Vui Sử Dụng Kính Lọc PL: Băng Giá Với Màu Sắc Man Dại
Chúng ta đều biết rằng kính lọc phân cực (kính lọc PL) giúp làm nổi màu sắc và giảm phản xạ, nhưng bạn có biết rằng nó cũng có thể tạo ra nghệ thuật dạng khác hay không? Sau đây là cách một nhiếp ảnh gia sử dụng nó để tạo ra tác phẩm hấp dẫn mà bạn nhìn thấy bên dưới. (Người trình bày: Chikako Yagi, Digital Camera Magazine)
EOS 50D/ EF70-200mm f/4L IS USM/ FL: 121mm (tương đương 194mm)/ Aperture-priority AE (f/4, 1/125 giây, EV -0,3)/ ISO 100/ WB: Daylight
Có kính lọc PL
Băng giá trên cửa sổ mà trước đây bạn chưa từng thấy
Băng giá hình thành khi hơi nước trong không khí đóng băng thành những tinh thể băng. Tôi thức dậy vào một buổi sáng mùa đông rét buốt và nhìn thấy chúng xuất hiện bên trong cửa sổ phòng mình, tạo thành những hoa văn đẹp làm nhớ đến một cái tên khác của chúng, “hoa băng”. Chúng hẳn sẽ tạo thành một tấm ảnh đẹp theo cách của chúng, nhưng tôi tiến xa thêm một bước và quyết định nghịch với một số kính lọc phân cực, biến những hình dạng và hoa văn mà thiên nhiên tạo ra thành nghệ thuật trừu tượng.
Thiết bị chính
- Ống kính tele
- 2 kính lọc phân cực
Tôi sử dụng một kính lọc CPL và một tấm phim phân cực. Miễn là bạn có một kính lọc phân cực có thể gắn vào ống kính, và một kính lọc khác bạn có thể đặt tự do đằng sau đối tượng, bất kỳ kiểu nào cũng được.
Cài đặt của tôi
A: Kính lọc CPL – Đặt trên ống kính
B: Tấm phim phân cực – Đặt bên ngoài cửa sổ
C: Băng giá trên cửa sổ – Ở cửa sổ trong nhà, giữa các kính lọc phân cực
Một khi thực hiện xong, chỉ cần xoay kính lọc PL trên ống kính cho đến khi bạn có được hiệu ứng mong muốn. Thật kỳ ảo!
Cách hoạt động của nó
Nếu bạn quan sát kính lọc phân cực dưới kính hiển vi, có khả năng bạn sẽ nhìn thấy các đường sọc trên nó. Những đường sọc này đảm bảo rằng chỉ có ánh sáng đi theo một hướng mới có thể đi qua kính lọc phân cực. Trường hợp này được gọi là “phân cực”.
Khi 2 kính lọc phân cực được căn sao cho các mặt phẳng phân cực của chúng nằm ở các góc vuông với nhau, chẳng hạn như nếu một cái được đặt ở vị trí phân cực ánh sáng dọc và cái kia, ánh sáng ngang, nó được gọi là “bố cục Nicols chéo”. Bố cục này dẫn đến phân cực chéo, trong đó hiệu ứng phân cực của từng kính lọc phân cực cản nhau, tạo ra những màu sắc tạo ảo giác như bạn thấy.
Hãy thử cách này:
Trong cài đặt của tôi, kính lọc phân cực B phân cực ánh sáng trước khi nó chiếu đến đối tượng của tôi. Bạn sẽ có được một tấm ảnh hơi khác nếu bạn đặt kính lọc phân cực B giữa đối tượng và kính lọc PL trên ống kính, mặc dù vẫn có màu sắc man dại.
---
Lúc này bạn đã biết cách hoạt động của nó, tại sao không thử với các đối tượng khác và xem bạn sẽ có được gì?
Sau đây là một thủ thuật khác nên thử với kính lọc PL khi bạn ngồi máy bay vào lần sau:
Phong Cảnh Qua Cửa Sổ Máy Bay: Một Hiệu Ứng Đồ Họa với Màu Ngũ Sắc
Để biết các cách khác để tạo ra hiệu ứng nghệ thuật chỉ bằng máy ảnh của bạn, hãy tham khảo:
Nghệ Thuật Chụp Với Tốc Độ Cửa Trập Thấp: Biến một Tấm Ảnh thành một Bức Tranh Màu Nước Trừu Tượng
Tôi Có Thể Có Được Những Tấm Ảnh Độc Đáo Gì Bằng Kỹ Thuật Lia Tròn?
Cách Chụp Ảnh Pháo Hoa Nghệ Thuật Bằng Cách Chụp Cầm Tay!
Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.
Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.
Đăng Ký Ngay!Giới thiệu về tác giả
Một nguyệt san tin rằng thú vui nhiếp ảnh sẽ tăng cao khi người ta tìm hiểu càng nhiều về các chức năng của máy ảnh. Tạp chí này cung cấp thông tin về các máy ảnh và tính năng mới nhất và thường xuyên giới thiệu các kỹ thuật nhiếp ảnh khác nhau.
Xuất bản bởi Impress Corporation
Chikako Yagi được 20 tuổi khi cô bắt đầu tự học nhiếp ảnh dùng một chiếc máy ảnh SLR chụp phim. Cô nghỉ công việc bình thường để trở thành một nhiếp ảnh gia phong cảnh toàn thời gian vào năm 2016. Từng học việc với các nhiếp ảnh gia nổi tiếng như Kiyoshi Tatsuno và Tomotaro Ema, cô là thành viên của Câu Lạc Bộ Shizensou, được thành lập bởi Kiyoshi Tatsuno và là một trong những câu lạc bộ nhiếp ảnh phong cảnh nổi tiếng nhất ở Nhật Bản. Vào năm 2013, cô được chọn làm một trong 10 Nhiếp Ảnh Gia Hàng Đầu của Câu Lạc Bộ Máy Ảnh Tokyo.
www.chikakoyagi.com
Instagram: @chikako_yagi