Tìm những nội dung bạn muốn

hoặc tìm kiếm bằng

các chủ đề

Article
Article

Article

e-Book
e-Book

e-Book

Video
Video

Video

Campaigns
Campaigns

Campaigns

Architecture
Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Architecture
DSLRs

DSLRs

Architecture
Quay phim

Quay phim

Architecture
Nhiếp ảnh thiên văn

Nhiếp ảnh thiên văn

Architecture
Không gương

Không gương

Architecture
Nhiếp ảnh kiến trúc

Nhiếp ảnh kiến trúc

Architecture
Công nghệ Canon

Công nghệ Canon

Architecture
Nhiếp ảnh ít sáng

Nhiếp ảnh ít sáng

Architecture
Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Architecture
Nhiếp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh phong cảnh

Architecture
Nhiếp ảnh vĩ mô

Nhiếp ảnh vĩ mô

Architecture
Nhiếp ảnh thể thao

Nhiếp ảnh thể thao

Architecture
Nhiếp ảnh du lịch

Nhiếp ảnh du lịch

Architecture
Nhiếp ảnh dưới nước

Nhiếp ảnh dưới nước

Architecture
Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Architecture
Nhiếp ảnh đường phố

Nhiếp ảnh đường phố

Architecture
Máy ảnh không gương lật full-frame

Máy ảnh không gương lật full-frame

Architecture
Ống kính và phụ kiện

Ống kính và phụ kiện

Architecture
Nature & Wildlife Photography

Nature & Wildlife Photography

Architecture
Nhiếp ảnh chân dung

Nhiếp ảnh chân dung

Architecture
Chụp ảnh ban đêm

Chụp ảnh ban đêm

Architecture
Chụp ảnh thú cưng

Chụp ảnh thú cưng

Architecture
Giải pháp in ảnh

Giải pháp in ảnh

Architecture
Đánh giá sản phẩm

Đánh giá sản phẩm

Architecture
Chụp ảnh cưới

Chụp ảnh cưới

Các thông tin hữu ích và hướng dẫn >> Tất cả thông tin hữu ích và hướng dẫn

Hướng Dẫn Chụp Ảnh Chim Dành Cho Người Mới

2020-08-19
2
3.62 k
Trong bài viết này:

Bạn muốn thử chụp ảnh chim? Sau đây là hướng dẫn từng bước dành cho người mới cho buổi chụp ảnh chim đầu tiên của bạn, từ việc bạn nên chuẩn bị gì, đến việc bạn nên chụp ở đâu và khi nào và một số thiết lập máy ảnh đề nghị để bạn bắt đầu.

 

Bước 1: Tôi cần thiết bị gì?

Một ống kính có tầm vươn xa

Chụp ảnh chim là một thể loại trong đó có tầm vươn xa hơn luôn là tốt hơn—đến quá gần trên thực thế có thể làm cho chim hoảng sợ và bay đi.

Mặc dù độ dài tiêu cự tốt nhất cần sử dụng phụ thuộc vào kích thước của con chim, khoảng cách của bạn với nó, và bạn muốn nó chiếm bao nhiêu trong bố cục của bạn, nhưng trong phần lớn trường hợp, bạn cần một độ dài tiêu cự tương đương full-frame ít nhất là 200mm, có nghĩa là một ống kính tele.

Máy ảnh nhắm vào hàng cây

cho thấy góc xem ở những độ dài tiêu cự khác nhau

Thủ thuật: Teleconverter (cũng được gọi là extender) có thể mang lại cho bạn tầm vươn xa hơn nữa. Cân nhắc mua một chiếc nếu ống kính của bạn tương thích.


Đối với chụp ảnh chim thông thường, bạn sử dụng máy ảnh nào là không quan trọng miễn là nó cho phép bạn chụp ở những độ dài tiêu cự xa. Nhưng bạn có lợi thế nếu bạn sử dụng máy ảnh APS-C: Hệ số crop 1,6x mang lại cho bạn tầm xươn xa hơn so với cùng ống kính trên một máy ảnh full-frame.

Ảnh chú chim hút mật thể hiện cảm biến crop

Đen: Full-frame
Đỏ: Định dạng APS-C (crop 1,6x)

Ví dụ như, chụp ở 200mm trên máy ảnh APS-C mang lại cho bạn góc xem tương đương 320mm trên máy ảnh full-frame. Hình ảnh này được ghi lại dùng độ phân giải hoàn chỉnh của camera, mang lại khả năng linh hoạt cao hơn nữa để crop thêm và in ra.


