Tái Khám Phá Bố Cục Trung Tâm: 2 Bài Tập Dành Cho Buổi Chụp Ảnh Dạo Tiếp Theo Của Bạn
Bố cục trung tâm rất dễ bị xem là nghiệp dư—sau hết, nó có thể là kỹ thuật lập bố cục mang tính trực quan nhất. Nhưng chúng ta nên trở lại với sự đơn giản này khi chúng ta cần dịch chuyển tư duy của mình từ bố cục chung của ảnh trở lại đối tượng. Sau đây là 2 bài tập nên thử. Bạn có thể áp dụng chúng một cách riêng biệt hoặc cùng nhau! (Người trình bày: Kazuyuki Okajima, Digital Camera Magazine)
EOS R/ RF50mm f/1.2L USM/ Aperture-priority AE (f/2.8, 1/1300 giây)/ ISO 100/ WB: Auto
Bố cục có thể được chú ý quá nhiều
"Bố cục" là cách chúng ta sắp xếp các yếu tố của một tấm ảnh bên trong khung hình. Nó là một phần thiết yếu của các môn nghệ thuật trực quan bao gồm nhiếp ảnh gia. Tuy nhiên, khi chúng ta suy nghĩ quá nhiều về cách lập bố cục ảnh, chúng ta dễ dàng chuyển sang tập trung vào "bức tranh lớn" chung mà bỏ qua đối tượng chính của mình. Đó chính là cách rốt cuộc chúng ta có được những tấm ảnh hoàn hảo về mặt kỹ thuật, nhưng người xem sẽ chú ý vào mọi thứ nhưng không chú ý vào điều gì cụ thể.
Điều chỉnh sự chú ý trở lại đối tượng, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng
Việc đặt đối tượng vào ngay giữa ảnh là cách trực tiếp nhất để thu hút sự chú ý. Nó mang tính trực quan đến mức mà là một nhiếp ảnh gia mới, bạn có khả năng phải học cách ngưng sử dụng nó quá mức! Nhưng chính sự đơn giản của nó biến nó thành một cách dễ dàng để thực hành xây dựng sự nhận thức của bạn về đối tượng, vì bạn không phải suy nghĩ quá nhiều về những thứ khác. Sự nhận thức như thế giúp bạn sáng tác những tấm ảnh có ý định rõ ràng hơn.
Dĩ nhiên, nó không phải là chỉ ra ngoài chụp mọi thứ với bố cục trung tâm: phải thực hành có chủ đích mới có kết quả! Sau đây là 2 bài tập nên thử. Dành ra một giờ cho từng bài tập, hoặc 2 giờ cho cả hai—ngay cả nhiêu đó cũng đủ để bắt đầu nhìn cảnh theo cách khác.
Bài tập 1: Thực hành di chuyển đôi chân, với sự trợ giúp của 2 sự hạn chế
Một tư duy "ưu tiên bố cục" có thể dẫn đến những thói quen làm hạn chế tính sáng tạo của bạn khi chụp tập trung chú ý vào đối tượng. 2 thói quen thường gặp như thế là:
i) Chỉ nhìn thấy cảnh qua ống kính
ii) Chỉ điều chỉnh bố cục bằng tay (bằng cách thu phóng hoặc di chuyển máy ảnh, nhưng ở cùng một vị trí chụp cố định).
Để khắc phục, hãy thử chụp với 2 sự hạn chế sau đây:
Hạn chế #1: Chỉ sử dụng khung AF ở giữa
Cải thiện sự nhận thức của bạn về đối tượng
Nếu bạn đã quen với quy tắc phần ba và các bố cục khác như thế, có khả năng bạn sẽ muốn di chuyển khung AF lệch tâm. Nhưng khi bạn làm như thế, bạn mất nhiều công sức cân nhắc những yếu tố như sự cân bằng trong bố cục, và chú ý ít hơn đến đối tượng chính.
Việc chỉ sử dụng khung AF ở giữa buộc bạn phải đặt đối tượng ngay ở giữa. Quy trình chụp của bạn trở nên khá đơn giản: xác định đối tượng→căn nó với khung AF→nhả màn trập. Cuối cùng, bạn sẽ thấy mình ý thức hơn về đối tượng của mình, và dễ xây dựng một mối liên kết hơn.
Hạn chế #2: Sử dụng ống kính một tiêu cự (hoặc dán vòng zoom)
Xây dựng sự nhận thức vật lý về khoảng cách và góc
Ống cúng zoom rất tiện. Với một (hoặc vài) thao tác xoay vòng zoom, bạn có thể đi từ góc rộng cho thấy đối tượng trong bối cảnh, đến cận cảnh cho thấy chi tiết đáng kinh ngạc. Nhưng việc quá dựa vào điều đó không chỉ giới hạn cái nhìn của bạn, mà còn có thể làm cho bạn không thể xây dựng cảm nhận về khoảng cách sẽ giúp bạn nắm bắt các cơ hội chụp ảnh theo cách trực giác hơn.
