Xử Lý Ánh Sáng Tự Nhiên: Thêm Ấn Tượng Cho Ảnh Chân Dung Với Môi Trường
Tìm hiểu cách đọc ánh sáng là một kỹ năng nhiếp ảnh thiết yếu! Trong loạt bài viết này về “Xử Lý Ánh Sáng Tự Nhiên”, chúng ta xem xét các nhiếp ảnh gia phân tích ánh sáng xung quanh như thế nào để có ảnh đẹp hơn.
Đôi khi, chìa khóa để có ánh sáng đẹp không nằm ở ánh sáng mà ở bóng tối. Tìm hiểu cách một nhiếp ảnh gia tư liệu làm cho tấm ảnh chân dung với môi trường này trông đẹp hơn bằng cách tìm địa điểm phù hợp để đặt đối tượng. Nó cũng có thể có ích khi lần sau bạn chụp ảnh chân dung du lịch hoặc văn hóa! (Người trình bày: Kentaro Kumon, Digital Camera Magazine)
EOS RP/ RF35mm f/1.8 Macro IS STM/ FL: 35mm/ Manual exposure (f/8, 1/640 giây)/ ISO 200/ WB: Shade
Câu chuyện đằng sau ảnh này
Ảnh này là từ loạt ảnh tôi chụp để ghi lại cuộc sống ở các thị trấn cũ kỹ và những ngôi làng đánh cá ở Bán Đảo Noto (Phiên bản tiếng Anh) tại Ishikawa, Nhật Bản.
Ảnh này được chụp vào một buổi chiều đông, khi mặt trời đang lặn chiếu ánh sáng rất đẹp lên căn nhà kho bằng gỗ và daikon (củ cải Nhật) đang phơi ngoài cửa. Người đàn ông trong ảnh, là người sống trong nhà kho đó, sắp ra khỏi nhà khi tôi nhìn thấy ông ấy. Tôi nghĩ rằng ông ấy trông khá thông minh khi đứng đó trong chiếc áo khoác, do đó tôi gọi ông ấy và hỏi xin chụp một tấm ảnh.
Chú ý đến bóng đổ—chúng có thể giúp bạn tìm được ánh sáng rất đẹp!
Vào những ngày trời đẹp, bạn có thể muốn tìm ánh sáng đẹp. Nhưng đừng quên rằng bóng tối là do ánh sáng tạo nên: nếu bạn chú ý đến chúng, chúng có thể dẫn bạn đến với ánh sáng rất đẹp mà lẽ ra bạn không thấy được.
Trong cảnh này, nguồn sáng là từ bên ngoài khung hình. Nó chiếu từ giữa những cái cây và tòa nhà đối diện, đổ bóng mạnh.
Tôi cố tình phơi sáng tối hơn để có được sự tương phản mạnh hơn, đồng thời thật cẩn thận về cường độ của bóng đổ lên người đàn ông. Những tông màu được điều chỉnh trong quá trình xử lý hậu kỳ để cải thiện không khí xung quanh tạo ra bởi trời chiều đang lặn.
Việc tìm được địa điểm phù hợp để đặt đối tượng là rất quan trọng trong việc đảm bảo rằng sự tương phản có vẻ cân bằng.
Phân tích ánh sáng và phơi sáng
Hướng ánh sáng: Ánh sáng bên, chiếu lên đối tượng chân dung từ phía trên bên phải của ông ấy
(A) Đối tượng chân dung. Tôi quyết định đặt một nửa người ông ấy trong bóng tối để tạo ra ấn tượng trực quan.
(B) Bóng tạo ra bởi tòa nhà và những cái cây. Chúng là một yếu tố quan trọng của ảnh này.
Để ánh sáng được cân bằng, điều quan trọng là phải giữ lại những tông màu xanh lá của cỏ mặc dù phần lớn chúng nằm trong bóng tối.
Đọc histogram: Cần phải đảm bảo rằng khuôn mặt của đối tượng được nổi bật
Histogram phản ánh những màu đen mạnh (B) ở góc dưới bên phải của ảnh. Chúng ta cũng có thể thấy rằng ngoài những màu đen đó, ảnh gồm có chủ yếu các tông màu giữa. Khuôn mặt của đối tượng (A) nằm ở các tông màu giữa.
Để đảm bảo rằng khuôn mặt của ông ấy nổi bật chứ không nhòa vào mọi thứ khác, tôi hướng dẫn ông ấy đứng sao cho ánh sáng chiếu vào khuôn mặt của ông ấy còn phần còn lại của cơ thể, từ ngực xuống chân, nằm trong bóng tối. Điều này thu hút sự chú ý nhiều hơn vào khuôn mặt của ông ấy.
