Những Điểm Cơ Bản Về Bố Cục (3): Bố Cục Trung Tâm, Bố Cục Đối Xứng
Trong Phần 3 của loạt bài này về những điểm cơ bản về bố cục, chúng ta tìm hiểu về các kỹ thuật bố cục trung tâm và bố cục đối xứng. Các kỹ thuật được sử dụng rộng rãi này có thể là đơn giản, nhưng hãy sử dụng chúng hiệu quả và chúng có thể là những công cụ mạnh mẽ để biểu đạt bằng hình ảnh. (Người trình bày: Tatsuya Tanaka)
Bố cục trung tâm: Cách hiệu quả nhất để thu hút sự chú ý đối với đối tượng của bạn
Như tên gọi, trong bố cục trung tâm, đối tượng chính được đặt ở giữa khung hình. Hầu hết các nhiếp ảnh gia mới vào nghề sẽ lập bố cục ảnh theo cách này theo mặc định, nhất là khi họ chưa học cách chụp có chủ đích, hoặc nếu họ muốn lấy nét ở vật gì đó ở giữa khung hình.
Vì lý do đó, một số trường phái cho rằng nó là một kỹ thuật lập bố cục tệ. Nhưng không nhất thiết là vậy! Những lợi ích sau đây biến nó thành một công cụ mạnh mẽ.
Những lợi ích của bố cục trung tâm
- Ý định của nhiếp ảnh gia là rõ ràng. Những vật được đặt ở giữa khung hình có xu hướng có ấn tượng trực quan mạnh hơn. Khi đối tượng chính nằm ở bên phải của trung tâm, chúng ta thấy rất rõ nhiếp ảnh gia muốn người xem chú ý vào đâu.
- Tính ổn định. Nó là một bố cục rất ổn định vì không có gì gây xao lãng.
Ví dụ về bố cục trung tâm
Bố cục trung tâm là lựa chọn phù hợp để chụp cận cảnh thực vật và động vật, như bạn có thể thấy từ các ví dụ sau đây.
1. Một cách hiệu quả để định hướng sự chú ý của người xem
Trong ảnh chụp hoa này, vùng đúng nét là một phần ở giữa khung hình, tương phản với hiệu ứng bokeh mờ mịn xung quanh nó. Sự cân bằng giữa hai yếu tố này có tác dụng chuyển tải vẻ mềm mại của bông hoa: Nếu không có khu vực sắc nét, ảnh sẽ trông như chỉ là bị mất nét.
2. Lý tưởng để nhấn mạnh đối tượng chính
Bố cục trung tâm này được nâng cao bằng hiệu ứng bokeh hậu cảnh mờ mịn, giúp đơn giản hóa hậu cảnh. Một bố cục trung tâm có thể dễ dàng có vẻ nghiệp dư nếu quá rối rắm làm cho đối tượng chính không thể nổi bật. Hãy luôn để ý các yếu tố xung quanh đối tượng của bạn, và đảm bảo hậu cảnh được đơn giản nhất có thể.
3. Đối tượng không cần phải có kích thước nhỏ
Tôi cố đảm bảo toàn bộ con khỉ nằm trong giữa khung hình. Ngay cả khi một vật thể có vẻ là quá lớn, đôi khi tất cả những gì bạn cần là điều chỉnh độ dài tiêu cự và/hoặc khoảng cách chụp.
Thủ thuật: Quan sát tỉ lệ của bạn!
Nếu đối tượng của bạn chiếm quá ít hoặc quá nhiều khung hình, ảnh sẽ trông không cân bằng về mặt trực quan. Đảm bảo rằng đối tượng chính không bị lấn át bởi các yếu tố khác. Thử nghiệm với các độ dài tiêu cự/khoảng cách chụp khác nhau cho đến khi tỉ lệ có vẻ vừa phải.
Để biết thêm thủ thuật sử dụng bố cục trung tâm, xem thêm:
Các Bố Cục Đơn Giản Nhưng Thiết Yếu (Phần 2): Bố Cục Trung Tâm & Bố Cục Đường Chéo
Bố cục đối xứng: Thể hiện vẻ đẹp của sự hài hòa
Trong bố cục đối xứng, hai nửa ảnh là hình ảnh phản chiếu của nhau. Một bố cục như thế sẽ tự động tạo ra cảm giác hài hòa và sự cân bằng thẩm mỹ—một cách dễ dàng để có được một tấm ảnh đẹp!
