5 Ống Kính Hàng Đầu Của Tôi, Phong Cách 35mm Của Tôi: Nhiếp Ảnh Gia Tài Liệu Kentaro Kumon
Nhiếp ảnh gia tài liệu Kentaro Kumon chủ yếu sử dụng ống kính 35mm cho các dự án của mình, được bổ sung bằng các ống kính một tiêu cự 50mm và ống kính RF28-70mm f/2L USM. Tại sao anh ấy thích chụp ở 35mm? Anh ấy sử dụng từng ống kính như thế nào và khi nào, bao gồm cả hai ống kính một tiêu cự Sumire cinema trong dàn thiết bị của mình? Anh ấy chia sẻ thêm trong bài viết này. (Người trình bày: Kentaro Kumon, Digital Camera Magazine)
EOS RP + RF35mm f/1.8 Macro IS STM/ Manual exposure (f/2.2, 1/4000 giây)/ ISO 200/ WB: Shade
Vì nó rất gần với thị trường của mắt người, nên góc xem 35mm rất dễ nhìn xem, và tấm ảnh bên trên là một ví dụ rất hay. Với nó, tôi có thể chụp người đó một cách tự nhiên theo cách chân thực vào thời điểm tôi gặp anh ta—không phóng đại, không có cảm giác xáo trộn nào mà bạn nhận thấy khi một bức ảnh trông có vẻ được tính toán trước quá mức. Nó cũng giúp người xem hình thành ấn tượng đơn giản, dễ hiểu về đối tượng.
35mm: Góc xem chân thực nhất để chụp các đối tượng tài liệu
Phong cách chụp của tôi chủ yếu sử dụng ống kính 35mm. Hiện nay tôi chủ yếu sử dụng máy ảnh EOS R series với ống kính RF35mm f/1.8 Macro IS STM, nhưng khi tôi sử dụng EOS 5D series, ống kính tôi thường sử dụng là EF35mm f/1.4 L. Là một nhiếp ảnh gia tài liệu, tôi tìm cách trình bày các cảnh theo cách trông tự nhiên và chân thực. Góc xem 35mm cho phép tôi ghi lại khoảng cách và những trò chuyện với mọi người theo cách chân thật.
EOS R6 + RF35mm f/1.8 Macro IS STM/ Manual exposure (f/2.8, 1/1250 giây)/ ISO 200/ WB: Shade
Thanh chắn ở rìa một con đường đằng sau đám cỏ dại phất phơ trong gió. Ống kính một tiêu cự khuyến khích bạn chủ động tìm kiếm các đối tượng chụp ảnh phù hợp. Khi bạn đã quen với nó, bạn bắt đầu có thể “nhìn” thế giới xung quanh mình với cùng một góc nhìn như ống kính, điều này truyền cảm hứng cho nhiều ý tưởng hơn để tạo khung hình.
Tìm hiểu thêm về cách sử dụng ống kính một tiêu cự có thể truyền cảm hứng sáng tạo trong:
Phong Cảnh 50mm, Phong Cách Của Tôi: Ống Kính Truyền Cảm Hứng Phiêu Lưu
EOS R + RF35mm f/1.8 Macro IS STM/ Manual exposure (f/1.8, 1/8000 giây)/ ISO 200/ WB: Shade
Tôi gặp người đàn ông này ở bến cảng. Ống kính RF35mm f/1.8 Macro IS STM nhỏ, không phô trương trông không đáng sợ, cho phép tôi chụp ảnh một cách tự nhiên khi chúng tôi trò chuyện. Ở f/1.8 trên ống kính này, bạn vẫn có được hiệu ứng bokeh tốt ngay cả ở 35mm, điều này làm cho nó khá linh hoạt. Các ống kính RF rất sắc nét ở vùng đúng nét ngay cả ở khẩu độ tối đa, mang lại độ tin cậy tuyệt vời.
"Lựa chọn ống kính của bạn ảnh hưởng đến cách bạn tiếp cận đối tượng"
“Ống kính bạn chọn ảnh hưởng đến cách bạn tiếp cận đối tượng”
Sự chuẩn bị của tôi cho mỗi chuyến công tác bắt đầu bằng việc quyết định chọn ống kính mà tôi sẽ mang theo bên cạnh RF35mm f/1.8 Macro IS STM luôn gắn trên máy ảnh của tôi. Quyết định đó phụ thuộc vào loại chuyến đi sẽ là gì.