Cách xử lý (A) và (B)
Đối với (A): Cẩn thận điều chỉnh vị trí đứng của đối tượng
Ảnh thiếu ấn tượng khi không có bóng đổ lên đối tượng
Điều này đòi hỏi phải có sự giao tiếp hiệu quả với đối tượng chân dung. Tôi để ông ấy đứng ở nơi khuôn mặt của ông ấy sẽ được chiếu sáng đầy đủ nhưng nửa dưới thân người ông ấy nằm trong bóng tối. Điều này tạo ra ấn tượng mạnh hơn so với nếu toàn bộ cơ thể ông ấy được chiếu sáng.
Hãy nhớ: Hãy lịch sự và tôn trọng khi bạn giao tiếp. Người lạ mà bạn tiếp cận không có nghĩa vụ để bạn chụp họ và họ đang giúp bạn nếu họ đồng ý cho bạn chụp. Chia sẻ ảnh với họ sau khi chụp cũng rất hay.
Một số thủ thuật về chụp ảnh chân dung du lịch và văn hóa ở đây:
Đánh Giá EOS M6 Mark II: Những Chuyến Phiêu Lưu ở Yogyakarta
Đối với B: Có được vẻ “hoàng hôn” bằng cách điều chỉnh đường cong tông màu
Lúc đó là gần 3 giờ chiều, nhưng tôi muốn ánh sáng trong ảnh có vẻ ấm như chiều muộn. Việc này đòi hỏi phải điều chỉnh các kênh Red và Blue của đường cong tông màu trong xử lý hậu kỳ.
- Kênh Red (R): Tăng các điểm sáng từ giữa đường cong trở đi.
- Kênh Blue (B): Giảm các điểm sáng từ giữa đường cong trở đi.
Việc này sẽ thêm các tông màu hồng cho ảnh và làm cho các khu vực tối có vẻ ngả xanh hơn, tái tạo ánh sáng mà bạn có được khi chụp lúc hoàng hôn.
Tìm hiểu về cách một nhiếp ảnh gia khác sử dụng hiệu quả ánh sáng bên và bóng tối để chụp một bức chân dung rất khác biệt trong:
Xử Lý Ánh Sáng Tự Nhiên: Chân Dung High Key với Bóng Có Hoa Văn
Bạn có cảm hứng khám phá một nơi nào đó mới mẻ và ghi nhận cảnh vật và con người bạn gặp? Tham khảo các e-book của chúng tôi để biết thủ thuật và kỹ thuật giúp bạn chụp ảnh đẹp hơn trong thời gian đi chơi!
[eBook] Kỹ thuật ống kính cho nhiếp ảnh du lịch
Để biết các nghiên cứu tình huống khác về cách xử lý ánh sáng tự nhiên của các nhiếp ảnh gia để có được những tấm ảnh đẹp, hãy tham khảo:
Xử Lý Ánh Sáng Tự Nhiên: Sân Ga Vào Buổi Sáng
Xử Lý Ánh Sáng Tự Nhiên: Chụp Ảnh Hoa Bằng Tele Macro với Ánh Sáng Chiều Muộn
Xử Lý Ánh Sáng Tự Nhiên: Chân Dung High Key với Bóng Có Hoa Văn
Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.
Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.
Đăng Ký Ngay!Giới thiệu về tác giả
Một nguyệt san tin rằng thú vui nhiếp ảnh sẽ tăng cao khi người ta tìm hiểu càng nhiều về các chức năng của máy ảnh. Tạp chí này cung cấp thông tin về các máy ảnh và tính năng mới nhất và thường xuyên giới thiệu các kỹ thuật nhiếp ảnh khác nhau.
Xuất bản bởi Impress Corporation
Sinh tại Tokyo vào năm 1981, Kumon chụp ảnh cho các ấn phẩm và các dự án quảng cáo ở Nhật Bản và nước ngoài. Ông cũng đã xuất bản một số bộ sưu tập ảnh chẳng hạn như Daichi no Hana (Flowers of the Earth: The Lives and Prayers of the Nepalese) (do Toho Shuppan xuất bản), Koyomi Kawa (Calendar River) (Heibonsha xuất bản), và BANEPA (Seikyusha xuất bản), cùng với một cuốn luận bàn ảnh Goma no Youhinten (Goma’s Western Shop) (Keiseisha xuất bản) lấy cảm hứng từ những trải nghiệm của ông ở Banepa, Nepal. Vào năm 2012, ông được trao giải Best Newcomer của Hiệp Hội Nhiếp Ảnh Nhật Bản. Đối với dự án hiện tại, ông đang đến các thị trấn và làng mạc dọc theo các con sông và bán đảo để tìm và ghi nhận các khía cạnh độc đáo của từng nơi và cuộc sống hàng ngày của người dân ở đó.