Tìm những nội dung bạn muốn

hoặc tìm kiếm bằng

các chủ đề

Article
Article

Article

e-Book
e-Book

e-Book

Video
Video

Video

Campaigns
Campaigns

Campaigns

Architecture
Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Architecture
DSLRs

DSLRs

Architecture
Quay phim

Quay phim

Architecture
Nhiếp ảnh thiên văn

Nhiếp ảnh thiên văn

Architecture
Không gương

Không gương

Architecture
Nhiếp ảnh kiến trúc

Nhiếp ảnh kiến trúc

Architecture
Công nghệ Canon

Công nghệ Canon

Architecture
Nhiếp ảnh ít sáng

Nhiếp ảnh ít sáng

Architecture
Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Architecture
Nhiếp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh phong cảnh

Architecture
Nhiếp ảnh vĩ mô

Nhiếp ảnh vĩ mô

Architecture
Nhiếp ảnh thể thao

Nhiếp ảnh thể thao

Architecture
Nhiếp ảnh du lịch

Nhiếp ảnh du lịch

Architecture
Nhiếp ảnh dưới nước

Nhiếp ảnh dưới nước

Architecture
Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Architecture
Nhiếp ảnh đường phố

Nhiếp ảnh đường phố

Architecture
Máy ảnh không gương lật full-frame

Máy ảnh không gương lật full-frame

Architecture
Ống kính và phụ kiện

Ống kính và phụ kiện

Architecture
Nature & Wildlife Photography

Nature & Wildlife Photography

Architecture
Nhiếp ảnh chân dung

Nhiếp ảnh chân dung

Architecture
Chụp ảnh ban đêm

Chụp ảnh ban đêm

Architecture
Chụp ảnh thú cưng

Chụp ảnh thú cưng

Architecture
Giải pháp in ảnh

Giải pháp in ảnh

Architecture
Đánh giá sản phẩm

Đánh giá sản phẩm

Architecture
Chụp ảnh cưới

Chụp ảnh cưới

Các thông tin hữu ích và hướng dẫn >> Tất cả thông tin hữu ích và hướng dẫn

3 Thử Thách Tưởng Đơn Giản Để Nâng Cao Kỹ Năng Chụp Ảnh Của Bạn

2019-10-07
4
5.22 k
Trong bài viết này:

Bạn có thấy rằng mình chụp đi chụp lại cùng các loại ảnh không? Bạn có đang tìm cách cải thiện các kỹ năng chụp ảnh căn bản của mình không? Sau đây là một số việc bạn có thể làm để bỏ các thói quen cũ, khám phá những cái nhìn mới, và nâng cao kỹ năng chụp ảnh. (Biên tập bởi studio9)

Cái cây từ góc chụp độc đáo

Góc thấp của ảnh này tạo ra không khí hư ảo Tôi chụp ảnh này mà không cần sự hỗ trợ của khung ngắm hay hình ảnh Live View, việc này giúp tập kỹ năng trực quan hóa của bạn.

 

Những giới hạn tự đặt ra: Một cách rất hay để buộc bản thân bạn phải sáng tạo

Máy ảnh ngày nay có nhiều tính năng tiện lợi. Máy ảnh càng tinh vi, nó càng làm được nhiều việc cho chúng ta. Và nó luôn giúp có được một cách nhanh hơn, hiệu quả hơn để có được những tấm ảnh chúng ta muốn. 

Nhưng sự tiện lợi này cũng có mặt trái: Đôi khi, chúng ta để cho máy ảnh thực hiện quá nhiều việc giống như thể máy ảnh chụp ảnh chứ không phải chúng ta. Đó là một lý do tại sao ảnh của chúng ta trông giống nhau: Chúng ta để cho sự tưởng tượng của mình được quyết định bởi các tính năng và chức năng của máy ảnh. 

Có một sự thật là chúng ta sử dụng sự tưởng tượng của mình nhiều hơn khi chúng ta phải khắc phục những giới hạn để đạt được mục tiêu của mình. Đây là một ý tưởng đằng sau 3 thử thách mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết này. Mỗi thử thách đặt ra những hạn chế về một tính năng chụp thuận kiện khác nhau, và nếu bạn xử lý nó thành công, bạn sẽ thành thạo ít nhất một kỹ năng nhiếp ảnh quan trọng.

