Tìm những nội dung bạn muốn

hoặc tìm kiếm bằng

các chủ đề

Article
Article

Article

e-Book
e-Book

e-Book

Video
Video

Video

Campaigns
Campaigns

Campaigns

Architecture
Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Architecture
DSLRs

DSLRs

Architecture
Quay phim

Quay phim

Architecture
Nhiếp ảnh thiên văn

Nhiếp ảnh thiên văn

Architecture
Không gương

Không gương

Architecture
Nhiếp ảnh kiến trúc

Nhiếp ảnh kiến trúc

Architecture
Công nghệ Canon

Công nghệ Canon

Architecture
Nhiếp ảnh ít sáng

Nhiếp ảnh ít sáng

Architecture
Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Architecture
Nhiếp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh phong cảnh

Architecture
Nhiếp ảnh vĩ mô

Nhiếp ảnh vĩ mô

Architecture
Nhiếp ảnh thể thao

Nhiếp ảnh thể thao

Architecture
Nhiếp ảnh du lịch

Nhiếp ảnh du lịch

Architecture
Nhiếp ảnh dưới nước

Nhiếp ảnh dưới nước

Architecture
Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Architecture
Nhiếp ảnh đường phố

Nhiếp ảnh đường phố

Architecture
Máy ảnh không gương lật full-frame

Máy ảnh không gương lật full-frame

Architecture
Ống kính và phụ kiện

Ống kính và phụ kiện

Architecture
Nature & Wildlife Photography

Nature & Wildlife Photography

Architecture
Nhiếp ảnh chân dung

Nhiếp ảnh chân dung

Architecture
Chụp ảnh ban đêm

Chụp ảnh ban đêm

Architecture
Chụp ảnh thú cưng

Chụp ảnh thú cưng

Architecture
Giải pháp in ảnh

Giải pháp in ảnh

Architecture
Đánh giá sản phẩm

Đánh giá sản phẩm

Architecture
Chụp ảnh cưới

Chụp ảnh cưới

Các thông tin hữu ích và hướng dẫn >> Tất cả thông tin hữu ích và hướng dẫn

Những Điểm Cơ Bản Về Bố Cục (4): Bố Cục Đường Chéo và Quy Tắc Phần Ba

2019-04-12
18
35.79 k
Trong bài viết này:

Bố cục đường chéo và Quy Tắc Phần Ba là các quy tắc bố cục cơ bản đã được sử dụng từ thời đại hội họa. Chúng vẫn được sử dụng rất phổ biến trong nghệ thuật trực quan. Hãy tìm hiểu thêm về chúng trong bài viết này. (Người trình bày: Tatsuya Tanaka)

Các bài viết trước đây trong loạt bài này:
1. Lập Khung Hình, Ngang và Dọc
2. Các Đối Tượng Chính và Phụ; Hình Tam Giác
3. Bố Cục Trung Tâm, Bố Cục Đối Xứng

 

Bố cục đường chéo: Tạo ra tính động và độ sâu

Sơ đồ bố cục đường chéo

Trong bố cục đường chéo, các yếu tố trong ảnh được sắp xếp dựa trên một đường chéo. Một bố cục như thế có thể nhấn mạnh phối cảnh, mang lại cho ảnh cảm giác độ sâu, và cũng thêm vẻ động cho ảnh.

 

Ví dụ về bố cục đường chéo

1. Các đường chéo đơn

i) Dùng các đường thẳng trên một bề mặt núi

Sườn núi với rừng

Sơ đồ cho thấy đường chéo trung tâm

Tôi tình cờ gặp ngọn núi dốc này vào cuối thu và dùng một ống kính tele để chụp được phong cảnh gần hơn.  Ảnh này được lập bố cục để căn đường chéo theo các đường thẳng tự nhiên trên bề mặt núi.

 

ii) Các chi tiết kiến trúc trên nền cảnh đêm

Cảnh đêm với các chi tiết kiến trúc của cửa sổ đài quan sát ở tiền cảnh
(Ảnh của Canon)

Sơ đồ cho thấy các đường chéo hình thành bởi các chi tiết kiến trúc

Một tấm ảnh góc rộng đơn giản, chụp cảnh đêm có thể là đẹp, nhưng ngoài kia có vô số ảnh tương tự. Với ảnh này, nhiếp ảnh gia đã kết hợp các chi tiết kiến trúc của đài quan sát mà ông chụp từ tiền cảnh. Nó mang tính đồ họa, bất ngờ, và làm cho ảnh trông có vẻ động nhiều hơn.

Thủ thuật: Đường chéo không nhất thiết phải là nằm ngay giữa
Với ảnh này, đường chéo (đường màu đỏ) được đặt thấp hơn so với đường chéo giữa (đường chấm chấm màu xanh). Nó là một góc bất ngờ, và làm cho ảnh trông có vẻ thú vị hơn nữa. 

 

2. Sử dụng các đường chéo giao nhau để dẫn hướng và tập trung sự chú ý

Máy bay trên trời
Sơ đồ thể hiện các đường chéo giao nhau

Khi bạn có hai đường chéo giao nhau, mắt của người xem sẽ tập trung vào điểm giao của chúng. Bạn có thể sử dụng quy tắc đó khi bạn quyết định nên đặt các yếu tố chính ở đâu trong bố cục của bạn.

Trong ví dụ này, hình chữ "X" được tạo thành bởi thân và cánh máy bay nằm ở nửa chéo phía trên của ảnh.

Lưu ý điều này: Khu vực bên dưới các đường chéo càng lớn, bố cục càng ổn định.

