Bầu Trời Màu Vàng Óng Pha Xanh Lúc Hoàng Hôn: Trong Máy và Xử Lý Hậu Kỳ
Những quyết định chính xác trong máy ảnh có thể mang lại cho bạn một tấm ảnh tuyệt vời; xử lý hậu kỳ hiệu quả có thể cải thiện ấn tượng của tấm ảnh tuyệt vời đó và biến nó thành một kiệt tác. Trong bài viết này, một nhiếp ảnh gia phong cảnh đưa chúng ta đi qua những quyết định quan trọng dẫn đến tấm ảnh tuyệt đẹp này, từ bố cục đến lựa chọn kính lọc và cuối cùng, đến những cải thiện trong xử lý hậu kỳ làm nổi bật những cái đẹp nhất trong ảnh. (Người trình bày: Jiro Tateno, Digital Camera Magazine)
EOS 5D Mark III/ EF16-35mm f/2.8L II USM/ FL: 19mm/ Manual exposure (f/14, 1 giây)/ ISO 100/ WB: 4,800K/ kính lọc GND
Địa điểm: Vịnh Nagura, Quần Đảo Ishigaki (Phiên bản tiếng Anh), Okinawa/ Thời Gian: 18:59, đầu tháng 6
Vịnh Nagura, địa điểm chụp ảnh này, có nước rất nông. Khi đi sâu vào đất liền, nước tĩnh lặng hơn ngoài biển khơi. Hầu như không có sóng trừ khi có thời tiết rất xấu.
Ảnh này được chụp chỉ một lúc sau khi mặt trời lặn xuống dưới đường chân trời. Trên trời vẫn có những đám mây chiếu sáng từ những tia nắng còn sót lại, dẫn đến một sự chuyển màu xanh dương-cam rất đẹp.
Bước 1: Chọn bố cục tốt nhất để thể hiện màu sắc
Với ảnh này: Kết hợp hình ảnh phản chiếu dưới nước; sử dụng bố cục chia đôi
Tôi thấy rằng cách hay nhất để thể hiện vẻ đẹp của bầu trời là chụp nó một cách đối xứng cùng với hình ảnh phản chiếu của nó trên mặt nước. Bố cục chia đôi có hiệu quả đối với cách này.
Để đảm bảo rằng ảnh của tôi có cùng mức màu sắc của bầu trời trong hình ảnh phản chiếu và trong bản thân bầu trời, tôi chụp từ một góc cao.
Nếu tôi sử dụng Quy Tắc Phần Ba
Sử dụng một bố cục khác có thể làm thay đổi câu chuyện của ảnh. Ảnh bên trên được chụp ở điều kiện gần giống như tấm ảnh chính trong bài viết này. Sự khác biệt duy nhất là nó được lập khung hình dùng Quy Tác Phần Ba, và gồm có mặt trăng, hoàng hôn và biển. Với sự thay đổi này, tấm ảnh mới trình bày sự chuyển tiếp từ chiều muộn sang buổi tối.
Bước 2: Sử dụng một kính lọc ND độ sáng theo vùng để cân bằng những chênh lệch về độ sáng
Với ảnh này: Một kính lọc ND4 giảm 2 stop của phần sáng hơn của cảnh
Khi tôi chụp ảnh này vào buổi chiều muộn, bầu trời và biển đã hầu như có cùng độ sáng. Tuy nhiên, bầu trời vẫn sáng hơn một chút.
Kính lọc ND độ sáng theo vùng (kính lọc GND) là hoàn hảo để cân bằng những chênh lệch nhỏ về độ sáng như thế này. Dĩ nhiên, tôi cũng đã có thể khắc phục vấn đề này bằng xử lý hậu kỳ, nhưng tôi thích việc có thể kiểm tra kết quả ngay tại chỗ.
Với ảnh này, tôi sử dụng một kính lọc ND4, đặt nó sao cho phần tối của kính lọc che hình ảnh từ phía dưới đường chân trời một chút hướng lên trên.
Ví dụ ‘không kính lọc’ được phơi sáng theo hình ảnh phản chiếu của hoàng hôn. Bầu trời quá sáng, và độ tương phản màu sắc tỏ ra yếu. Các phần sáng nhất của ảnh bị cháy sáng.
