Tìm những nội dung bạn muốn

hoặc tìm kiếm bằng

các chủ đề

Article
Article

Article

e-Book
e-Book

e-Book

Video
Video

Video

Campaigns
Campaigns

Campaigns

Architecture
Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Architecture
DSLRs

DSLRs

Architecture
Quay phim

Quay phim

Architecture
Nhiếp ảnh thiên văn

Nhiếp ảnh thiên văn

Architecture
Không gương

Không gương

Architecture
Nhiếp ảnh kiến trúc

Nhiếp ảnh kiến trúc

Architecture
Công nghệ Canon

Công nghệ Canon

Architecture
Nhiếp ảnh ít sáng

Nhiếp ảnh ít sáng

Architecture
Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Architecture
Nhiếp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh phong cảnh

Architecture
Nhiếp ảnh vĩ mô

Nhiếp ảnh vĩ mô

Architecture
Nhiếp ảnh thể thao

Nhiếp ảnh thể thao

Architecture
Nhiếp ảnh du lịch

Nhiếp ảnh du lịch

Architecture
Nhiếp ảnh dưới nước

Nhiếp ảnh dưới nước

Architecture
Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Architecture
Nhiếp ảnh đường phố

Nhiếp ảnh đường phố

Architecture
Máy ảnh không gương lật full-frame

Máy ảnh không gương lật full-frame

Architecture
Ống kính và phụ kiện

Ống kính và phụ kiện

Architecture
Nature & Wildlife Photography

Nature & Wildlife Photography

Architecture
Nhiếp ảnh chân dung

Nhiếp ảnh chân dung

Architecture
Chụp ảnh ban đêm

Chụp ảnh ban đêm

Architecture
Chụp ảnh thú cưng

Chụp ảnh thú cưng

Architecture
Giải pháp in ảnh

Giải pháp in ảnh

Architecture
Đánh giá sản phẩm

Đánh giá sản phẩm

Architecture
Chụp ảnh cưới

Chụp ảnh cưới

Các thông tin hữu ích và hướng dẫn >> Tất cả thông tin hữu ích và hướng dẫn

Chụp Cây Những Anh Đào Đứng Một Mình: 3 Kỹ Thuật Chụp Ảnh Ấn Tượng

2024-04-22
0
7

Những cây hoa anh đào đơn độc nở rộ có thể lộng lẫy như cả một đại lộ đầy cây. Trên thực tế, có nhiều cây ở Nhật Bản có một câu chuyện độc đáo, và thậm chí có thể có ý nghĩa về mặt lịch sử và văn hóa! Sau đây là một số ý tưởng và thủ thuật để có được một tấm ảnh đẹp về chúng, sử dụng ví dụ về những cây hoa anh đào đơn độc nổi tiếng. (Người trình bày Jiro Tateno, Chikako Yagi, Digital Camera Magazine)

Trong bài viết này:

 

1. Chụp thiếu sáng một chút để cái cây màu hồng trở nên nổi bật

EOS R5/ FL: 31mm/ Aperture-priority AE (f/9, 1/25 giây, EV -1,0)/ ISO 100/ WB: Daylight/ Người chụp: Chikako Yagi
Tên cây: Komatsunagi no Sakura (Cây anh đào ở Komatsunagi)
Địa điểm: Làng Achi, Quận Nagano
Thời điểm ngắm đẹp nhất: Giữa tháng 4 đến đầu tháng 5

Thông tin về cây này: Komatsunagi no Sakura (駒つなぎの桜)
Cây này được cho là đã 400-500 năm tuổi. Cái tên “Komatsunagi no sakura” có nghĩa là “cây anh đào buộc ngựa”. Tương truyền đây là cây mà samurai nổi tiếng Minamoto no Yoshitsune buộc ngựa khi chạy trốn khỏi sự đàn áp của người anh ghen ghét.


Trước: Chụp với hậu cảnh sáng hơn

Cái cây này không nổi bật lắm khi hậu cảnh quá sáng.