 

Bố cục Quy Tắc Phần Ba: Loại bố cục cân bằng nhất

Sơ đồ Quy Tắc Phần Ba

Bố cục Quy Tắc Phần Ba là một trong những kỹ thuật thường được sử dụng nhất. Trong bố cục này, khung hình được chia thành 9 phần bằng nhau, và đối tượng chính được đặt ở gần một trong các điểm giao giữa các đường thẳng.

Thủ thuật: Hiển thị khung lưới 3x3
Nếu có thể khó hình dung ra các phần ba trong khung hình. Nhưng đừng lo—máy ảnh của bạn có một tính năng dẫn hướng trực quan tích hợp. Chỉ cần bật tính năng hiển thị khung lưới 3x3 (tham khảo tài liệu hướng dẫn sử dụng của máy ảnh để biết hướng dẫn). Tính năng này cũng giúp bạn xem liệu các đường thẳng của bạn có cân bằng dọc/ngang hay không.

 

Ví dụ về bố cục Quy Tắc Phần Ba

1. Đặt đối tượng trên các điểm giao

Hoa

Sơ đồ cho thấy khung lưới 3x3 và vị trí các bông hoa

2 đóa hoa dâm bụt này mọc sát nhau, được đặt ở 2 điểm nơi các đường thẳng trên khung lưới 3x3 giao nhau.  Nhiếp ảnh gia cũng đã bao gồm một đóa hoa thứ ba ở phía sau trong bóng râm để làm nổi bật độ sâu.

 

Những chiếc đèn trong quán ăn
(Ảnh của Canon)

Sơ đồ cho thấy vị trí của những chiếc đèn ở các điểm giao trên khung lưới 3x3

Ảnh này chụp những chiếc đèn trần trong một quán ăn có thể có vẻ như là một tấm chụp nhanh đơn giản, thiếu tổ chức. Tuy nhiên, hãy để ý nhiếp ảnh gia đã đặt chụp đèn ở gần các điểm giao trên khung lưới 3x3 như thế nào, dẫn đến một bố cục gọn gàng, cân bằng.

 

2. Chia bố cục thành tỉ lệ 6:3

Phong cảnh tự nhiên với bầu trời, mặt đất và hồ nước
(Ảnh của Canon)

Sơ đồ thể hiện bố cục 6:3

Trong ảnh này, bầu trời và những đám mây (đối tượng chính) chiếm hai phần ba ảnh, và hồ nước và mặt đất chiếm phần ba còn lại. Việc chia bố cục thành tỉ lệ 6:3 như thế này giúp tạo ra một bố cục ổn định.

 

3. Kết hợp Quy Tắc Phần Ba với bố cục chia tách

Một kỹ thuật lập bố cục thường được sử dụng cùng với Quy Tắc Phần Ba, nhất là trong chụp ảnh phong cảnh là bố cục chia tách. Trong kỹ thuật này, khung hình được chia thành các phần bằng nhau về chiều dọc hoặc chiều ngang. Làm như thế giúp tạo ra cảm giác ổn định dễ hơn.

Cảnh đêm

Sơ đồ cho thấy ảnh được chia đôi như thế nào

Một tấm ảnh khắc họa sự tăng màu của bầu trời và ánh sáng. Ở đây, bố cục chia đôi đã được sử dụng để làm nổi bật sự tương phản một cách hiệu quả.

Thủ thuật: Làm thế nào để làm cho ảnh của bạn trông hấp dẫn hơn
Bố cục Quy Tắc Phần Ba và bố cục chia tách đều có ích để tạo ra những tấm ảnh có sự cân bằng và ổn định trực quan, nhưng chúng cũng có thể dễ dàng dẫn đến một tấm ảnh tẻ nhạt. Để khắc phục vấn đề đó, đừng rơi vào cái bẫy của việc đặt đối tượng của bạn lên các đường thẳng và điểm giao một cách máy móc! Thay vào đó, hãy tìm cách làm cho đối tượng của bạn trông hấp dẫn hơn về mặt trực quan. Bạn có thể bắt đầu bằng cách cân nhắc mối quan hệ giữa đối tượng chính và các yếu tố khác. Chúng ta sẽ tìm hiểu điều đó trong loạt bài viết tiếp theo.

 

Để biết thêm thông tin về bố cục Quy Tắc Phần Ba, xem thêm:
Những Bố Cục Đơn Giản nhưng Thiết Yếu (Phần 1): Quy Tắc Phần Ba & Quy Tắc Phần Tư
Cách Áp Dụng Quy Tắc Một Phần Ba Trong Nhiếp Ảnh Chân Dung Và Nhiếp Ảnh Đường Phố

 


Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.

Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.

Đăng Ký Ngay!

Giới thiệu về tác giả

Tatsuya Tanaka

Sinh năm 1956, Tanaka là một trong các nhiếp ảnh gia hiếm hoi sáng tác các tác phẩm ở nhiều thể loại khác nhau từ một phối cảnh bình thường. Những thể loại này là từ những thứ trong đời sống hàng ngày của chúng ta, chẳng hạn như côn trùng và hoa, đến phong cảnh, các tòa nhà cao tầng, và các thiên thể. Ngoài nhiếp ảnh, Tanaka cũng đã phát triển phương pháp riêng của mình trong các quy trình hậu xử lý bao gồm sửa ảnh và in ảnh.

http://tatsuya-t.com/

Chia sẻ ảnh của bạn trên My Canon Story và nắm bắt cơ hội được giới thiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội của chúng tôi