Để khắc phục điều đó, hãy sử dụng một chiếc ống kính một tiêu cự. Bạn cũng có thể dán vòng zoom của ống kính, nhưng tôi thấy rằng sử dụng ống kính một tiêu cự là tốt hơn vì nó không cho bạn có lựa chọn nào khác! Ống kính dễ sử dụng nhất sẽ là ống kính một tiêu cự có độ dài tiêu cự trong khoảng tương đương fuff-frame 35mm đến 50mm, vì nó mang lại thị trường tương tự như mắt người.
Bạn thích thú? Bạn có thể muốn thử kỹ thuật khác này nếu bạn cần nghỉ thực hành các bài tập ở đây!
Các Kỹ Thuật Sử Dụng Ống Kính Tiêu Chuẩn: Sử Dụng Điểm Quan Sát Để Thu Hút Người Xem
Xem thêm: Phong Cảnh 50mm, Phong Cách Của Tôi: Ống Kính Truyền Cảm Hứng Phiêu Lưu
Lùi lại
Di chuyển đến gần
Di chuyển xung quanh
Khi bạn "zoom bằng chân", tự nhiên là bạn sẽ thử nghiệm nhiều hơn với các góc máy và vị trí khác nhau khi bạn cố tìm cách chụp đối tượng hiệu quả nhất.
Thủ thuật: Trước hết quan sát cảnh mà không có máy ảnh
"Khung hình" được tạo ra bởi khung ngắm hoặc màn hình sau của máy ảnh không tránh khỏi làm hạn chế cái nhìn của bạn. Dùng mắt của bạn quan sát trước tiên sẽ mang lại cho bạn cảm nhận chính xác hơn về cảnh và không khí—và các ý tưởng khác về việc nên chụp gì.
Tự thử thách bằng một độ dài tiêu cự cố định cả một ngày, cả một tuần, hoặc thậm chí là cả một tháng cũng là một cách rất hay để truyền cảm hứng sáng tạo. Sau đây là những việc khác bạn có thể thử:
3 Thử Thách Tưởng Đơn Giản Để Nâng Cao Kỹ Năng Chụp Ảnh Của Bạn
Bài tập 2: Thoát khỏi "tư duy tập trung vào khung hình" và suy nghĩ về mặt điểm quan tâm
Thay vì ưu tiên bố cục, hãy ưu tiên đối tượng
Khi chúng ta tập trung quá nhiều vào việc đạt được bố cục tốt, cũng rất dễ rơi vào não trạng tập trung vào "khung hình" trong đó chúng ta nhìn cảnh về mặt khung hình 2 chiều. Chúng ta quên rằng các yếu tố đó có tính 3 chiều, và như thế, khi chúng ta di chuyển để điều chỉnh bố cục, chúng ta có xu hướng di chuyển theo cách tuyến tính để thay đổi vị trí của các yếu tố trong khung hình.
Hãy ngưng việc này: Tư duy tập trung vào khung hình
Chúng ta thường di chuyển như thế nào khi chúng ta ưu tiên bố cục.
Mặc dù "tư duy tập trung vào khung hình" giúp chúng ta đạt được một bố cục cân bằng, nhưng quá nhiều "cân bằng" có thể làm phân tán sự chú ý của người xem vào các góc, thay vì tập trung nó vào một đối tượng cụ thể. Để thoát khỏi điều đó, hãy áp dụng não trạng tập trung vào "điểm quan tâm", trong đó bạn xác định một đối tượng chính và xem nó như một điểm quan tâm 3 chiều.
Thay vào đó hãy thực hiện việc này: Tư duy tập trung vào điểm quan tâm
Trong tư duy tập trung vào điểm quan tâm, bạn không ngừng ưu tiên đối tượng. Lúc này chỉ là vấn đề bạn chọn gì cho hậu cảnh và tiền cảnh.
Sau đây là một số ví dụ khác về việc cách tiếp cận này có thể giúp bạn truyền đạt ý định của mình cho người xem hiệu quả hơn bằng cách nào.
Nó tập trung bố cục của bạn
Khi bạn thực sự đặt đối tượng vào giữa, nó dẫn đến một sự dịch chuyển tư duy vô thức: đối tượng cũng trở thành trung tâm chú ý của bạn, và bạn bắt đầu lập bố cục xoay quanh nó thay vì lập bố cục với nó. Cách bạn di chuyển khi bạn điều chỉnh bố cục cũng thay đổi theo.
Tư duy tập trung vào khung hình
Trong ảnh này, tôi nghĩ quá nhiều về việc cân bằng màu sắc và các yếu tố. Khó biết đối tượng chính là gì—khung cửa sổ, tòa nhà màu đỏ, những nhánh cây và bầu trời đều cạnh tranh thu hút sự chú ý nhưng không có cái nào thực sự nổi bật.
