3 Tính Năng Chính Trên EOS M100 Gúp Bạn Chụp Được Những Tấm Ảnh Đáng Kinh Ngạc
Với máy ảnh mirrorless EOS M100 của Canon, bạn có thể dễ dành chụp được ảnh đẹp bằng cách chỉ cần vận hành màn hình cảm ứng LCD, biến nó thành một lựa chọn tuyệt vời nếu bạn đang muốn mua chiếc máy ảnh ống kính hoán đổi được đầu tiên của mình. Nhỏ gọn và nhẹ, nó cũng có nhiều tính năng hiệu năng cao. Ở đây, chúng tôi giới thiệu 3 tính năng mạnh mẽ nhất, và chia sẻ một số thủ thuật về cách sử dụng chúng hiệu quả nhất. (Người trình bày Reina Kanamori)
EOS M100/ EF-M22mm f/2 STM/ FL: 22mm (tương đương 35mm)/ Aperture-priority AE (f/2,0, 1/60 giây, EV±0)/ ISO 1000/ WB: White fluorescent light
Nhẹ và nhỏ gọn, máy ảnh EOS M100 nằm vừa trong lòng bàn tay bạn và nó có khả năng xuất sắc ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ. Máy ảnh này hoạt động hiệu quả ngay cả ở các độ nhạy sáng ISO cao, giúp cho bạn có thể chụp được những tấm ảnh cầm tay với ánh đèn lễ hội lấp lánh.
#1: Dual Pixel CMOS AF—Khả năng tự động lấy nét gần như tức thời để chụp được những khoảnh khắc diễn ra trong nháy mắt
EOS M100 sử dụng hệ thống Dual Pixel CMOS AF, kết hợp AF lệch pha với AF tương phản để cho phép lấy nét nhanh ở bất kỳ điều kiện nào. Máy ảnh này cũng được trang bị các chế độ AF và phương pháp AF khác nhau có thể tùy chỉnh thêm cho phù hợp với các cảnh khác nhau. Tất cả những gì bạn cần làm là chọn phương pháp hoặc chế độ AF thích hợp nhất cho cảnh.
Để thay đổi phương pháp AF, nhấn nút [Q SET] và biểu tượng chọn phương pháp AF trong hình chụp màn hình bên trên.
Ví dụ, phương pháp Face + Tracking AF phát hiện khuôn mặt của đối tượng là con người, và khung AF "khóa" ở những khuôn mặt này và liên tục theo dõi chúng. Điều này đảm bảo bạn sẽ không bỏ lỡ nét mặt đáng nhớ mà bạn mong giữ lại mãi mãi trong ảnh!
Đối với phong cảnh và các đối tượng tĩnh, chế độ AF thích hợp nhất cần sử dụng là chế độ One Shot, chế độ này liên tục khóa ở cùng vị trí một khi đã lấy nét.
Trong khi đó, phương thức Smooth Zone AF là một lựa chọn phù hợp để duy trì tiêu điểm ở các đối tượng chuyển động vì khung AF sẽ di chuyển mượt mà cùng với đối tượng. Để có kết quả tốt nhất trong khi chụp các đối tượng chuyển động nhanh, hãy sử dụng nó kết hợp với chế độ Servo AF, chế độ này duy trì tiêu điểm ở đối tượng một khi bạn nhấn một nửa nút chụp.
Để biết thêm thông tin về các cách kết hợp phương thức và chế độ AF khác nhau, hãy tham khảo:
EOS 6D Mark II: Bạn Cần Biết Gì Về Dual Pixel CMOS AF và Live View AF
EOS M100/ EF-M22mm f/2 STM/ FL: 22mm (tương đương 35mm)/ Aperture-priority AE (f/5,6, 1/400 giây, EV±0)/ ISO 100/ WB: White fluorescent light
Những chú chim cánh cụt ở đây trông như thể chúng đang lội nước ở tốc độ thư giãn, nhưng thực ra chúng năng động hơn bạn tưởng! Tôi cố lấy nét chính xác và chụp một tấm sắc nét khi chúng đang bơi nhờ vào Dual Pixel CMOS AF và khả năng lấy nét cực nhanh của nó. Ảnh này được chụp từ bên dưới công viên thủy sinh, nhưng lũ chim cánh cụt trông như thể đang bay trên trời, đúng không?
#2: Chụp liên tục—Để có thể chọn được tấm đẹp nhất từ cơ hội chụp đó
Khi chụp một đối tượng chuyển động, một chế độ rất hay khác cần sử dụng là chế độ Chụp Liên Tục. Chế độ này cho phép bạn chụp lên đến 6,1 khung hình mỗi giây khi kết hợp với One Shot AF, và lên đến 4 khung hình mỗi giây khi kết hợp với Servo AF, đảm bảo rằng bạn sẽ không bỏ lỡ cơ hội chụp cho dù đó là một đứa trẻ năng động hay là một con vật khó đoán.
