Tìm những nội dung bạn muốn

hoặc tìm kiếm bằng

các chủ đề

Article
Article

Article

e-Book
e-Book

e-Book

Video
Video

Video

Campaigns
Campaigns

Campaigns

Architecture
Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Architecture
DSLRs

DSLRs

Architecture
Quay phim

Quay phim

Architecture
Nhiếp ảnh thiên văn

Nhiếp ảnh thiên văn

Architecture
Không gương

Không gương

Architecture
Nhiếp ảnh kiến trúc

Nhiếp ảnh kiến trúc

Architecture
Công nghệ Canon

Công nghệ Canon

Architecture
Nhiếp ảnh ít sáng

Nhiếp ảnh ít sáng

Architecture
Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Architecture
Nhiếp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh phong cảnh

Architecture
Nhiếp ảnh vĩ mô

Nhiếp ảnh vĩ mô

Architecture
Nhiếp ảnh thể thao

Nhiếp ảnh thể thao

Architecture
Nhiếp ảnh du lịch

Nhiếp ảnh du lịch

Architecture
Nhiếp ảnh dưới nước

Nhiếp ảnh dưới nước

Architecture
Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Architecture
Nhiếp ảnh đường phố

Nhiếp ảnh đường phố

Architecture
Máy ảnh không gương lật full-frame

Máy ảnh không gương lật full-frame

Architecture
Ống kính và phụ kiện

Ống kính và phụ kiện

Architecture
Nature & Wildlife Photography

Nature & Wildlife Photography

Architecture
Nhiếp ảnh chân dung

Nhiếp ảnh chân dung

Architecture
Chụp ảnh ban đêm

Chụp ảnh ban đêm

Architecture
Chụp ảnh thú cưng

Chụp ảnh thú cưng

Architecture
Giải pháp in ảnh

Giải pháp in ảnh

Architecture
Đánh giá sản phẩm

Đánh giá sản phẩm

Architecture
Chụp ảnh cưới

Chụp ảnh cưới

Các thông tin hữu ích và hướng dẫn >> Tất cả thông tin hữu ích và hướng dẫn

Ánh Sáng Trong Chụp Ảnh Phong Cảnh (1): Ánh Sáng Phẳng, Đều Nâng Tầm Ảnh Của Bạn Như Thế Nào

2024-05-29
7
310

Ánh sáng phẳng và đều có thể có vẻ nhàm chán nếu bạn quen chụp ảnh ở điều kiện ánh sáng bên hoặc ngược sáng ấn tượng. Nhưng như người ta nói, cái đẹp nằm trong con mắt của người ngắm—ánh sáng phẳng có thể là thứ bạn cần để nâng tầm ảnh của mình! Sau đây là 3 cảnh mùa hè mà các nhiếp ảnh gia chọn chụp ở điều kiện ánh sáng có độ tương phản thấp. Đọc tiếp để tìm hiểu tại sao. (Người trình bày: Takashi Nishikawa, Takashi Karaki, Digital Camera Magazine)

Đây là bài viết đầu tiên trong loạt bài về ánh sáng trong chụp ảnh phong cảnh. Hãy theo dõi SNAPSHOT để biết Phần 2!

 

Trong bài viết này:

1. Bạn gần như có thể ngửi thấy mùi rừng xanh tươi tốt

EOS R5/ RF24-105mm f/4L IS USM/ FL: 56mm/ Manual exposure (f/4, 1/320 giây) / ISO 2000/ WB: 5,100K/ kính lọc PL
Địa điểm: Tuyến Etsumi-Hoku (giữa Kakigashima và Kadohara), Quận Fukui, Nhật Bản
Thời gian chụp: Giữa tháng 7, 5:19/ Người chụp: Takashi Karaki

Tuyến xe lửa JR Etsumi-Hoku, còn được gọi là “Tuyến Kuzuryu”, chạy giữa trung tâm thành phố Fukui và Hồ Kuzuryu. Đây là một địa điểm rất được các fan đường sắt yêu thích vì nó đi qua vùng đất nông nghiệp yên tĩnh và những hẻm núi tuyệt đẹp.