Tư duy tập trung vào điểm quan tâm (bố cục trung tâm)
Lập bố cục để đặt khung cửa sổ của tòa nhà màu đỏ vào giữa. Nó có vẻ ấn tượng hơn nhiều, đúng không?
Nó trở nên dễ định hướng sự chú ý của người xem hơn
Với một điểm quan tâm cố định, việc tập trung vào lấy nét và phơi sáng sẽ dễ hơn. Bạn cũng trở nên có ý thức hơn về các yếu tố có khả năng gây mất tập trung hoặc cản đường quan sát của người xem. Để có nhận thức cao hơn, hãy nhớ trước hết quan sát cảnh bằng mắt của bạn. Bạn có thể bỏ sót những chi tiết đó khi nhìn qua khung ngắm hoặc màn hình sau.
Tư duy tập trung vào khung hình
Đối tượng chính hòa vào hậu cảnh. Trong một cảnh như thế này, mắt chúng ta có xu hướng tìm kiếm sự tương phản và sẽ tìm thấy một nguồn dễ dàng gây mất tập trung ở bầu trời sáng.
Tư duy tập trung vào điểm quan tâm
Di chuyển quanh đối tượng như điểm quan tâm, tôi thấy rằng chụp từ phía đối diện mang lại một hậu cảnh làm cho đối tượng nổi bật hơn.
Thủ thuật bổ sung: Đảm bảo đối tượng của bạn được phơi sáng phù hợp
Đối tượng thiếu sáng
Trong những tình huống có sự tương phản cao chẳng hạn như khi có ngược sáng, sử dụng chế độ đo sáng evaluative metering mặc định, trong đó máy ảnh đo sáng bằng cách sử dụng toàn bộ ảnh để xác định mức phơi sáng tốt nhất, có thể không đạt được kết quả lý tưởng. Ví dụ, trong ảnh bên trên, nó làm cho đối tượng bị thiếu sáng và hậu cảnh bị cháy sáng. Thay vào đó mắt chúng ta bị thu hút vào hậu cảnh sáng.
Dĩ nhiên, bạn có thể chụp ở định dạng RAW và điều chỉnh độ sáng trong xử lý hậu kỳ. Nhưng vì mục đích của các bài tập này, di chuyển đôi chân để tìm một góc có sự tương phản thấp hơn thì sao? Bạn không bao giờ biết được khi nào chỉ cần di chuyển đôi chân một chút tại chỗ có thể dẫn đến những khám phá mới!
Những yếu tố khác cần kiểm tra: Những điểm quan tâm cạnh tranh nhau
Cẩn thận với những yếu tố làm người xem mất tập trung hoặc cạnh tranh sự chú ý với đối tượng chính của bạn. Nếu chúng ở rìa khung hình, bạn có thể chỉ cần xén chúng đi vào lúc khác. Tuy nhiên, nếu chúng chắn đối tượng hoặc nằm rất gần đối tượng, giải pháp tốt nhất của bạn là điều chỉnh góc chụp tại chỗ.
Một số yếu tố gây mất tập trung dễ dàng bị bỏ qua:
Chữ ở hậu cảnh
Mắt chúng ta tập trung vào chữ, không phải vào cái cây.
Màu sáng hơn
Ở đây, mắt chúng ta tập trung vào cánh cửa xe màu trắng vì nó có màu sáng hơn.
---
Bạn có thể có được loại ảnh thú vị gì với ống kính một tiêu cự và bố cục trung tâm? Tag chúng tôi trên Instagram tại @canonasia hoặc chia sẻ nó trên My Canon Story để có cơ hội được giới thiệu!
Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.
Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.
Đăng Ký Ngay!Giới thiệu về tác giả
Một nguyệt san tin rằng thú vui nhiếp ảnh sẽ tăng cao khi người ta tìm hiểu càng nhiều về các chức năng của máy ảnh. Tạp chí này cung cấp thông tin về các máy ảnh và tính năng mới nhất và thường xuyên giới thiệu các kỹ thuật nhiếp ảnh khác nhau.
Xuất bản bởi Impress Corporation
Sinh ở Thành Phố Fukuoka vào năm 1967, Kazuyuki Okajima tốt nghiệp Trường Nhiếp Ảnh Tokyo (tên hiện nay: Tokyo Visual Arts). Sau khi làm trợ lý studio và trợ lý nhiếp ảnh gia, ông trở thành nhiếp ảnh gia tự do. Ngoài việc chụp ảnh quảng cáo và chụp ảnh cho tạp chí, ông đi khắp thế giới chụp ảnh có tính thi vị cao. Nhiều ấn phẩm của ông gồm có bộ sưu tập ảnh Dingle. Các triển lãm tác phẩm của ông gồm có “The Light and Wind of Dingle,†“Shio-sai†(Tidal Tints), và “Let’s Go to School.