Bạn đã sẵn sàng chưa? Hãy bắt đầu!

 

Thử thách 1: Giới hạn độ dài tiêu cự của bạn

Đây có nghĩa là nhiệm vụ dễ nhất để bắt đầu, và sẽ giúp bạn có được cảm nhận khoảng cách.

 

Nếu bạn chủ yếu sử dụng các ống kính zoom: Tự hạn chế sử dụng tính năng zoom

Sử dụng ống kính đó giống như ống kính một tiêu cự. Tôi khuyến cáo bạn nên tự giới hạn ở ba độ dài tiêu cự tương đương full-frame là 35mm, 50mm, và 70mm. Đây là những độ dài tiêu cự điển hình của ống kính góc rộng, tiêu chuẩn, và tele tầm trung

Nếu bạn đang sử dụng máy ảnh APS-C, bạn có thể có được các góc xem tương tự bằng cách chụp ở lần lượt khoảng 22mm, 31mm và 44mm.

 

Dán vòng zoom của bạn lại

Mặc dù tự hứa không sử dụng tính năng zoom có thể là đủ, nhưng để tránh bị cám dỗ, hãy dán vòng zoom của bạn lại. Nếu bạn chụp và quyết tâm không tháo băng cả ngày, bạn có thể khám phá một thứ gì đó mới mẻ.

Vòng zoom bị dán lại

Ống kính trong ảnh bên trên đã được dán băng ở vị trí 50mm. Sử dụng băng để lại ít keo dính nhất có thể. Tôi khuyên dùng băng Permacel, là một loại băng keo giấy dán tốt để lại keo dư tối thiểu. Dùng băng keo hoặc băng giấy phẫu thuật cũng được.

 

Nếu bạn đã sử dụng các ống kính một tiêu cự: Tự hạn chế ở góc tele hoặc cực rộng

Những độ dài tiêu cự điển hình được sử dụng cho chụp ảnh đời thường là nằm trong khoảng 35mm, 50mm và 70mm nói trên. Một số nhiếp ảnh gia cũng sử dụng độ dài tiêu cự 24mm và 100mm. Tuy nhiên, nếu bạn đủ can đảm thử chụp ảnh đời thường bằng một ống kính chụp tele tầm xa hơn hoặc góc rộng hơn, sẽ rất thú vị.

Bạn sẽ cần một ống kính tele hoặc góc cực rộng cho cách này. Nó là một cơ hội tuyệt vời để cuối cùng loại bỏ ống kính zoom tele trong bộ 2 ống kính zoom đã không được sử dụng suốt thời gian này.

Chỉ chụp ở 200mm hay 16mm có thể có cảm giác rất hạn chế, nhưng não bộ của bạn sẽ được tập luyện rất tốt khi phải nghĩ ra cách lập khung hình hiệu quả! 


Nhấp vào đây để biết một số kỹ thuật lập bố cục cần thử với các loại ống kính khác nhau

 

Thử thách 2: Lập bố cục mà không dùng khung ngắm (hay Live View)

Việc này sẽ giúp bạn có được ý thức góc chụp và góc xem hiệu quả.

 

Bạn có thực sự biết mình có thể ghi lại bao nhiêu phần cảnh bằng ống kính của mình hay không?

Thông thường, khi chúng ta lập bố cục ảnh, chúng ta dựa vào khung ngắm hoặc hình ảnh trên Live View để giúp chúng ta điều chỉnh khung hình. 

Nhưng nếu bạn không nhìn vào một trong hai cái đó, bạn sẽ có thể trực quan hóa hình ảnh ống kính của bạn sẽ ghi lại hay không?

Việc có thể thực hiện điều này đòi hỏi phải có nhận thức chính xác về những gì có thể được chụp lại với một góc xem nhất định. Và nếu bạn có loại cảnh như thế, bạn sẽ biết cách lập bố cục ảnh ngay cả khi bạn chỉ quan sát cảnh một lần.