Các tính năng khác của máy ảnh cần xem xét

- Chụp liên tục tốc độ cao
- Phạm vi bao phủ AF rộng hơn, mật độ cao hơn
- Thực hiện AF nhanh hơn


Thủ thuật: Tự làm quen với các thao tác của máy ảnh.

Chim di chuyển rất nhanh. Bạn không muốn lần mò với thiết bị và bỏ lỡ cơ hội chụp ảnh! Đảm bảo bạn quen thuộc với cách vận hành máy ảnh của bạn trước khi chụp.


Ống nhòm

Trước khi bắt đầu chụp chim, bạn cần phải có thể phát hiện chúng! Một chiếc ống nhòm tốt sẽ rất tiện.

Đối với ngắm chim và chụp ảnh chim thông thường, một chiếc ống nhòm có độ phóng đại 8x hoặc 10x sẽ là đủ. Ống nhòm 12x hoặc 14x hiệu quả hơn để quan sát chim và chi tiết nhỏ hơn.

8x20 IS

10x20 IS

 

Chọn ống nhòm: Trong tên có gì?

Tên ống nhòm

(1) Độ phóng đại: Con số này càng lớn, đối tượng có vẻ càng gần. 
(2) Đường kính hiệu dụng của vật kính: Con số này càng lớn, thị trường càng rộng và hình ảnh bạn thấy càng sáng.
(3) Cơ Chế Ổn Định Hình Ảnh: Giúp ổn định hình ảnh, ngay cả ở độ phóng đại cao.

Thông tin hay: Hiện tượng rung hình ảnh do cử động tay trở nên rõ hơn ở các độ phóng đại cao. Công nghệ Image Stabilizer (Ổn Định Hình Ảnh, IS) trên các ống nhòm của Canon giúp ổn định hình ảnh, giúp phát hiện và theo dõi chim dễ hơn.


Chân máy

Không bắt buộc, nhưng sẽ có ích khi bạn chờ đối tượng vào một vị trí cụ thể hoặc sử dụng một ống kính nặng hơn.

 

Bước 2: Tìm chim để chụp ở đâu và khi nào?

Tìm ở đâu?

Các công viên và những nơi có cây cối là lựa chọn rõ ràng, nhưng đừng quên những nơi có hoặc gần ao hồ, sông suối, hoặc thậm chí là những khu vực đầm lầy. Nghiên cứu một chút trên mạng để tìm hiểu thêm về việc bạn có thể chờ đợi tìm thấy chim gì ở khu vực của bạn. Nhóm ngắm chim tại địa phương của bạn cũng có thể đã có một cơ sở dữ liệu, như dự án Singapore Birds Project (Phiên bản tiếng Anh).  Bạn cũng có thể muốn tìm một hướng dẫn viên tại chỗ giúp bạn tìm chim

Xem thêm: Avibase - Bird Checklists of the World: Southeast Asia (Phiên bản tiếng Anh): Đây là một cơ sở dữ liệu về các loài chim, với hình ảnh và nội dung ghi tiếng hót của chúng. 

2 con thiên nga trên mặt nước

EOS R/ RF800mm f/11 IS STM/ Aperture-priority AE (f/11, 1/2500 giây, EV -0.3)/ ISO 800

Bên cạnh vịt và thiên nga, có nhiều loài chim khác mà bạn có thể tìm thấy dưới hoặc gần mặt nước, chẳng hạn như chim bói cá, diệc, hoặc các loài chim ăn cá, chẳng hạn như đại bàng biển.

Thủ thuật: Khó có được một tấm ảnh đẹp chụp chim đang bay hơn!  Những loài chim dễ chụp nhất là những loài lớn hơn, chậm hơn. Với những loài này, hãy thử các cách lập khung hình khác nhau: Tìm các yếu tố như đường thẳng hoặc sự đối xứng. 


Khi nào là thời điểm phù hợp nhất để chụp?

Nói chung, hầu hết các loài chim hoạt động tích cực nhất vào buổi sáng vào vài giờ đầu sau khi mặt trời mọc, cũng như vào xế chiều hoặc chiều muộn vài giờ trước hoàng hôn.