 

Kỹ thuật: Phơi sáng sang bên trái + bố cục

  • Ánh nắng ở góc thấp (mặt trời sắp lặn)
  • Phơi sáng thiếu một chút dưới mức phơi sáng "chính xác" (phơi sáng sang bên trái)
  • Để bầu trời ra khỏi khung hình nhiều nhất có thể

Ánh sáng chiếu qua những cánh hoa anh đào làm cho cái cây có tính ba chiều hơn và làm nổi bật chi tiết. Tuy nhiên, nếu môi trường xung quanh cũng sáng như vậy, thì cái cây sẽ hòa vào hậu cảnh! Tôi quyết định tăng độ tương phản tông màu giữa cái cây và hậu cảnh để cái cây nổi bật hơn. Đạt được điều thông qua thời gian chụp, thiết lập phơi sáng, và quyết định bố cục.

Góc chiếu sáng
Tôi chọn chụp khi mặt trời sắp lặn, trong đó ánh sáng chiếu từ góc thấp hơn, tạo ra một hiệu ứng giống như ánh đèn sân khấu lên cái cây.

Thiết lập phơi sáng
Chụp ở chế độ aperture-priority AE ở f/9 để giữ cho những bông hoa chi tiết được sắc nét, tôi sử dụng bù phơi sáng âm để ảnh bị thiếu sáng một chút sao cho các yếu tố xung quanh cái cây trở thành bóng. Khi ánh nắng chiếu lên những cánh hoa anh đào, chúng vẫn sáng dù mọi thứ khác xung quanh cây đều trở thành bóng.

Thủ thuật chuyên nghiệp: Đừng để thiếu sáng quá nhiều. Giữ lại một số chi tiết bóng đổ để vẫn có thể nhìn thấy được bối cảnh xung quanh!

Bố cục
Bầu trời sáng sẽ cạnh tranh với những cánh hoa anh đào nhạt để thu hút sự chú ý của người xem, do đó tôi đã cố gắng đưa nó ra khỏi khung hình nhiều nhất có thể.


Ống kính khuyên dùng: Ống kính zoom tiêu chuẩn

Thử: RF24-70mm f/2.8L IS USM

Nếu bạn đang sử dụng máy ảnh thuộc hệ thống EOS R, hãy cân nhắc phiên bản ngàm RF gốc của ống kính 24-70mm f/2.8L phổ biến của Canon. Khẩu độ tối đa rộng của nó mang lại khả năng linh hoạt cao hơn ngay cả khi bầu trời chuyển sang màu tối, và nó chỉ nặng khoảng 900g: rất phù hợp cho chức năng zoom và khả năng chụp ở điều kiện ánh sáng yếu!

 

 

Thông tin bổ sung về Komatsugi no Sakura

Cây này được thắp sáng vào ban đêm, và trông trang nhã trên nền núi và bầu trời đêm. Cánh đồng lúa gần đó có nghĩa là bạn cũng có thể có được một tấm ảnh phản chiếu thú vị nếu có điều kiện phù hợp.

Địa chỉ: Chisato, Làng Achi, Tỉnh Shimo-Ina, Quận Nagano, 395-0304
Thông tin bổ sung: https://zekkeijapan.com/spot/index/1025/ (Phiên bản tiếng Anh)

 

2. Chụp ở góc thấp và lấp đầy khung hình bằng cái cây để thể hiện tỉ lệ

EOS R5/ RF24-105mm f/4L IS USM/ FL: 50mm/ Manual exposure (f/8, 1/160 giây)/ ISO 200/ WB: 4,900K/ Người chụp: Jiro Tateno
Tên cây: Miharu Takizakura (Cây Hoa Anh Đào Thác Nước ở Miharu)
Địa điểm: Miharu, Quận Fukushima
Thời điểm ngắm đẹp nhất: Giữa đến cuối tháng 4

Thông tin về cây này: Miharu Takizakura (三春滝桜)
“Cây Hoa Anh Đào Thác Nước” là một cây hoa anh đào ước tính đã hơn 1000 năm tuổi. Nó có thể là một trong những cây hoa anh đào cô đơn nổi tiếng nhất Nhật Bản và được chỉ định là bảo vật tự nhiên quốc gia vào năm 1922.


Trước: Cái cây trông thật ấn tượng

Một tấm ảnh tổng quan được chụp từ vị trí và góc cao hơn. Khoảng không gian xung quanh cái cây khiến nó trông nhỏ bé.