 

Bạn cũng sẽ "thấy" các góc độc đáo một cách dễ dàng hơn

Đôi khi, chúng ta không nghĩ đến việc chụp từ các góc nhất định chỉ vì nó không phải là những gì chúng ta thường thấy khi chúng ta nhìn qua khung ngắm hay nhìn vào hình ảnh trên Live View. Khi chúng ta tự ép mình lập bố cục mà không có những sự hỗ trợ như thế, chúng ta sẽ nhận thức hơn về các điểm quan sát độc đáo như thế. Điều này là đúng ngay cả khi bạn sử dụng một chiếc máy ảnh có màn hình LCD có thể thay đổi góc.

"Sự hạn chế khung ngắm" này khuyến khích bạn luôn tích cực tìm kiếm những phối cảnh mới, thay vì chỉ khi bạn thử và tìm lỗi với màn hình. Chắc chắn nó sẽ thay đổi cái nhìn của bạn về mọi việc, điều này ảnh hưởng đến ảnh bạn chụp.

Tháp TokyoTower chụp từ tầm mặt đất

Người ta có xu hướng chụp Tháp Tokyo khi ngước lên từ tầm mắt, nhưng ở đây, tôi chụp nó từ tầm mặt đất. Con đường và các tòa nhà khác cũng được ghi lại, dẫn đến một bố cục khác với bình thường.

 

Lá thu trên mặt hồ

Tôi chụp bằng cách vươn tay ra ngay bên trên mặt nước trong hồ. Bạn không thể nhìn khung ngắm? Hoàn toàn không thành vấn đề.

Thủ thuật:

- Độ dài tiêu cự càng dài, thì càng khó
Hãy bắt đầu với một góc rộng. 35mm ở mức tương đương full-frame là phù hợp.

- Bạn sẽ không thể nhả cửa trập nếu máy ảnh bị mất nét
Thử sử dụng:
i) Một phương pháp AF tự động phát hiện và chọn điểm/vùng AF khi bạn nhấn một nửa nút chụp; hoặc
ii) chế độ Lấy Nét Thủ Công (MF).

 

Thử thách 3: Chụp không có mô phỏng phơi sáng/xem lại ảnh

Ở thời đại máy ảnh phim, chúng ta không thể kiểm tra kết quả chụp cho đến sau khi rửa ảnh. Chắc chắn cần phải đầu tư công sức nghiêm túc vào việc phân tích ánh sáng cho từng ảnh.

Nhưng với những tiện lợi kỹ thuật số hiện đại chẳng hạn như phát lại ngay tại chỗ và mô phỏng phơi sáng trên Live View/EVF, chúng ta không còn phải suy nghĩ nhiều về ánh sáng trước khi nhấn nút chụp. Thực ra, chúng ta mặc nhiên cho rằng máy ảnh sẽ giúp chúng ta tìm mức phơi sáng chính xác.

Việc hạn chế sử dụng các chức năng này sẽ không chỉ giúp bạn thực sự nắm rõ phơi sáng, mà còn ghi nhận máy ảnh số đã tiến xa thế nào! 

 

Bước 1: Tắt tính năng xem lại ảnh

Bạn sẽ có thể tìm thấy tính năng này ở vị trí nào đó trên trình đơn SHOOT.

Màn hình trình đơn xem lại ảnh

Khi cài đặt "Image review – Off" (Tắt Xem Lại Ảnh), ảnh sẽ không xuất hiện sau khi chụp trừ khi nhấn nút Phát.

 

Bước 2: Tắt tính năng mô phỏng phơi sáng

Tìm “Expo. simulation” trên trình đơn SHOOT và chọn "Disable". Bất kỳ thay đổi nào đối với thiết lập phơi sáng của bạn, bao gồm bù phơi sáng, sẽ không được phản ánh trong hình ảnh xem trước trên Live View và EVF.

Màn hình trình đơn mô phỏng phơi sáng

Lưu ý: Một số mẫu máy ảnh DSLR không có tính năng này. Trong trường hợp này, bạn có thể muốn áp dụng Bước 3.

 

Bước 3: Che màn hình LCD của bạn bằng một tờ giấy màu đen

Đây là một biện pháp rất quyết liệt, nhưng có thể là có hiệu quả nhất: Bạn sẽ hoàn toàn không thể nhìn thấy hình ảnh xem trước trên Live View hay xem lại hình ảnh. Bạn cũng có thể sử dụng băng Permacel màu đen cho việc này. Hãy cẩn thận để không vô tình làm bong tấm bảo vệ màn hình khi bạn tháo băng. 