Cách tôi tương tác với các đối tượng thay đổi tùy vào ống kính mà tôi sử dụng, vì vậy tôi nghĩ về cách tôi muốn tiếp cận chúng. Tôi có muốn phản ứng với các đối tượng khác nhau bằng ống kính RF28-70mm f/2L USM linh hoạt không? Tôi có muốn tìm kiếm các đối tượng mang tính biểu tượng bằng ống kính RF50mm f/1.2L USM không? Hay tôi muốn sử dụng một trong những ống kính một tiêu cự Canon Sumire cinema để quan sát chúng một cách cẩn thận?
Ống kính một tiêu cự Sumire dành cho máy ảnh quay phim, vì vậy chúng đi kèm với ngàm PL. Tôi đã thay đổi ngàm thành ngàm EF, bạn cũng có thể làm vậy tại một cơ sở dịch vụ được ủy quyền. Đó là một ống kính lấy nét thủ công, đôi khi có thể gây bất tiện, nhưng tôi thích sử dụng chúng cho các cảnh đòi hỏi tạo ra các tác phẩm chi tiết, cẩn thận.
Dĩ nhiên, có những điều bạn cũng phải thỏa hiệp với sự lựa chọn ống kính của mình. Ví dụ như với ống kính lấy nét thủ công như ống kính Sumire, bạn không thể mong đợi phản ứng nhanh và tạo ra hình ảnh tràn đầy cảm giác về tốc độ!
5 ống kính hàng đầu của tôi và lý do tôi sử dụng chúng
Các ống kính được sử dụng nhiều nhất của tôi: Chủ yếu là 35mm, với các ống kính khác để hỗ trợ
#1: RF35mm f/1.8 Macro IS STM – 80%
#2: RF28-70mm f/2L USM – 10%
#3: CN-E35mm T1.5 FP X – 5%
#4: CN-E50mm T1.3 FP X – 4%
#5: RF50mm f/1.2L USM – 1%
#1: RF35mm f/1.8 Macro IS STM –80% thời gian
Ống kính 35mm phần nào nằm giữa các phân loại. Nó không có hiệu ứng phóng đại phối cảnh mạnh của ống kính có tiêu cự ngắn hơn, nhưng nó có khả năng ghi lại được nhiều bối cảnh, điều này có thể khiến bạn khó đơn giản hóa bố cục theo cách bạn sử dụng ống kính tele. Nhưng bản chất “nằm ở giữa” này cũng là thế mạnh của nó. Làm việc với nó giúp người dùng có thêm các kỹ năng và học hỏi được rất nhiều điều.
Ngoài khả năng dựng hình đẹp, khả năng chụp macro của ống kính RF35mm f/1.8 Macro IS STM là một lý do khác làm cho nó trở thành một ống kính phải có đối với tôi.
#2: RF28-70mm f/2L USM – 10% thời gian
Tôi chọn RF28-70mm f/2L USM vì khả năng dựng hình xuất sắc của nó, nhất là độ phân giải tuyệt vời của nó, ở đó các đường nét nhỏ được hiển thị chi tiết sắc nét, rõ ràng, và hiệu suất tuyệt vời của nó ở điều kiện ngược sáng. Đây là ống kính tôi sử dụng khi muốn người xem quan sát đối tượng một cách chi tiết. Tôi cảm thấy rằng nó phát huy hết khả năng của máy ảnh EOS R. Tôi không zoom nhiều bằng nó; thay vào đó, tôi có xu hướng sử dụng nó ở đầu 28mm.
EOS R + RF28-70mm f/2L USM / FL: 28mm/ Manual exposure (f/13, 1/50 giây)/ ISO 400/ WB: Shade
Những cây cam trĩu quả, chụp hướng lên trên. Ngay cả những phần nhỏ nhất của những chiếc lá nhỏ bé cũng có các đường nét được xử lý đẹp mắt, và hình ảnh thu được là hoàn hảo cho dù ngược sáng. Sức mạnh khắc họa của ống kính này có thể đủ để tạo ra những hình ảnh có tác động, hấp dẫn.