Chim bói cá có khoang cổ trong giờ vàng

EOS R6/ RF800mm f/11 IS STM + Extender RF 2x/ Aperture-priority AE (f/22, 1/500 giây, EV +1,3)/ ISO 10,000

Giống như các thể loại nhiếp ảnh khác, ánh sáng đẹp rất có ích. Tại sao không tận dụng giờ vàng?

Thủ thuật: Chừa lại một số không gian âm có thể làm cho bố cục của bạn chặt chẽ hơn. Ở đây, nó thu hút sự chú ý của chúng ta vào ánh mắt xa xăm của con chim bói cá khoang cổ.

Những thủ thuật chuẩn bị khác

- Bạn không muốn nổi bật quá nhiều so với môi trường xung quanh. Mặc quần áo có màu sắc trung tính, nhạt.
- Đeo ba lô để giúp rảnh tay. Bạn cần cả hai tay để cầm chắc máy ảnh.


Nắm thông tin này: Việc “đặt mồi” chim trời sẽ gây tranh cãi đối với ảnh của bạn

Bạn nghĩ đến việc cho chim trời ăn để chụp? Bạn có thể muốn cân nhắc lại. Nhiều người, bao gồm các nhiếp ảnh gia, không tán thành việc đó vì nó có thể gây tổn hại cho chim và thay đổi hành vi tự nhiên của chúng. Ở một số địa điểm công cộng, việc đó là vi phạm pháp luật.

 

Bước 3: Tôi nên sử dụng các thiết lập gì?

Tổng quát:
- Tốc độ cửa trập cao
- Khẩu độ hẹp
- ISO Auto
- Servo AF
- Chụp liên tục


Tốc độ cửa trập: Bắt đầu với 1/500 giây trở lên

Vẹt đuôi dài đang bay

EOS R5/ RF100-500mm f/4.5-7.1L IS USM/ FL: 254mm/ Manual exposure (f/7.1, 1/2000 giây)/ ISO 400

Tốc độ thực tế phụ thuộc vào tốc độ di chuyển của chim. 1/500 giây có thể là đủ nếu chim đứng yên tương đối, nhưng bạn sẽ cần tốc độ ít nhất 1/1.000 giây để đóng băng một con chim đang bay.

Thủ thuật: Để làm cho ảnh của bạn hấp dẫn hơn, hãy chụp ở tầm mắt của chim.


...nhưng tốc độ cửa trập thấp có thể tạo ra tính động

Ảnh chụp chim ở tốc độ cửa trập thấp

EOS R/ RF800mm f/11 IS STM/ Aperture-priority AE (f/11, 1/40 giây)/ ISO 1600

Nếu tình huống cho phép, bạn cũng có thể sử dụng một tốc độ cửa trập thấp để tạo ra nhòe chuyển động và thêm một chút chuyển động cho ảnh. Nếu bạn muốn thử thách, hãy thử chụp lia một con chim đang bay!

Thủ thuật: Hãy nhớ rằng tốc độ cửa trập của bạn sẽ ảnh hưởng đến các yếu tố không phải những yếu tố bạn đang muốn biến thành nhòe chuyển động. Tìm tốc độ mang lại sự cân bằng tốt nhất.

 

Khẩu độ: Có thể hẹp hơn bạn tưởng

Vẹt đuôi dài màu xanh

EOS R6/ RF800mm f/11 IS STM + Extender RF 2x/ FL: 1600mm/ Aperture-priority AE (f/22, 1/320 giây, EV +0,3)/ ISO 12800

Ở các độ dài tiêu cự dài, độ dài tiêu cự nông đến mức bạn có thể có hiệu ứng bokeh đẹp ngay cả ở f/22.

Thủ thuật: Đảm bảo đối tượng của bạn nằm trong mặt phẳng tiêu. Tăng độ nhạy sáng ISO nếu cần một tốc độ cửa trập nhanh hơn.


AF: Back button AF, chế độ Servo AF

Sử dụng chế độ Servo AF và bật Continuous AF sao cho máy ảnh sẽ tiếp tục theo dõi chim ngay cả khi nó chuyển động. Nhưng nếu chim đứng yên, bạn sẽ có thể có được kết quả tốt với One-Shot AF.