Ảnh bên trên cho thấy một đoàn tàu đang đi qua cây cầu sắt trên sông Kuzuryu. Đoàn tàu màu đỏ-cam và cây cối xanh đậm, rực rỡ là những màu bổ sung cho nhau thu hút sự chú ý lẫn nhau.

Ánh sáng có độ tương phản thấp giúp nâng tầm cây cối xanh dày đặc
Tôi chọn chụp vào sáng sớm khi chưa có ánh nắng chiếu vào khung cảnh. Ánh nắng đổ bóng làm che khuất cây xanh. Khi bạn lên kế hoạch chụp ảnh, hãy cân nhắc xem góc và chất lượng ánh sáng sẽ ảnh hưởng như thế nào đến màu sắc của cảnh—đặc biệt nếu màu sắc là quan trọng đối với bố cục của bạn!

Những gì chúng tôi đã học được:
- Chụp vào sáng sớm để có được ánh sáng đều.
- Ánh sáng đều có nghĩa là ít đổ bóng hơn và nhiều màu xanh hơn.
- Nhiều màu xanh hơn là quan trọng đối với ảnh này vì màu sắc là quan trọng đối với bố cục.
- Các màu bổ sung tăng cường lẫn nhau: Rừng xanh, đoàn tàu màu cam.

---
Tìm hiểu thêm về cách sử dụng các màu bổ sung cho nhau trong:
Tôi Có Thể Sử Dụng Các Điểm Nhấn Màu Sắc Để Thu Hút Sự Chú Ý vào một Đối Tượng Bằng Cách Nào?
Chụp Ảnh Mỗi Ngày: Màu Sắc Trong Cảnh Tối Giản Ngày Hè
---

 

2. “Tôi nhìn thấy vị trí của mặt trời và quyết định trở lại vào chiều muộn”

EOS R5/ RF24-105mm f/4L IS USM/ FL: 229mm/ Aperture-priority AE (f/16, 1/20 giây, EV -1.0) / ISO 400/ WB: Daylight/ Kính lọc PL
Địa điểm: Vườn Hoa Cẩm Tú Cầu Michinoku (Phiên bản tiếng Anh), Quận Iwate, Nhật Bản
Thời gian chụp: Cuối tháng 7, 16:09 / Người chụp: Takashi Nishikawa

Nếu bạn đến Nhật Bản vào mùa hè, đừng bỏ lỡ những bông hoa cẩm tú cầu tuyệt đẹp! Công viên nơi tôi chụp tấm ảnh bên trên nổi tiếng về hoa cẩm tú cầu. Ở đó có hơn 40.000 cây cẩm tú cầu thuộc 400 giống khác nhau nở hoa trong khoảng một tháng, thường bắt đầu từ khoảng cuối tháng 6. Trong 5 ngày cuối mùa hoa cẩm tú cầu cao điểm, những bông hoa cẩm tú cầu sẽ bị cắt bỏ và thả trôi trong ao, tạo thành “ao hoa cẩm tú cầu” là một cảnh tượng hấp dẫn khiến du khách đổ về công viên này để ngắm.


Thời tiết có thể “quá tốt”

Ngày hôm trước vào khoảng 10 giờ sáng, tôi đến thăm ao này nhưng mặt trời đã lên cao. Điều đó, cộng với bầu trời đẹp đẽ, trong xanh có nghĩa là ánh nắng phản chiếu trực tiếp từ mặt nước, tạo ra quá nhiều độ tương phản.

Do đó, tôi trở lại vào ngày hôm sau vào khoảng 4 giờ chiều, khi mặt trời đã xuống thấp và khuất sau những ngọn núi xung quanh. Đúng như mong đợi, ánh sáng dịu hơn, phẳng hơn đã làm nổi bật những bông hoa.