Lưu ý: Bạn vẫn muốn có thể nhìn thấy các thiết lập phơi sáng. Nếu máy ảnh của bạn OVF hoặc EVF, bạn sẽ ổn. Các máy ảnh cao cấp hơn cũng sẽ hiển thị thông tin chụp cơ bản trên màn hình LCD trên đỉnh.
Nếu không, hãy bám theo Bước 1 và 2 và định hướng kỷ luật.

 

Thủ thuật:

- Bạn sẽ sử dụng chế độ M dễ dàng hơn.

Việc không thể kiểm tra ảnh tại chỗ có nghĩa là bạn phải dựa vào đồng hồ đo sáng của máy ảnh để quyết định mức phơi sáng chính xác. Khi chụp ở chế độ Av, đối với những đối tượng nhất định, bạn sẽ cần phải suy nghĩ kỹ về mức bù phơi sáng cần áp dụng. Đây có thể là lý do tại sao chụp ở chế độ Thủ Công (M) phần nào dễ hơn.

- Ở chế độ M, hãy sử dụng đo sáng điểm
Tôi khuyên dùng thiết lập này hơn là đo sáng đánh giá, là thiết lập mặc định. Ở thiết lập đo sáng điểm, chỉ có phần giữa của ảnh được đo sáng. (Tìm hiểu thêm trong bài viết Những Điểm Cơ Bản về Máy Ảnh #7: Đo Sáng)

Từ đó, độ sáng của ảnh sẽ không sai lệch quá nhiều nếu bạn thực hiện theo các bước sau đây:

  1. Nhắm máy ảnh vào đối tượng bạn muốn làm cơ sở đo sáng.
  2. Điều chỉnh khẩu độ, tốc độ cửa trập và độ nhạy sáng ISO sao cho chỉ báo mức phơi sáng gần với ±0.
  3. Lập lại bố cục ảnh nếu cần (nhớ nhấn nút khóa AE trước tiên).
  4. Nhả cửa trập.

Mặc dù bạn cũng có thể mua đồng hồ đo phơi sáng rời để đo sáng, nhưng nó là một thiết bị khá đắt. Nếu bạn chỉ cần đo sáng ánh sáng xung quanh, có các ứng dụng trên điện thoại thông minh có thể biến điện thoại của bạn thành đồng hồ đo sáng.

 

Tóm tắt

Việc áp dụng cả ba giới hạn trong bài viết này một lần có thể là quá mức một chút, do đó bạn có thể thử từng cách một theo trình tự, bắt đầu từ trên cùng. Nếu bạn cần nhiều hơn là một thử thách, bạn có thể thử nhiều hơn một thử thách cùng nhau.

Rõ ràng là không cần phải liên tục tự áp dụng các giới hạn này. Điều quan trọng là hãy thử cách này khi bạn có thời gian rảnh và không vội. Bằng cách đó, bạn có thể từ từ khám phá và sáng tạo. Vậy tại sao không thử áp dụng chúng vào lần sau?


Để biết những việc khác bạn có thể làm để cải thiện kỹ năng chụp ảnh của mình, hãy tham khảo:
Chụp Ảnh Đẹp Hơn Bằng 3 Thủ Thuật Đơn Giản Này!
5 Phương Pháp Để Luyện Tập Kỹ Năng Chụp Ảnh Động Vật Hoang Dã

 


Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.

Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.

Đăng Ký Ngay!

Giới thiệu về tác giả

studio9

Một trang web nhiếp ảnh được thành lập tại Nhật Bản vào năm 2011. Với khẩu hiệu "Đưa nhiếp ảnh đến gần bạn hơn", trang web này cung cấp nội dung hữu ích cho tất cả những ai thích nhiếp ảnh. Ngoài nội dung web, studio9 còn tổ chức các hội thảo.

http://photo-studio9.com/

các bài viết liên quan

Chia sẻ ảnh của bạn trên My Canon Story và nắm bắt cơ hội được giới thiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội của chúng tôi