Ảnh GIF bên dưới cho thấy việc sử dụng kính lọc GND giữ lại nhiều chi tiết hơn trên bầu trời và cải thiện độ tương phản màu sắc như thế nào.
Xem một ví dụ khác về kính lọc GND đang được sử dụng trong:
6 Tính Năng Hữu Ích của EOS R Để Chụp Núi Có Mây
Bước 3: Cải thiện sự chuyển màu trong xử lý hậu kỳ ảnh RAW
Bước cuối cùng của tôi là cải thiện ảnh trong xử lý hậu kỳ sao cho những màu sắc kết hợp trên trời và mặt biển có vẻ ấn tượng hơn.
Xử lý hậu kỳ bước 1: Cải thiện thêm độ sáng không đều bằng gradient filter
Mặc dù tôi đã giảm độ sáng của bầu trời bằng kính lọc GND, nó vẫn sáng hơn một chút so với mức tôi muốn. Bạn có thể bỏ qua bước này nếu bạn hài lòng với kết quả từ việc sử dụng kính lọc GND.
Tôi áp dụng công cụ gradient filter thấp hơn đường chân trời một chút (ở phần sáng nhất của hình ảnh phản chiếu) và giảm độ sáng cho đến khi nó có cùng mức như phần còn lại của bề mặt biển. Sau đó, tôi tăng độ tương phản cho đến khi các chi tiết có vẻ đủ nổi bật.
Sử dụng công cụ gradient filter và điều chỉnh Độ Sáng thành “-0.15” và Độ Tương Phản thành “+18” đã cân bằng độ sáng giữa bầu trời và biển đối với ảnh này.
Xử lý hậu kỳ bước 2: Sử dụng công cụ radial filter để thu hút thêm sự chú ý vào màu hoàng hôn
Tiếp theo, tôi sử dụng công cụ radial filter để chọn các phần của ảnh có hoàng hôn nhiều màu sắc. Sau đó tôi giảm độ sáng của những phần đó. Điều này thu hút ánh mắt của người xem vào phần giữa ảnh, làm cho hoàng hôn có vẻ ấn tượng hơn nữa.
Để cải thiện sự chuyển màu và thu hút sự chú ý của người xem vào phần giữa ảnh, tôi sử dụng công cụ radial filter để chọn khu vực được cho thấy và giảm độ sáng của nó. Giá trị được sử dụng cho ảnh này là “-0.20”.
---
Để xem một bài hướng dẫn khác về cách chụp hình ảnh phản chiếu dưới nước của bầu trời lúc hoàng hôn, nhưng có nhiều thông tin hơn về cách chụp hình ảnh phản chiếu, hãy xem:
Hình ảnh phản chiếu: Cảnh Biển Bất Tận Lúc Hoàng Hôn
Bạn có thể quan tâm đến:
Xử Lý Ảnh RAW: Cách Làm Nổi Bật Màu Xanh Dương Trong Ảnh Chụp Vào "Giờ Màu Xanh"
Bắt Đầu Chụp Ảnh Phong Cảnh: 5 Điều Cần Biết
Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.
Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.
Đăng Ký Ngay!Giới thiệu về tác giả
Một nguyệt san tin rằng thú vui nhiếp ảnh sẽ tăng cao khi người ta tìm hiểu càng nhiều về các chức năng của máy ảnh. Tạp chí này cung cấp thông tin về các máy ảnh và tính năng mới nhất và thường xuyên giới thiệu các kỹ thuật nhiếp ảnh khác nhau.
Xuất bản bởi Impress Corporation
Sinh tại Tokyo vào năm 1975. Từ khoảng năm 1990, ông tiếp xúc với thiên nhiên qua bộ môn câu cá fly fishing, và chọn bộ môn nhiếp ảnh. Từ năm 1999, ông đi khắp nước chụp ảnh với chủ đề "Vẻ Đẹp Thiên Nhiên". Hiện nay ông cung cấp ảnh cho các tạp chí, sách, áp phích, lịch, v.v. Ông tổ chức một cuộc triển lãm ảnh "Okinawa" vào năm 2010, và triển lãm "Northern Lights - Journey of Light/ Iceland" vào năm 2017.