Tôi đã làm gì khác:
- Sử dụng kính lọc PL: nó loại bỏ ánh sáng lóa còn sót lại trên những bông hoa và mặt nước, làm đẹp thêm màu sắc của hoa cẩm tú cầu.
- Đưa những chiếc lá xanh bên trái vào khung hình: Điều này tạo ra sự thích thú và làm cho tấm ảnh trở nên thú vị hơn.
- Sử dụng độ dài tiêu cự ngắn hơn và khẩu độ hẹp: Điều này làm tăng chiều sâu trường ảnh sao cho toàn bộ biển hoa cẩm tú cầu đúng nét từ trước ra sau.

Những gì chúng tôi đã học được:
- Bạn cũng có thể có được ánh sáng đều, độ tương phản thấp vào chiều muộn. 
- Chất lượng ánh sáng cũng phụ thuộc vào các đặc điểm địa lý—chẳng hạn như những ngọn núi che khuất ánh nắng!
- Ánh sáng lóa từ ánh nắng phản chiếu từ mặt nước = độ tương phản mạnh = màu sắc bị phai.
- Sử dụng kính lọc PL để giảm độ lóa và cải thiện màu sắc.
- Độ dài tiêu cự ngắn hơn+ khẩu độ hẹp hơn = chiều sâu trường ảnh lớn hơn.

---
Tìm hiểu thêm về cách sử dụng kính lọc phân cực (PL) để cải thiện ảnh của bạn trong:
Sử Dụng Kính Lọc Phân Cực Để Khắc Họa Bầu Trời với Màu Xanh Sâu Thẳm Hơn
Vui Sử Dụng Kính Lọc PL: Băng Giá Với Màu Sắc Man Dại
Các Thủ Thuật Nhanh Để Chụp Ảnh Cầu Vồng
---

 

3. Ảnh chụp bên trong-bên ngoài: Bảo toàn chi tiết bóng đổ

EOS R5/ RF15-35mm f/2.8L IS USM/ FL: 20mm/ Manual exposure (f/7,1, 1/4 giây) / ISO 320/ WB: 5,300K/ kính lọc PL
Địa điểm: Hang Mizonokuchi (Phiên bản tiếng Anh), Quận Kagoshima, Nhật Bản
Thời gian chụp: Cuối tháng 7, 12:14/ Người chụp: Takashi Karaki

Lần tới khi bạn khám phá một hang động, đừng quên ngoảnh lại và nhìn ra bên ngoài khi bạn đang ở bên trong. Hang động trong ảnh bên trên là Hang Mizonokuchi huyền bí. Được hình thành sau hàng nghìn năm bị nước suối xói mòn, gần đây nó đã trở nên nổi tiếng như một “địa điểm quyền năng” tâm linh, được nhiều người ghé thăm vì khả năng chữa bệnh của nó. Một số người cho rằng hang động này có thể được kết nối với phía bên kia Trái Đất!

Cánh cổng torii màu đỏ nhìn từ bên trong hang, được lối vào đóng khung, là một trong những điểm tham quan và chụp ảnh không thể bỏ qua của hang này.


Ánh sáng ban ngày có độ tương phản thấp giúp bảo tồn kết cấu của hang động dễ dàng hơn

Đối với ảnh này, tôi thực sự muốn lưu lại ít nhất một chút kết cấu bên trong hang: những đường gờ gồ ghề, những chỗ lồi lõm, và những chỗ u lên tạo nên nét đặc trưng của hang. Điều đó làm cho thiết lập phơi sáng của tôi trở nên quan trọng hơn: Tôi phải tìm ra sự cân bằng tốt nhất để không làm mất chi tiết các vùng tối hoặc làm cháy sáng các vùng sáng. Chụp ảnh vào một ngày nhiều mây đã giúp ích cho tôi nhờ có ánh sáng phân tán, đồng đều.

