Những Điểm Cơ Bản về Ống Kính #7: Ống Kính Zoom Tiêu Chuẩn & Siêu Zoom
Với khả năng linh hoạt và dải tiêu cự của chúng, ống kính zoom tiêu chuẩn và siêu zoom là những ống kính rất phổ biến nhất là đối với người mới sử dụng. Chúng ta hãy tìm hiểu thêm về các tính năng đặc biệt của chúng. (Người trình bày: Tomoko Suzuki)
Những đặc điểm của ống kính zoom tiêu chuẩn & ống kính siêu zoom
1. Chúng có thể được sử dụng cho những cảnh khác nhau, bao gồm phong cảnh thiên nhiên, chân dung và đường phố.
2. Chúng có xu hướng có khẩu độ tối đa nhỏ hơn, dẫn đến độ sâu trường ảnh lớn hơn.
3. Ống kính siêu zoom là ống kính zoom tiêu chuẩn có dải tiêu cự tele nâng cao. Do đó chúng có xu hướng lớn hơn một chút.
Trước đây, chúng ta đã xem xét các ống kính zoom và chúng khác thế nào với ống kính một tiêu cự. Ở đây, chúng ta sẽ xem xét kỹ hơn 2 loại ống kính zoom phổ biến: ống kính zoom tiêu chuẩn và ống kính siêu zoom.
Các bộ máy ảnh mirrorless và DSLR thường gồm có một ống kính zoom tiêu chuẩn. Những ống kính này bao phủ một dải độ dài tiêu cự gồm có 50mm (ở mức tương đương 35mm), mang lại thị trường giống như mắt người. Điều này giúp cho chúng trở nên rất linh hoạt. Trong khi đó, ống kính siêu zoom giống như ống kính zoom tiêu chuẩn có dải tele rất mạnh. Lợi thế lớn nhất của chúng nằm ở việc chỉ một ống kính có thể bao phủ dải độ dài tiêu cự từ góc rộng đến tele.
Cả hai loại ống kính zoom này đều có khả năng xuất sắc trong việc xử lý các cảnh khác nhau. Vì bạn có thể chuyển từ dải tiêu cự góc rộng sang dải tiêu cự tele rất nhanh, ống kính zoom tiêu chuẩn và ống kính siêu zoom cũng rất có hiệu quả trong việc xử lý các cơ hội chụp ảnh bất ngờ.
Ống kính zoom tiêu chuẩn và ống kính siêu zoom có khẩu độ tương đối nhỏ hơn (số f tối đa lớn hơn) và có độ sâu trường ảnh lớn hơn (vùng ảnh đúng nét), giúp bạn tránh (vô tình) chụp ảnh bị mất nét. Có nhiều ống kính như thế, nhỏ gọn và nhẹ, cũng giúp mang theo chúng dễ hơn.
Các loại ống kính zoom tiêu chuẩn chính
Full-frame, khẩu độ cố định
EF24-70mm f/2.8L II USM
EF24-105mm f/4L IS II USM
Full-frame, khẩu độ khả biến
EF24-105mm f/3.5-5.6 IS STM
Dành cho EF-S/EF-M
EF-S18-55mm f/4-5.6 IS STM
EF-M15-45mm f/3.5-6.3 IS STM
Các loại ống kính siêu zoom chính
Độ phóng đại khoảng 8x
EF-S18-135mm f/3.5-5.6 IS USM
EF-M18-150mm f/3.5-6.3 IS STM
Độ phóng đại khoảng 11x
EF28-300mm f/3.5-5.6L IS USM
EF-S18-200mm f/3.5-5.6 IS
Ống kính zoom tiêu chuẩn của Canon có thể được phân loại thành 3 loại:
1. Ống kính zoom khẩu độ cố định chỉ có một khẩu độ tối đa trong toàn bộ dải độ dài tiêu cự. Khẩu độ tối đa này có xu hướng tương đối lớn, giúp cho ống kính này trở nên rất phù hợp để tạo ra hiệu ứng mất nét (bokeh). Tuy nhiên, vì thế, ống kính khẩu độ cố định cũng có xu hướng lớn hơn và đắt hơn.
2. Ống kính zoom khẩu độ khả biến có xu hướng rẻ hơn và nhẹ hơn so với loại khẩu độ cố định. Khẩu độ tối đa khác nhau trong toàn bộ dải độ dài tiêu cự.
3. Ống kính EF-S/EF-M được sử dụng lần lượt với máy ảnh DSLR có cảm biến cỡ APS-C và máy ảnh mirrorless EOS M. Một số là khẩu độ cố định và số khác là khẩu độ khả biến, nhưng chúng đều có xu hướng nhỏ gọn và nhẹ hơn ống kính dành cho máy ảnh full-frame.
Ống kính siêu zoom có thể được phân loại theo độ phóng đại zoom. Hiện nay có hai loại: Zoom 8x, và zoom 11x. Các ống kính có zoom 8x có dải tele cao hơn 200mm (ở mức tương đương phim 35mm). Nếu dải này cao hơn 300mm, ống kính được xem là có zoom 11x. Để chụp các đối tượng ở rất xa, bạn nên chọn loại sau.
