Tìm những nội dung bạn muốn

hoặc tìm kiếm bằng

các chủ đề

Article
Article

Article

e-Book
e-Book

e-Book

Video
Video

Video

Campaigns
Campaigns

Campaigns

Architecture
Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Architecture
DSLRs

DSLRs

Architecture
Quay phim

Quay phim

Architecture
Nhiếp ảnh thiên văn

Nhiếp ảnh thiên văn

Architecture
Không gương

Không gương

Architecture
Nhiếp ảnh kiến trúc

Nhiếp ảnh kiến trúc

Architecture
Công nghệ Canon

Công nghệ Canon

Architecture
Nhiếp ảnh ít sáng

Nhiếp ảnh ít sáng

Architecture
Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Architecture
Nhiếp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh phong cảnh

Architecture
Nhiếp ảnh vĩ mô

Nhiếp ảnh vĩ mô

Architecture
Nhiếp ảnh thể thao

Nhiếp ảnh thể thao

Architecture
Nhiếp ảnh du lịch

Nhiếp ảnh du lịch

Architecture
Nhiếp ảnh dưới nước

Nhiếp ảnh dưới nước

Architecture
Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Architecture
Nhiếp ảnh đường phố

Nhiếp ảnh đường phố

Architecture
Máy ảnh không gương lật full-frame

Máy ảnh không gương lật full-frame

Architecture
Ống kính và phụ kiện

Ống kính và phụ kiện

Architecture
Nature & Wildlife Photography

Nature & Wildlife Photography

Architecture
Nhiếp ảnh chân dung

Nhiếp ảnh chân dung

Architecture
Chụp ảnh ban đêm

Chụp ảnh ban đêm

Architecture
Chụp ảnh thú cưng

Chụp ảnh thú cưng

Architecture
Giải pháp in ảnh

Giải pháp in ảnh

Architecture
Đánh giá sản phẩm

Đánh giá sản phẩm

Architecture
Chụp ảnh cưới

Chụp ảnh cưới

Các thông tin hữu ích và hướng dẫn >> Tất cả thông tin hữu ích và hướng dẫn

Những Điểm Cơ Bản về Cân Bằng Trắng Để Đạt Được Tông Màu Bạn Muốn!

2016-04-21
12
12.79 k
Trong bài viết này:

Ảnh đẹp được tạo thành nhờ một số yếu tố phù hợp, chẳng hạn như đối tượng và bố cục, với tông màu cũng là một yếu tố khá quan trọng. Ấn tượng của một tấm ảnh có thể thay đổi đáng kể chỉ bằng cách thay đổi tông màu. Trong bài viết này tôi sẽ giới thiệu thiết lập Cân Bằng Trắng (WB), được dùng để thay đổi tông màu của ảnh. (Biên tập bởi studio9)

Thay đổi Cân Bằng Trắng theo cách thủ công

Khi lần đầu bạn bắt đầu dùng một chiếc máy ảnh DSLR hoặc mirrorless, bạn có thể thấy choáng với số lượng các thiết lập và không biết phải bắt đầu bằng thiết lập nào. Mặc dù tốt hơn bạn nên sử dụng các tính năng tự động khác nhau khi bắt đầu sử dụng để giảm thiểu số lượng các thiết lập cần cấu hình, bạn nên thử tự điều chỉnh Cân Bằng Trắng (WB) bất kỳ khi nào có thể. Bằng cách thay đổi màu sắc, hình thức và tác động trực quan của các yếu tố chẳng hạn như đối tượng và bố cục sẽ thay đổi đáng kể đối với cùng một tấm ảnh!

3+2 thiết lập Cân Bằng Trắng bạn nên thành thạo trước tiên

Cân Bằng Trắng là một chức năng thường được sử dụng để chỉnh tông màu của ảnh để phản ánh màu gốc của đối tượng, bất kể ánh sáng xung quanh là gì. Tuy nhiên, tôi sẽ giới thiệu Cân Bằng Trắng như một chức năng để cài đặt tông màu cho phù hợp với ưu tiên của bạn trong ảnh.

Khi bạn thay đổi Cân Bằng Trắng, ảnh có thể ngả đỏ hoặc ngả xanh (mặc dù khi cài đặt thích hợp, màu sắc sẽ xuất hiện như bạn thấy trên thực tế). Lưu ý điều này khi thay đổi Cân Bằng Trắng.

Trước tiên, hãy kiểm tra các chế độ Cân Bằng Trắng có trên máy ảnh của bạn. Cách kiểm tra các chế độ có thể khác nhau tùy vào mẫu máy ảnh, do đó hãy tham khảo tài liệu hướng dẫn của máy ảnh của bạn. Vì Cân Bằng Trắng là một thiết lập thường được sử dụng, nó thường có thể được truy cập bằng một hoặc hai lần nhấn nút.

Trình đơn thiết lập Cân Bằng Trắng bạn thấy sẽ trông như thế này hoặc tương tự.

Có thể có nhiều chế độ, bao gồm Daylight, Shade, Cloudy, Tungsten light, và White fluorescent light. Nếu bạn mới bắt đầu chụp ảnh, ít có khả năng là bạn sẽ thành thạo số lượng lớn chế độ như vậy ngay lập tức, do đó bạn nên bắt đầu bằng cách nắm vững ba chế độ.

Đó là, White fluorescent light, Daylight, và Cloudy, twilight, sunset.

Các chế độ này làm thay đổi màu sắc của ảnh như minh họa bên dưới.

Nếu tông màu đối với thiết lập Daylight được xem là "bình thường", tông màu của ảnh sẽ xuất hiện ngả xanh khi dùng White fluorescent light, và ngả đỏ khi dùng Cloudy. Đơn giản vậy thôi!

