chiếc ống kính zoom tele có thể tiện lợi một cách đáng kinh ngạc để chụp phong cảnh

Hầu hết mọi người cho rằng ống kính chính tốt nhất để chụp ảnh phong cảnh là ống kính góc rộng, nhưng thực ra tôi sử dụng ống kính zoom tele nhiều nhất.  Trên thực tế, ống kính EF100-400mm f/4- 5.6L IS II USM là bạn đồng hành tốt nhất của tôi để chụp phong cảnh thiên nhiên rộng lớn ở Hokkaido, “chiến trường” chính của tôi.

Xem Toshiki Nakanishi đã chụp cảnh gì khác bằng ống kính này trong:
Cảnh Mùa Đông Kỳ Ảo: Khi Hiện Tượng Bụi Kim Cương Trở Thành Những Cột Nắng

Hiệu ứng nén phối cảnh và hiệu ứng kéo lại gần của ống kính tele là rất quan trọng đối với khi tôi muốn phóng to một phần phong cảnh thưa thớt, hoặc khi tôi cần làm cho các yếu tố trông có tính 2 chiều nhiều hơn vì mục đích nghệ thuật. Thậm chí bạn có thể sử dụng nó như ống kính macro và phóng to các chi tiết khác nhau.

(Các ảnh bên dưới của: Toshiki Nakanishi)


100mm

Cây và hồ nước ở 100mm

Khi tôi muốn khắc họa phong cảnh theo cách giống như ảnh được chụp trên một ống kính tiêu chuẩn, tôi sử dụng đầu góc rộng của EF100-400mm f/4- 5.6L IS II USM. Điều này dẫn đến một khắc họa trông tự nhiên, với rất ít hiệu ứng nén phối cảnh.


160mm

Một cái cây đơn độc trên đồi ở 160mm

Hiệu ứng phối cảnh mạnh hơn ở độ dài tiêu cự này cho phép tôi làm cho ngọn đồi có vẻ phẳng, giống như trong một bức vẽ.


400mm

Những ngọn đồi vào ban đêm ở 400mm

Sử dụng một độ dài tiêu cự dài để xén một phần của một cảnh ở xa làm cho nó có vẻ gần hơn so với thực tế.

Xem thêm: Thủ Thuật Lập Bố Cục Để Làm Cho Sương Nổi Bật

 

5. Có bất kỳ quy ước nào mà tôi nên biết hay không?

Nhớ tôn trọng những người giúp duy trì cảnh quan đó 

Thiên nhiên có thể tạo ra những phong cảnh đẹp bạn thấy, nhưng đừng quên những con người làm việc để duy trì chúng sao cho chúng luôn đẹp như vậy. Ở Nhật Bản, tất cả đất đai mà bạn nhìn thấy đều có một người chủ thực hiện những hoạt động giúp bảo vệ cảnh đẹp. Hãy nghĩ đến họ và tôn trọng môi trường khi bạn chụp ảnh.

Những điều cần lưu ý

- Đừng quên chữ “seeing” (thấy) trong “sightseeing” (tham quan). Toàn tâm chú ý đến cảnh ngay lúc đó.
- Chỉ chụp ảnh, không để lại dấu chân.
- Trân trọng các đối tượng bạn chụp. Hãy nghĩ đến chúng như những đối tượng là con người đã cho phép bạn chụp họ, và đối xử tôn trọng như vậy đối với chúng.
- Cẩn thận với những gì bạn đăng lên mạng xã hội. Đừng đăng bất kỳ nội dung gì sẽ làm cho người ta không muốn đến những nơi đó.

Biển quảng cáo nông trại

Người chụp: Toshiki Nakanishi

Ở Hokkaido, tôi hợp tác với nông trại của một người bạn trong một dự án cho phép người ta tham quan nông trại. Các hoạt động như thế này giúp mọi người hiểu thêm về các nông trại giúp tạo nên cảnh quan của Biei hiện nay.

 


Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.

Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.

Đăng Ký Ngay!

Giới thiệu về tác giả

Digital Camera Magazine

Một nguyệt san tin rằng thú vui nhiếp ảnh sẽ tăng cao khi người ta tìm hiểu càng nhiều về các chức năng của máy ảnh. Tạp chí này cung cấp thông tin về các máy ảnh và tính năng mới nhất và thường xuyên giới thiệu các kỹ thuật nhiếp ảnh khác nhau.
Xuất bản bởi Impress Corporation

Toshiki Nakanishi

Sinh năm 1971 tại Osaka. Sau khi tự học nhiếp ảnh, Nakanishi chuyển hoạt động nhiếp ảnh của mình sang thành phố Biei ở Kamikawa-gun của Hokkaido. Mặc dù chủ yếu tập trung chụp phong cảnh, ông cũng sáng tạo các tác phẩm nhấn mạnh vẻ đẹp của tự nhiên. Trưởng PHOTO OFFICE atelier nipek.

http://www.nipek.net/

Takashi Karaki

Sau khi có một số kinh nghiệm làm giảng viên thể thao, sau đó là 10 năm trong lĩnh vực sản xuất và biên tập tạp chí, Karaki chuyển đến Thành Phố Yonago ở Quận Tottori, tại đây ông nổi tiếng với ảnh phong cảnh chụp khu vực San’ ở Nhật Bản. Các tác phẩm của ông đã được xuất bản trong Amazing Village, một tập sách về những làng quê Nhật Bản tuyệt đẹp được sản xuất thông qua chương trình hợp tác giữa CANON × Discover Japan vào năm 2017, và ảnh chụp mây của ông tại Đèo Akechi ở Quận Tottori là một trong 12 tấm ảnh được Tổ Chức Du Lịch Quốc Gia Nhật Bản (JNTO) chọn thay mặt cho Nhật Bản.

Instagram: @karakky0918

Chia sẻ ảnh của bạn trên My Canon Story và nắm bắt cơ hội được giới thiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội của chúng tôi