Hình minh họa các dải độ dài tiêu cự
Ống kính zoom tiêu chuẩn thường có độ dài tiêu cự tầm trung khoảng 50mm (tương đương phim 35mm) và bao phủ dải tiêu cự từ góc rộng đến tele khoảng 70mm đến 100mm. Ống kính siêu zoom bao phủ dải tiêu cự rộng hơn nữa, từ góc rộng đến tận 300mm.
Thử dùng ống kính zoom tiêu chuẩn/siêu zoom
2 thủ thuật để có hiệu ứng mất nét đẹp hơn nữa
So với ống kính một tiêu cự, ống kính zoom tiêu chuẩn và ống kính siêu zoom có xu hướng có khẩu độ tối đa nhỏ hơn. Để có hiệu ứng mất nét mạnh hơn, vượt khả năng của số f tối thiểu trên ống kính, hãy thử một hoặc cả hai cách sau đây: 1. Di chuyển đến gần đối tượng ở mức cho phép của khoảng cách chụp tối thiểu (khoảng cách lấy nét gần nhất). 2. Chọn một hậu cảnh cách xa đối tượng.
1. Đến gần đối tượng
EOS 6D/ EF24-105mm f/4L IS USM/ FL: 24mm/ Aperture-priority AE (f/4, 1/125 giây, EV-2)/ ISO 100/ WB: Daylight
2. Đảm bảo hậu cảnh cách xa
EOS 6D/ EF24-105mm f/4L IS USM/ FL: 105mm/ Aperture-priority AE (f/4, 1/50 giây, EV+0,3)/ ISO 100/ WB: Daylight
Ống kính zoom tiêu chuẩn & siêu tele là rất hiệu quả…
EOS 5D Mark III/ EF24-105mm f/4L IS USM/ FL: 105mm/ Aperture-priority AE (f/4, 1/800 giây, EV+0,3)/ ISO 100/ WB: Manual
…khi bạn muốn mang theo thiết bị nhẹ!
Một ống kính zoom tiêu chuẩn có thể bao phủ cả độ dài tiêu cự góc rộng lẫn tele, biến nó thành thiết bị hoàn hảo khi bạn muốn mang theo thiết bị nhẹ. Với ảnh này, tôi chụp bằng đầu tele (105mm), lập khung hình phong cảnh đẹp trong một bố cục đơn giản.
EOS 80D/ EF-S18-135mm f/3.5-5.6 IS USM/ FL: 78mm (tương đương 125mm)/ Aperture-priority AE (f/8, 1/125 giây, EV-0,7)/ ISO 100/ WB: Auto
…khi bạn muốn chụp ảnh đời thường!
Ống kính siêu zoom bao phủ một dải độ dài tiêu cự rất lớn, lý tưởng cho chụp ảnh đường phố vì bạn có thể chụp nhanh mọi dạng đối tượng mà không phải thay ống kính. Khả năng thay đổi nhanh góc xem từ góc rộng sang tele (hoặc ngược lại) mang lại cho bạn khoảnh khắc quan trọng để nắm bắt những cơ hội chụp ảnh bất ngờ.
Bạn lúng túng với các loại ống kính khác nhau? Hãy đọc những bài viết này để tìm hiểu thêm về những đặc điểm riêng của từng loại ống kính!
Những Điểm Cơ Bản về Ống Kính #1: Ống Kính Zoom
Những Điểm Cơ Bản Về Ống Kính #2: Ống Kính Một Tiêu Cự
Những Điểm Cơ Bản Về Ống Kính #3: Tạo Ra Hiệu Ứng Bokeh
Những Điểm Cơ Bản Về Ống Kính #4: Nét Sâu
Những Điểm Cơ Bản Về Ống Kính #5: Phối Cảnh
Những Điểm Cơ Bản Về Ống Kính #6: Ống Kính Góc Rộng
Sự khác biệt giữa ống kính zoom tele f/2.8 và f/4 là gì?
Sự khác biệt giữa ống kính tele 200mm và 300mm là gì?
Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.
Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.
Đăng Ký Ngay!
Giới thiệu về tác giả
Một nguyệt san tin rằng thú vui nhiếp ảnh sẽ tăng cao khi người ta tìm hiểu càng nhiều về các chức năng của máy ảnh. Tạp chí này cung cấp thông tin về các máy ảnh và tính năng mới nhất và thường xuyên giới thiệu các kỹ thuật nhiếp ảnh khác nhau.
Xuất bản bởi Impress Corporation
Sau khi tốt nghiệp trường Junior College Đại Học Bách Khoa Tokyo, Suzuki gia nhập một công ty sản xuất quảng cáo. Cô cũng đã làm trợ lý cho các nhiếp ảnh gia gồm có Kirito Yanase, và chuyên lĩnh vực chụp ảnh thương mại về sản phẩm quần áo và mỹ phẩm. Hiện nay cô là nhiếp ảnh gia studio cho một hãng sản xuất quần áo.