3 chế độ này là rất đủ để bạn bắt đầu. Một khi bạn đã thành thạo chúng, bạn chỉ cần nắm vững hai chế độ khác, và bạn sẽ có tất cả các chế độ mình cần.

Đó là Tungsten light và Shade. Chế độ Tungsten light làm cho ảnh xanh hơn cả chế độ White fluorescent light, trong khi chế độ Shade làm cho ảnh đỏ hơn cả chế độ Cloud. Một cách hay để hiểu được điều này là như sau:

Một khi bạn đã nắm vững các chế độ này, bạn sẽ sẵn sàng cho bước lớn hơn.

Các thiết lập khuyên dùng theo cảnh

Mặc dù điều chỉnh đối với Cân Bằng Trắng phụ thuộc vào ưu tiên của mỗi người, tôi sẽ chia sẻ một số thiết lập tôi khuyên dùng ở bên dưới.

*Ví dụ là ảnh xử lý từ cùng ảnh RAW, chỉ thay đổi thiết lập Cân Bằng Trắng. Các thiết lập ngoài WB, chẳng hạn như độ sáng và độ tương phản, được giữ nguyên.

 

Ảnh có một cảm giác tinh tế, trong mờ

Chế độ White fluorescent light được khuyên dùng cho những ảnh như thế, nhất là khi chụp ảnh bông hoa vào một ngày có nắng.

Ảnh có thẻ xuất hiện xanh hơn thực tế, nhưng nó có hoàn thiện trong mờ. Khi ảnh được làm cho xanh hơn, chúng có xu hướng tối hơn, do đó điều quan trọng là phải tăng độ sáng của ảnh khoảng +0,7 đến 1,3.

Vô tình là, ảnh bên trên xuất hiện như bên dưới khi chụp ở chế độ Daylight.

Ở đây, có một tông màu chung ấm áp, dẫn đến ảnh chuyển tải vẻ ấm áp.
 

 

Ảnh có một cảm giác lạnh, u ám

Các màu lạnh được khuyên dùng đối với ảnh có cảm giác lạnh, u ám. Bạn có thể sử dụng chế độ White fluorescent light, hoặc thậm chí chế độ Tungsten light tùy vào cảnh. Các chế độ này rất phù hợp với ảnh chụp những thứ như cảnh đêm và bóng!

Ở đây, tôi chụp cái bóng của ngôi chùa 5 tầng tại Đền Sensoji Temple ở Tokyo. Tôi chụp ảnh này ở chế độ Tungsten light mode, nó tạo ra ấn tượng lạnh và u ám.

Bên dưới là cùng ảnh đó, chụp ở chế độ Daylight.

Có cảm giác ấm áp nhẹ đối với màu sắc ở đây, mang lại vẻ giống như lúc chạng vạng. Bạn sẽ khó nói rằng có cảm giác lạnh và u ám. Vì tôi chụp ảnh này vào buổi tối, màu sắc trong ảnh xuất hiện gần hơn với màu sắc bạn nhìn thấy bằng mắt thường.

 

Ảnh chụp đẹp hoàng hôn

Khi bạn bắt đầu tự thay đổi Cân Bằng Trắng, bạn sẽ có thể chụp được những tấm ảnh ấn tượng hơn đối với cảnh đêm. Vào buổi tối, hãy cài đặt Cân Bằng Trắng để làm nổi bật các màu ấm.

Tôi chụp ảnh này ở chế độ Shade. Bạn có thể bắt gặp những cảnh như thế này khi đi dạo trong thành phố vào buổi tối. Bạn có thể chụp ở chế độ Cloudy, hoặc để có điểm gì đó khác biệt, bạn có thể thử chế độ Shade.

Bên dưới là cùng ảnh đó, chụp ở chế độ Daylight.

Ở đây, màu xanh được nhấn mạnh hơn một chút, và không khí hoàng hôn không dễ nhận thấy. Mặc dù các màu này có thể gần hơn với những gì bạn thấy trên thực tế bằng mắt thường, chúng ta có xu hướng liên tưởng hoàng hôn với tông màu cam mạnh hơn.

 

Tóm tắt:  Dùng chế độ “Daylight” làm chế độ tham chiếu

Tôi vừa giới thiệu vài ví dụ trong bài này, nhưng dễ nhận thấy rằng chỉ bằng cách thay đổi Cân Bằng Trắng, hình thức của ảnh có thể thay đổi đáng kể.

Ba chế độ bạn nên nắm vững trước tiên là White fluorescent light, Daylight, và Cloudy. Sau khi bạn đã dần quen với các chế độ này, việc tìm hiểu cách sử dụng hai chế độ nữa, Tungsten lightShady, sẽ mở rộng phạm vi biểu đạt trong ảnh của bạn.

Nếu có quá nhiều điểm cần cân nhắc cùng lúc, hãy tập trung chụp ảnh và nghĩ về việc bạn muốn nó xanh hơn hay đỏ hơn. Để đạt được điều đó, hãy nhớ thứ tự của 5 chế độ Cân Bằng Trắng và hiệu ứng của chúng!

 

 

studio9

Một trang web nhiếp ảnh được thành lập tại Nhật Bản vào năm 2011. Với khẩu hiệu "Đưa nhiếp ảnh đến gần bạn hơn", trang web này cung cấp nội dung hữu ích cho tất cả những ai thích nhiếp ảnh. Ngoài nội dung web, studio9 còn tổ chức các hội thảo.

http://photo-studio9.com/

Chia sẻ ảnh của bạn trên My Canon Story và nắm bắt cơ hội được giới thiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội của chúng tôi