Các dạng đối xứng
Các đối tượng lý tưởng cho bố cục đối xứng có ở mọi nơi. Mặc dù có nhiều dạng đối xứng. Sau đây là hai dạng thường gặp nhất.
1. Đối xứng ngang
Ảnh chụp một tòa nhà này sử dụng bố cục đối xứng ngang: Nửa bên trái và bên phải của ảnh đối xứng với nhau. Đây là dạng đối xứng bạn thường thấy trong các công trình kiến trúc.
Bạn có thể quan tâm đến:
Chụp Ảnh Kiến Trúc #1: 3 Khái Niệm Cơ Bản
2. Đối xứng dọc
Trong bố cục đối xứng dọc, một đối tượng và hình ảnh phản chiếu của nó lần lượt chiếm nửa trên và nửa dưới của ảnh. Đây là dạng đối xứng bạn thường thấy trong hình ảnh phản chiếu dưới nước.
Thủ thuật: Chụp ở điều kiện thời tiết tĩnh lặng
Để có hình ảnh phản chiếu rõ hơn từ mặt nước, hãy chụp ở điều kiện thời tiết tĩnh lặng. Ảnh bên trên được chụp vào sáng sớm không có gió.
Các thủ thuật khác về chụp hình ảnh phản chiếu dưới nước ở đây:
Tạo Ra Một Thế Giới Mát Mẻ, Thanh Bình với Hình Ảnh Phản Chiếu Dưới Nước và Cân Bằng Trắng
Các Thủ Thuật Chụp Ảnh Hình Ảnh Phản Chiếu Dưới Nước: Vui Nghịch với Vũng Nước!
Hình ảnh phản chiếu làm cho bố cục đối xứng trở nên quyến rũ hơn
Để ý những bề mặt phản chiếu, vì chúng cũng có thể giúp bạn tạo ra bố cục đối xứng thú vị! Không nhất thiết phải là một tấm gương hay bề mặt nước: Ảnh bên trên có được là nhờ vào sàn nhà đánh sáp đẹp. Đối với những ảnh chụp ở góc thấp như thế này, cũng có ích khi sử dụng màn hình LCD có thể thay đổi góc.
Thủ thuật: Tìm cách thêm sự khác nhau
Một vấn đề với bố cục đối xứng là chúng có thể trông khá nhàm: Hoặc là nửa trên và nửa dưới hoặc là nửa bên trái và nửa bên phải có một mô thức giống nhau.
Để làm cho ảnh trông thú vị hơn, hãy thử thêm sự khác nhau nào đó. Ví dụ, bạn có thể thử các cách khác nhau để định hướng ánh mắt của người xem, hoặc tìm sự nhịp nhàng và mô thức trong đối tượng. Xem bạn có thể kết hợp bố cục đối xứng với các kỹ thuật lập bố cục khác được bao nhiêu cách!
Các bài viết khác trong loạt bài này:
Những Điểm Cơ Bản Về Bố Cục: Lập Khung Hình, Ngang và Dọc
[Phần 2] Những Điểm Cơ Bản về Bố Cục! “Chủ Đề Chính & Chủ Đề Phụ” và “Bố Cục Tam Giác”
[Phần 4] Những Điểm Cơ Bản Về Bố Cục! “Bố Cục Đường Chéo” và “Bố Cục Quy Tắc Phần Ba”
Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.
Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.
Đăng Ký Ngay!Giới thiệu về tác giả
Một nguyệt san tin rằng thú vui nhiếp ảnh sẽ tăng cao khi người ta tìm hiểu càng nhiều về các chức năng của máy ảnh. Tạp chí này cung cấp thông tin về các máy ảnh và tính năng mới nhất và thường xuyên giới thiệu các kỹ thuật nhiếp ảnh khác nhau.
Xuất bản bởi Impress Corporation
Sinh năm 1956, Tanaka là một trong các nhiếp ảnh gia hiếm hoi sáng tác các tác phẩm ở nhiều thể loại khác nhau từ một phối cảnh bình thường. Những thể loại này là từ những thứ trong đời sống hàng ngày của chúng ta, chẳng hạn như côn trùng và hoa, đến phong cảnh, các tòa nhà cao tầng, và các thiên thể. Ngoài nhiếp ảnh, Tanaka cũng đã phát triển phương pháp riêng của mình trong các quy trình hậu xử lý bao gồm sửa ảnh và in ảnh.