Khi sử dụng Servo AF với chế độ này, một thủ thuật là zoom đến tầm góc rộng của ống kính để có được thị trường rộng hơn một chút. Tính năng theo dõi đối tượng có thể được cài đặt lại nếu đối tượng của bạn di chuyển ra khỏi khung hình ở chế độ Servo AF, nhưng bạn có thể phòng tránh tình trạng đó bằng cách sử dụng một bố cục rộng hơn.
Nếu đối tượng của bạn di chuyển cực nhanh, bạn cũng sẽ cần phải chọn một tốc độ cửa trập cao để đảm bảo rằng bạn chụp được ảnh đẹp. Hãy thử sử dụng chế độ Shutter-priority AE (Tv), chế độ này cho phép bạn xác định tốc độ cửa trập.
Để chuyển sang chế độ Chụp Liên Tục, nhấn nút [Q SET] và chọn biểu tượng Chế Độ Truyền Động được cho biết trong hình chụp màn hình bên trên.
EOS M100/ EF-M15-45mm f/3.5-6.3 IS STM/ FL: 20mm (tương đương 32mm)/ Shutter-priority AE (f/4.0, 1/500 giây, EV+1,7)/ ISO 1250/ WB: Auto
Chú mèo nhà tôi đang nghịch đồ chơi. Nó chạy nhảy với nhiều cử động khi tôi chụp, và ảnh được chụp sắc nét bằng sự kết hợp Face + Tracking AF và chế độ Chụp Liên Tục. Máy ảnh EOS M100 đủ nhẹ để dễ dàng chụp ngay cả bằng một tay—tôi dùng tay kia cầm đồ chơi của con mèo.
#3: Độ nhạy sáng ISO cao với nhiễu tối thiểu—Để có ảnh đẹp chụp cầm tay với đối tượng là đèn trang trí
Rung máy là một mối quan ngại rất thật khi chụp ở những nơi tối hoặc thiếu sáng. Một cách để tránh rung máy là tăng độ nhạy sáng ISO, nhưng điều đó sẽ dẫn đến vấn đề nhiễu. Tuy nhiên, EOS M100, được trang bị một cảm biến CMOS 24,2 megapixel và bộ xử lý hình ảnh DIGIC 7 mới nhất, có thể chụp được ảnh rõ nét ngay cả ở các độ nhạy sáng ISO cao. Hiện nay bạn có thể chụp với độ nhạy sáng ISO cao hơn để có ảnh trong nhà và ảnh cảnh đêm ổn định hơn.
Để thay đổi độ nhạy sáng ISO, vào màn hình trình đơn và chọn "ISO speed" ở trang 5 của trình đơn Shoot.
Nếu bạn sử dụng một ống kính cho phép bạn chụp với độ dài tiêu cự dài, chẳng hạn như EF-M55-200mm f/4.5-6.3 IS STM, bạn có thể chụp đèn trang trí như những hình tròn ánh sáng mất nét, cũng được gọi là vòng tròn bokeh. Chỉ có 2 điểm quan trọng cần nhớ khi tạo ra vòng tròn bokeh: 1. Cài đặt máy ảnh đến khẩu độ tối đa (số f nhỏ nhất), và 2. Đảm bảo rằng nguồn sáng bạn muốn biến thành vòng tròn bokeh cách xa đối tượng chính của bạn một khoảng cách nào đó. Hãy thử đi!
Nhấp vào đây để tìm hiểu thêm về cách tạo ra bokeh
EOS M100/ EF-M55-200mm f/4.5-6.3 IS STM/ FL: 200mm (tương đương 320mm)/ Aperture-priority AE (1/250 giây, f/6.3, EV-0,3)/ ISO 6400/ WB: White fluorescent light
Tôi biến những chiếc đèn quấn quanh thân cây thành bokeh tiền cảnh để thêm vẻ lấp lánh cho ảnh. Bokeh tiền cảnh cũng giúp thêm cảm giác chiều sâu cho toàn bộ ảnh. Ảnh rõ nét và ít nhiễu, ngay cả ở ISO 6400.
Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.
Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.
Đăng Ký Ngay!
Giới thiệu về tác giả
Sinh năm 1979 ở Tokyo, Kanamori chụp ảnh và viết báo cho nhiều tạp chí và sách ảnh, và cũng mở các lớp nhiếp ảnh. Cô chuyên chụp phong cảnh ở các địa điểm trong và ngoài Nhật Bản, và cũng chụp cuộc sống hàng ngày của cô với hai chú mèo khuyết tật mà cô mang về nuôi.