Hãy lưu ý điều này vào lần tới khi bạn chụp cảnh bên trong-bên ngoài. Không nhất thiết phải là từ một cái hang―nó thậm chí có thể là một đường hầm, trong nhà có cửa sổ lớn, hoặc thậm chí là khung cửa!

Tôi đã làm gì khác:
- Chụp bằng một ống kính zoom góc rộng: Tôi muốn bố cục trông giống như cái hang đang “nuốt chửng” khung cảnh bên ngoài: Nhiều cảnh hang hơn, ít cảnh bên ngoài hơn. Do đó, tôi đi vào sâu hơn và chụp bằng ống kính RF15-35mm f/2.8L IS USM.

Mẹo về địa điểm chụp: Tôi chụp ảnh này vào khoảng giữa trưa, nhưng tôi cũng khuyên bạn nên đi vào sáng sớm. Bạn sẽ có được sương sớm và những tia nắng trông huyền bí, góp phần tạo nên bầu không khí huyền bí.

Những gì chúng tôi đã học được:
- Một ngày nhiều mây có nghĩa là ánh sáng đều, độ tương phản thấp.
- Ánh sáng đều, độ tương phản thấp rất phù hợp cho những tấm ảnh bên trong-bên ngoài như thế này khi bạn cần bảo toàn cả chi tiết bên trong-bên ngoài.
- Sử dụng ống kính góc rộng để chụp cả chi tiết bên trong và bên ngoài.
- Ống kính càng rộng thì càng dễ bao quát được nhiều phần bên trong hơn.

---
Tìm hiểu thêm về chụp ảnh hang động trong:
Chụp Ảnh Phong Cảnh: Chụp Hang Động (Phiên bản tiếng Anh)

Để biết một cách khác để chụp ảnh hang động, hãy xem:
Chụp Ảnh Phong Cảnh Bằng Ống Kính Siêu Tele: Một Cái “Hang” Bí Ẩn trong một Hẻm Núi Phủ Rêu
---

Giới thiệu về tác giả

Digital Camera Magazine

Một nguyệt san tin rằng thú vui nhiếp ảnh sẽ tăng cao khi người ta tìm hiểu càng nhiều về các chức năng của máy ảnh. Tạp chí này cung cấp thông tin về các máy ảnh và tính năng mới nhất và thường xuyên giới thiệu các kỹ thuật nhiếp ảnh khác nhau.
Xuất bản bởi Impress Corporation

Takashi Nishikawa

Sinh năm 1965 ở Quận Nara, Nishikawa tốt nghiệp Khoa Phát Thanh Truyền Hình & Điện Ảnh trường Arts Osaka Professional Total Creative School. Ông tự học nhiếp ảnh, và làm việc tại một công ty sản xuất video thương mại và phòng in ảnh chuyên nghiệp trước khi trở thành nhiếp ảnh gia tự do. Là thành viên của Japan Nature Scenery Photograph Association (JNP).

Takashi Karaki

Sau khi có một số kinh nghiệm làm giảng viên thể thao, sau đó là 10 năm trong lĩnh vực sản xuất và biên tập tạp chí, Karaki chuyển đến Thành Phố Yonago ở Quận Tottori, tại đây ông nổi tiếng với ảnh phong cảnh chụp khu vực San’ ở Nhật Bản. Các tác phẩm của ông đã được xuất bản trong Amazing Village, một tập sách về những làng quê Nhật Bản tuyệt đẹp được sản xuất thông qua chương trình hợp tác giữa CANON × Discover Japan vào năm 2017, và ảnh chụp mây của ông tại Đèo Akechi ở Quận Tottori là một trong 12 tấm ảnh được Tổ Chức Du Lịch Quốc Gia Nhật Bản (JNTO) chọn thay mặt cho Nhật Bản.

Instagram: @karakky0918

Chia sẻ ảnh của bạn trên My Canon Story và nắm bắt cơ hội được giới thiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội của chúng tôi