 

Kỹ thuật: Góc máy ảnh, vị trí, và bố cục

  • Vị trí thấp, góc thấp: máy hơi nghiêng lên trên
  • Lấp đầy khung hình bằng toàn bộ cái cây; giảm thiểu không gian trống

Bảo vật quốc gia này cũng là một trong ba cây hoa anh đào lớn nhất Nhật Bản. Nó cao khoảng 13,5m và các nhánh của nó trải rộng khoảng 25m theo cả hướng bắc-nam và đông-tây. Kích thước và sự hiện diện kỳ vĩ đó là những gì tôi muốn tấm ảnh của mình ghi lại.

Góc và vị trí máy ảnh
Giống như chụp ảnh con người, bạn có thể làm cho cái cây trông ấn tượng, uy nghi hơn bằng cách chụp với máy ảnh ở độ tầm thấp hơn tầm mắt và hơi nghiêng nó lên, đó là điều tôi đã làm để chụp ảnh “Sau”.

Độ dài tiêu cự và thấu kính
Đối với ảnh này, tôi muốn có hiệu ứng tự nhiên hơn nên tôi chụp ở 50mm, tiêu cự này được biết đến với phối cảnh trung hòa. Bạn cũng có thể kết hợp vị trí thấp và góc máy ảnh với một ống kính góc rộng hoặc mắt cá—hiệu ứng phóng đại phối cảnh ở những ống kính này sẽ mang lại một hình thức rất độc đáo.

Xem thêm:
Các Kỹ Thuật Lập Bố Cục đối với Ống Kính Góc Rộng
Chụp Hoa Đào: Tôi Nên Chụp Góc Rộng hay Tele?

Bố cục
Bạn càng đặt nhiều không gian xung quanh cây hoa anh đào thì nó sẽ trông càng nhỏ. Tôi lập bố cục ảnh sao cho toàn bộ chiều rộng của ảnh được lấp đầy bởi cái cây, không có khoảng trống ở bên trái và bên phải. Nếu bạn sử dụng một ống kính rộng hơn, hãy bước lại gần hơn để cái cây lấp đầy khung hình!

 

Kỹ thuật bổ sung: Nếu tôi muốn có thêm bầu trời thì sao?

EOS R5/ RF15-35mm f/2.8L IS USM/ FL: 21mm/ Manual exposure (f/2,8, 15 giây)/ ISO 2000/ WB: 4,000K/ Người chụp: Jiro Tateno

Miharu Takizakura được chiếu sáng vào ban đêm. Nó là một cảnh tượng đẹp, nhưng nếu bạn ở lại cho đến khi đèn tắt (sau 9 giờ tối theo lịch của những năm trước), bạn có thể chụp được một tấm ảnh tuyệt đẹp về cái cây trên nền trời đầy sao. Ở đây, cả cái cây và bầu trời đều quan trọng nên tôi đã tạo ra một tấm ảnh tối giản trong đó bầu trời chiếm 2/3 khung hình. Đồng thời, tôi vẫn lấp đầy cái cây ở phần ba dưới cùng của khung hình nhiều nhất có thể để giữ được ấn tượng của nó.


Ống kính khuyên dùng: Ống kính zoom góc rộng

Thử: RF15-35mm f/2.8L IS USM

Ống kính zoom góc rộng sẽ giúp bạn chụp được những tấm ảnh tuyệt đẹp, sống động về những khung cảnh hùng vĩ trải ra ngay trước mắt bạn, giống như cây Miharu Weeping Sakura khổng lồ trong hình trên. Hãy mua một ống kính có khẩu độ tối đa lớn và bạn cũng sẽ được trang bị tốt để chụp phong cảnh trên bầu trời đầy sao!

 

Tìm hiểu thêm về Miharu Takizakura

Hãy chuẩn bị gặp đám đông vào thời điểm hoa nở rộ vì đây là cây rất nổi tiếng. Phí vào cổng là 500 yên.

Có nhiều loài hoa khác trong cùng khu vực, bao gồm những cây hoa anh đào khác và hoa cải dầu màu vàng. Trên thực tế, toàn bộ thị trấn Miharu là một địa điểm ngắm hoa anh đào nổi tiếng.