Cài đặt máy ảnh để sử dụng back button AF sao cho nếu bạn phải điều chỉnh bố cục ảnh sau khi lấy nét, nhấn một nửa nút chụp sẽ không làm cho máy ảnh lấy nét lại ở một vật khác.

Một chế độ vùng AF sử dụng toàn bộ khu vực AF như chế độ Face Detection + Tracking Priority sẽ có hiệu quả trong hầu hết các cảnh. Tuy nhiên, nếu có hậu cảnh rối hoặc nếu bạn chụp chim đang bay, để giảm khả năng AF bị ảnh hưởng, bạn có thể muốn sử dụng chế độ vùng AF nhỏ hơn như Zone AF hoặc Large Zone AF.


Đảm bảo rằng mắt chim được sắc nét

Cận cảnh chim toucan

EOS R6/ RF70-200mm f/2.8L IS USM/ FL: 147mm/ Manual exposure (f/2.8, 1/800 giây)/ ISO 400

Chụp ảnh chim giống như chụp ảnh chân dung—điều rất quan trọng là cặp mắt phải sắc nét, nhất là đối với ảnh chụp phần đầu như ảnh này. Sử dụng khẩu độ hẹp hơn khi cần.

Thủ thuật: Thử kết hợp ánh sáng phản chiếu trong mắt. Nó làm cho đối tượng trông sinh động hơn.


Chim ưng đang bay

EOS R5/ RF100-500mm f/4.5-7.1L IS USM/ FL: 324mm/ Manual exposure (f/7.1, 1/5000 giây)/ ISO 800

Đối với chim đang bay, việc lấy nét chính xác ở cặp mắt có thể là khó hơn. Đảm bảo rằng ít nhất thì phần đầu phải đúng nét.

Thông tin hay: Chế độ Animal Detection AF của Canon, xuất hiện lần đầu tên máy ảnh EOS R5EOS R6, có thể tự động phát hiện không chỉ thân và đầu chim, mà còn có thể phát hiện mắt chim! 

 

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng: Những việc nên và không nên

Không nên...

- Tiếp cận tổ chim. Việc đó có thể làm cho chim bỏ tổ và chim non.
- Đến quá gần chim. Nếu nó có dấu hiệu hoảng sợ, hãy di chuyển ra xa.
- Cử động bất ngờ và tiếng động lớn. Hãy bình tĩnh và yên lặng, ngay cả khi bạn nhìn thấy gì đó thú vị.

Nên...

- Tránh sử dụng đèn flash khi có thể. Nó không chỉ làm cho chim hoảng sợ, mà nó còn có thể khiến cho một số con bị mù.
- Nghiên cứu về chim và hành vi của chúng. Việc đó không chỉ làm giàu kinh nghiệm của bạn mà còn giúp bạn dự kiến chuyển động của chúng chính xác hơn!
- Tôn trọng chim và môi trường sống của chúng. Để ý môi trường xung quanh, chỉ chụp ảnh, và không để lại dấu chân.
- Tôn trọng các nhiếp ảnh gia/người ngắm chim khác.

Cú tuyết

EOS R6/ RF100-500mm f/4.5-7.1L IS USM/ FL: 500mm/ Manual exposure (f/7.1, 1/4000 giây)/ ISO 1600

- Hãy kiên nhẫn. Bạn có thể cần phải đứng yên một lúc ở cùng địa điểm trước khi chim quen với bạn. Chú chim đang đậu lúc này có thể quay lưng về phía bạn, nhưng nếu bạn chờ yên lặng một lúc, nó có thể ngoảnh lại và cho bạn cơ hội chụp ảnh tốt hơn.

 

---

Chúc bạn vui chụp ảnh!


Tham khảo các nội dung phỏng vấn của chúng tôi với các nhiếp ảnh gia có kinh nghiệm chụp chim trong:
Cùng Khám Phá Xem Nhiếp Ảnh Gia Edwin Martinez Chụp Ảnh Hải Âu Mỏ Sáng Như Thế Nào Bằng EOR R
Yêu Thiên Nhiên Đất Nước Thái Lan

 


Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.

Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.

Đăng Ký Ngay!

các bài viết liên quan

Chia sẻ ảnh của bạn trên My Canon Story và nắm bắt cơ hội được giới thiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội của chúng tôi