#3: CN-E35mm T1.5 FP X – 5% thời gian
#4: CN-E50mm T1.3 FP X – 4% thời gian
#3 và 4 là ống kính Canon Sumire cinema một tiêu cự, được thiết kế để mang lại đặc điểm độc đáo (Phiên bản tiếng Anh). Những ống kính này tạo ra hiệu ứng bokeh dần dần, giống như nhòe, khiến tôi liên tưởng đến mực hoặc màu nước thấm vào giấy và hiệu ứng như vậy là rất hiếm trên các ống kính ngày nay. Việc chúng hoàn toàn là lấy nét thủ công buộc bạn phải suy nghĩ cẩn thận về việc bạn muốn lấy nét phần nào của đối tượng. Tôi chọn chúng khi tôi muốn tạo ra những hình ảnh đặc biệt mang thương hiệu của riêng tôi về sự chú ý đến từng chi tiết.
EOS R + CN-E35mm T1.5 FP X/ Manual exposure (T1.5, 1/125 giây)/ ISO 400/ WB: Shade
Tôi muốn giới thiệu vẻ đẹp rạng rỡ của những quả việt quất mới hái này. Ống kính CN-E35mm T1.5 FP X (Phiên bản tiếng Anh) làm mờ các phần sáng theo cách giống như vết nhòe độc đáo, làm cho quả việt quất trông có vẻ thần thánh. Một điểm độc đáo khác là khả năng dựng hình mềm mại của vùng mất nét không ảnh hưởng đến vùng đúng nét rất mỏng.
#5: RF50mm f/1.2L USM – 1% thời gian
Tôi chụp bằng ống kính một tiêu cự 50mm khi tôi có ý tưởng rất rõ ràng về những gì tôi muốn thể hiện và cách tôi muốn thể hiện nó. Ống kính RF50mm f/1.2L USM dựng các đường nét đúng nét một cách tinh vi và đẹp mắt từ tận khẩu độ tối đa.
---
Bạn sử dụng ống kính nào nhiều nhất và khi nào bạn quyết định sử dụng ống kính nào? Hãy cho chúng tôi biết trong phần nhận xét bên dưới!
Bạn thích phong cách của Kentaro Kumon? Anh ấy trình bày cách mình sử dụng ánh sáng tự nhiên để thêm kịch tính cho một bức chân dung trong môi trường trong:
Xử Lý Ánh Sáng Tự Nhiên: Thêm Ấn Tượng Cho Ảnh Chân Dung Với Môi Trường
Có cảm hứng để mang theo ống kính một tiêu cự 35mm hoặc 50mm của bạn đi dạo? Sau đây là hai bài tập bạn có thể thử để làm cho mọi thứ trở nên thú vị hơn:
Tái Khám Phá Bố Cục Trung Tâm: 2 Bài Tập Dành Cho Buổi Chụp Ảnh Dạo Tiếp Theo Của Bạn
Nhiều cảm hứng kể chuyện hơn trong:
Kể Chuyện Hay Hơn Với Phóng Viên Ảnh Jilson Tiu
Roberto Valenzuela: Cần Gì Để Trở Thành Bậc Thầy Kể Chuyện Đám Cưới
Xem thêm:
Chân Dung 50mm, Phong Cách Của Tôi: Tạo Ra Hình Ảnh Từ Kỷ Niệm
Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.
Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.
Đăng Ký Ngay!Giới thiệu về tác giả
Một nguyệt san tin rằng thú vui nhiếp ảnh sẽ tăng cao khi người ta tìm hiểu càng nhiều về các chức năng của máy ảnh. Tạp chí này cung cấp thông tin về các máy ảnh và tính năng mới nhất và thường xuyên giới thiệu các kỹ thuật nhiếp ảnh khác nhau.
Xuất bản bởi Impress Corporation
Sinh tại Tokyo vào năm 1981, Kumon chụp ảnh cho các ấn phẩm và các dự án quảng cáo ở Nhật Bản và nước ngoài. Ông cũng đã xuất bản một số bộ sưu tập ảnh chẳng hạn như Daichi no Hana (Flowers of the Earth: The Lives and Prayers of the Nepalese) (do Toho Shuppan xuất bản), Koyomi Kawa (Calendar River) (Heibonsha xuất bản), và BANEPA (Seikyusha xuất bản), cùng với một cuốn luận bàn ảnh Goma no Youhinten (Goma’s Western Shop) (Keiseisha xuất bản) lấy cảm hứng từ những trải nghiệm của ông ở Banepa, Nepal. Vào năm 2012, ông được trao giải Best Newcomer của Hiệp Hội Nhiếp Ảnh Nhật Bản. Đối với dự án hiện tại, ông đang đến các thị trấn và làng mạc dọc theo các con sông và bán đảo để tìm và ghi nhận các khía cạnh độc đáo của từng nơi và cuộc sống hàng ngày của người dân ở đó.