Địa chỉ: 296 Takizakurakubo, Miharu-cho, Tamura-gun, Quận Fukushima, 963-7714
Thông tin bổ sung: https://www.japan-guide.com/e/e7792.html (Phiên bản tiếng Anh)
Trang web chính thức: https://miharukoma.com/experience/183 (Dịch máy)

 

3. Cân bằng một cái cây đơn độc với khung cảnh ấn tượng không kém

EOS R5/ RF70-200mm f/4L IS USM/ FL: 200mm/ Manual exposure (f/4, 1/100 giây)/ ISO 200/ WB: 4,900K/ Người chụp: Jiro Tateno
Tên cây: Inai no Ipponzakura (Cây Anh Đào Cô Đơn ở Inai)
Địa điểm: Thành Phố Hachimantai, Quận Iwate
Thời điểm ngắm đẹp nhất: Cuối tháng 4 đến đầu tháng 5

Thông tin về cây này: Inai no Ipponzakura (為内の一本桜)
Nằm trên đỉnh một ngọn đồi nhỏ với Ngọn Núi Iwate có thể nhìn thấy phía sau, cái cây này là địa điểm chụp ảnh và quay phim nổi tiếng.

 

Kỹ thuật: Hiệu ứng nén tele và thời điểm chụp

  • Sử dụng hiệu ứng nén tele để làm cho ngọn núi trông lớn hơn
  • Chụp vào buổi tối để tạo hiệu ứng “đèn sân khấu”.

Điểm nổi bật của địa điểm chụp ảnh này không chỉ là cây hoa anh đào đơn độc mà còn là quang cảnh Núi Iwate phía sau nó. Địa điểm này cách cái cây một khoảng, và ngọn núi thì cách đó hơn 10 km. Có một số cách để lập bố cục ảnh tùy vào việc bạn muốn nhấn mạnh cái gì. Tôi muốn cây hoa anh đào trở thành ngôi sao của tấm ảnh. Ngọn núi nên bổ sung cho nó, nhưng không làm cho cái cây trông quá nhỏ hoặc tầm thường.

Ống kính và bố cục:
Có thể bạn đã quen với kỹ thuật thể hiện một con người nhỏ bé trên nền một cấu trúc lớn hơn nhiều để nhấn mạnh tỉ lệ quy mô của cảnh bạn đang chụp. Nhưng bạn có biết rằng bạn cũng có thể sử dụng phối cảnh và hiệu ứng nén để làm cho thứ gì đó nhỏ bé có vẻ lớn hơn?

Khi tôi sử dụng ống kính tele, có hai điều đã xảy ra:
- Tôi có thể lấp đầy khung hình bằng cây hoa anh đào Inai ngay cả khi đứng xa hơn.
- Hiệu ứng nén tele “kéo” Núi Iwate lại gần và làm cho nó trông gần hơn và to hơn.

Bây giờ, cây hoa anh đào trông gần như to bằng ngọn núi khổng lồ!

Bạn có thể phải thử nghiệm một chút với khoảng cách chụp và độ dài tiêu cự để tìm ra khung hình lý tưởng.

Thủ thuật chuyên nghiệp: Độ dài tiêu cự và khoảng cách chụp của bạn sẽ thay đổi độ lớn (hoặc nhỏ) của cái cây và ngọn núi so với nhau. Ví dụ, với độ dài tiêu cự dài hơn chẳng hạn như 400mm, bạn có thể kéo ngọn núi lại gần nhiều đến mức nó lấp đầy toàn bộ hậu cảnh, điều này sẽ thay đổi hoàn toàn hiệu ứng.

Thời điểm trong ngày

Sau đây là những gì tôi có được khi chụp vào khoảng giữa trưa:

Mặt trời lên cao chiếu sáng toàn bộ khung cảnh, nên ngọn núi cũng được chiếu sáng tốt. Nó tạo ra một tấm ảnh đẹp, nhưng tôi cảm thấy cây hoa anh đào không nổi bật nhiều như tôi muốn.

Giống như ảnh cây hoa anh đào Komatsunagi do Chikako Yagi chụp ở #1, ảnh chính của tôi về cây hoa anh đào Inai được chụp vào buổi tối khi ánh sáng chỉ chiếu lên cái cây, không có ánh sáng trên sườn núi. Hiệu ứng ánh đèn sân khấu làm cho cái cây nổi bật hơn.


