Hình ảnh phản chiếu: Phong Cảnh Với “Những Chiếc Gương” Trên Cánh Đồng Lúa
Bố cục đối xứng không phải là cách duy nhất để sử dụng hình ảnh phản chiếu, và ảnh của bạn không nhất thiết phải gồm có đối tượng thực tế được phản chiếu. Sau đây trình bày hình ảnh phản chiếu bầu trời được sử dụng như thế nào để làm sáng phong cảnh toàn những cánh đồng lúa. (Người trình bày: Hirokazu Nagane, Digital Camera Magazine)
EOS 5D Mark III/ EF100-400mm f/4.5-5.6L IS USM/ FL: 350mm/ Manual exposure (f/10, 1/320 giây)/ ISO 400/ WB: Daylight
Mùa/Thời điểm trong ngày: Mùa xuân/Chiều muộn
Địa điểm: JR Tadami Line, giữa các Trạm Aizu Takada và Negishi, Quận Fukushima
Ánh sáng và thời tiết: Chụp thuận sáng; đảm bảo có mây
Mặc dù hiệu ứng phụ thuộc vào điều kiện chụp trên thực tế, nhưng nói chung, chụp thuận sáng có thể làm cho các vùng nước trông phản chiếu hơn, rõ hơn và do đó, nổi bật hơn trong phong cảnh.
Ảnh chính bên trên được chụp vào buổi chiều muộn. Có một chút mây trên trời, thực tế là đã giúp ích cho ảnh của tôi: Ánh nắng chiều muộn chiếu qua chúng được phản chiếu trên những cánh đồng lúa ngập nước, tạo ra những điểm nhấn phản chiếu giữa những hình ảnh phản chiếu của trời xanh.
Để so sánh, khi tôi chụp cùng cảnh này vào buổi sáng, tôi gặp điều kiện ngược sáng, biến những chiếc xe lửa thành cái bóng và làm cho những cánh đồng lúa lấp lánh hơn. Đó là một ảnh thú vị, nhưng tôi muốn thể hiện những cánh đồng lúa đẹp hơn.
Chuyện gì xảy ra khi không có mây?
Ảnh bên trên được chụp vào một ngày trời trong. Nó có vẻ khá bình thường, đúng không? Hiệu ứng như gương của ảnh chính không phải là vì hướng ánh sáng, mà còn là vì những đám mây.
Xem thêm: Những Quyết Định trong Chụp Ảnh Phong Cảnh: Thuận Sáng hay Ngược Sáng?
Bố cục: Sử dụng mô thức hình học và những đường thẳng
Một yếu tố khác làm cho cảnh này trở nên đọc đáo là mô thức hình học được tạo thành bởi những cánh đồng lúa và bờ ruộng phân chia chúng. Đảm bảo bạn lập khung hình để thể hiện điều này!
Thủ thuật chuyên nghiệp: Chú ý kỹ những chi tiết nhỏ nhất
Tôi bao gồm chiếc xe lửa để thêm một chút thú vị cho ảnh, nhưng nếu bạn nhìn kỹ, bạn sẽ nhận thấy một phần của chiếc xe lửa ở đó chỗ nối toa xe được căn thẳng với đường thẳng được tạo ra bởi một trong những bờ ruộng. Sau đây là ảnh cận cảnh phần đó của ảnh với chiếc xe lửa:
Không có sự trùng hợp: Tôi cố ý căn thẳng những đường đó. Tôi thấy rằng điều rất quan trọng là chú ý đến ngay cả những chi tiết nhỏ.
Địa điểm: Có vẻ khác nhau trong những giai đoạn khác nhau của chu kỳ trồng lúa
Tôi chụp những tấm ảnh ở đây từ Lâm Viên Futanuma, ở đó bạn có thể nhìn thấy Lưu Vực Aizu. Mặc dù các ảnh bên trên được chụp vào mùa xuân, địa điểm này cũng được các nhiếp ảnh gia biết đến nhiều trong mùa trồng lúa (khoảng tháng 5), và vào đầu thu, khi những bông lúa chuyển sang màu vàng óng.
Thủ thuật: Nếu bạn zoom out, bạn sẽ có thể đưa Núi Bandai bao quanh vào khung hình!
Chụp từ cùng địa điểm vào đầu thu. Phản chiếu hay không phản chiếu, có thể là rất thú vị khi thấy cùng một cảnh lại trông khác biệt thế nào ở một thời điểm khác trong năm. Có lẽ đã đến lúc tham quan làng trồng lúa gần bạn nhất!
Để biết thêm thủ thuật về cách chụp hình ảnh phản chiếu, hãy tham khảo bài viết:
Hình ảnh phản chiếu: Cảnh Biển Bất Tận Lúc Hoàng Hôn
Hình ảnh phản chiếu: Một Chiếc Xe Lửa Hơi Nước Đi Vào Ánh Hoàng Hôn Tuyệt Đẹp
Các Thủ Thuật Chụp Ảnh Hình Ảnh Phản Chiếu Dưới Nước: Vui Nghịch với Vũng Nước!
Để biết thêm thủ lập bố cục để thêm một vẻ độc đáo cho đại cảnh, hãy xem:
Chụp Chính Xác: Một Chiếc Xe Lửa Giữa Đại Cảnh Mùa Thu
Cách Chụp Của Tôi: Thêm Ấn Tượng Cho Cảnh Rừng Rộng Lớn
Phong Cảnh Hè Tuyệt Đẹp: Các Thắng Cảnh Ở Nhật Bản & Thủ Thuật Chụp Ảnh Chuyên Nghiệp (3)
Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.
Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.
Đăng Ký Ngay!Giới thiệu về tác giả
Một nguyệt san tin rằng thú vui nhiếp ảnh sẽ tăng cao khi người ta tìm hiểu càng nhiều về các chức năng của máy ảnh. Tạp chí này cung cấp thông tin về các máy ảnh và tính năng mới nhất và thường xuyên giới thiệu các kỹ thuật nhiếp ảnh khác nhau.
Xuất bản bởi Impress Corporation
Sinh năm 1974 tại Yokohama. Sau khi tốt nghiệp trường Musashi Institute of Technology (hiện nay được gọi là trường ‘Tokyo City University’), ông học ở nhiếp ảnh gia chụp xe lửa Mitsuhide Mashima, là CEO của Mashima Railway Pictures. Trong những năm gần đây, ông tham gia giải thích các kỹ thuật chụp ảnh xe lửa trong các tạp chí nhiếp ảnh, và viết hướng dẫn chụp ảnh xe lửa. Ông đi khắp Nhật Bản chụp ảnh xe lửa với khẩu hiệu "chụp ảnh như đời thực để bạn có thể nghe thấy âm thanh của xe lửa khi nhìn vào ảnh".