Bài học: Chú ý đến góc chiếu sáng
Có thể dự đoán được ánh sáng “đèn sân khấu” đẹp mắt! Nghiên cứu góc và hướng ánh sáng vào những thời điểm khác nhau trong ngày. Các ứng dụng như Sun Surveyor có thể giúp ích. Các cấu trúc và địa mạo xung quanh như núi non cũng có thể hoạt động giống như những lá cờ đen hay ống đèn tự nhiên vào những thời điểm nhất định trong ngày, tạo ra hiệu ứng ánh đèn sân khấu đẹp mắt.


Ống kính khuyên dùng: Ống kính zoom tele

Thử: RF70-200mm f/4L IS USM

Hãy hỏi bất kỳ nhiếp ảnh gia chụp ảnh thiên nhiên hoặc phong cảnh nào, họ có thể sẽ nói với bạn rằng ống kính zoom tele là một trong những thiết bị thiết yếu của họ, nhất là khi đến thăm những địa điểm có đồi núi. RF70-200mm f/4L IS USM mang lại sự cân bằng tốt giữa tính lưu động, tính chắc chắn, và hiệu suất—hoàn hảo cho những chuyến đi phượt và đi bộ đường dài.

 

Tìm hiểu thêm về Inai no Ipponzakura

Trong khi con đường dẫn đến cái cây được dân làng bảo trì cẩn thận, khu đất này thuộc sở hữu tư nhân nên hãy cẩn thận và thể hiện sự tôn trọng! Người dân ở Quận Iwate gọi cây này là “bến cuối mùa xuân” vì nó nở muộn hơn các cây hoa anh đào khác trong thành phố do nó nằm ở độ cao cao hơn.

Địa chỉ: Tameuchiyama, Noda, Thành Phố Hachimantai, Quận Iwate
Thông tin bổ sung: https://www.tohoku-sakurakaido.jp/en/sakuratourism/view/96 (Phiên bản tiếng Anh)

 

Giới thiệu về tác giả

Digital Camera Magazine

Một nguyệt san tin rằng thú vui nhiếp ảnh sẽ tăng cao khi người ta tìm hiểu càng nhiều về các chức năng của máy ảnh. Tạp chí này cung cấp thông tin về các máy ảnh và tính năng mới nhất và thường xuyên giới thiệu các kỹ thuật nhiếp ảnh khác nhau.
Xuất bản bởi Impress Corporation

Jiro Tateno

Sinh tại Tokyo vào năm 1975. Từ khoảng năm 1990, ông tiếp xúc với thiên nhiên qua bộ môn câu cá fly fishing, và chọn bộ môn nhiếp ảnh. Từ năm 1999, ông đi khắp nước chụp ảnh với chủ đề "Vẻ Đẹp Thiên Nhiên". Hiện nay ông cung cấp ảnh cho các tạp chí, sách, áp phích, lịch, v.v. Ông tổ chức một cuộc triển lãm ảnh "Okinawa" vào năm 2010, và triển lãm "Northern Lights - Journey of Light/ Iceland" vào năm 2017.

Chikako Yagi

Chikako Yagi được 20 tuổi khi cô bắt đầu tự học nhiếp ảnh dùng một chiếc máy ảnh SLR chụp phim. Cô nghỉ công việc bình thường để trở thành một nhiếp ảnh gia phong cảnh toàn thời gian vào năm 2016. Từng học việc với các nhiếp ảnh gia nổi tiếng như Kiyoshi Tatsuno và Tomotaro Ema, cô là thành viên của Câu Lạc Bộ Shizensou, được thành lập bởi Kiyoshi Tatsuno và là một trong những câu lạc bộ nhiếp ảnh phong cảnh nổi tiếng nhất ở Nhật Bản. Vào năm 2013, cô được chọn làm một trong 10 Nhiếp Ảnh Gia Hàng Đầu của Câu Lạc Bộ Máy Ảnh Tokyo.

www.chikakoyagi.com
Instagram: @chikako_yagi

Chia sẻ ảnh của bạn trên My Canon Story và nắm bắt cơ hội được giới thiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội của chúng tôi