Tìm những nội dung bạn muốn

hoặc tìm kiếm bằng

các chủ đề

Article
Article

Article

e-Book
e-Book

e-Book

Video
Video

Video

Campaigns
Campaigns

Campaigns

Architecture
Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Architecture
DSLRs

DSLRs

Architecture
Quay phim

Quay phim

Architecture
Nhiếp ảnh thiên văn

Nhiếp ảnh thiên văn

Architecture
Không gương

Không gương

Architecture
Nhiếp ảnh kiến trúc

Nhiếp ảnh kiến trúc

Architecture
Công nghệ Canon

Công nghệ Canon

Architecture
Nhiếp ảnh ít sáng

Nhiếp ảnh ít sáng

Architecture
Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Architecture
Nhiếp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh phong cảnh

Architecture
Nhiếp ảnh vĩ mô

Nhiếp ảnh vĩ mô

Architecture
Nhiếp ảnh thể thao

Nhiếp ảnh thể thao

Architecture
Nhiếp ảnh du lịch

Nhiếp ảnh du lịch

Architecture
Nhiếp ảnh dưới nước

Nhiếp ảnh dưới nước

Architecture
Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Architecture
Nhiếp ảnh đường phố

Nhiếp ảnh đường phố

Architecture
Máy ảnh không gương lật full-frame

Máy ảnh không gương lật full-frame

Architecture
Ống kính và phụ kiện

Ống kính và phụ kiện

Architecture
Nature & Wildlife Photography

Nature & Wildlife Photography

Architecture
Nhiếp ảnh chân dung

Nhiếp ảnh chân dung

Architecture
Chụp ảnh ban đêm

Chụp ảnh ban đêm

Architecture
Chụp ảnh thú cưng

Chụp ảnh thú cưng

Architecture
Giải pháp in ảnh

Giải pháp in ảnh

Architecture
Đánh giá sản phẩm

Đánh giá sản phẩm

Architecture
Chụp ảnh cưới

Chụp ảnh cưới

Các thông tin hữu ích và hướng dẫn >> Tất cả thông tin hữu ích và hướng dẫn

[Kỹ Thuật Sử Dụng 2 Đèn] Ánh Sáng Viền: Một Cách Để Thêm Chiều Hướng Cho Ảnh Của Bạn

2021-11-11
0
1.33 k
Trong bài viết này:

Bạn đã tìm hiểu cách sử dụng đèn hoặc tấm phản quang để làm sáng đối tượng của bạn khi chụp ngược sáng, nhưng phần nào ảnh của bạn vẫn có vẻ phẳng. Hoặc có lẽ là hậu cảnh rối rắm, và đối tượng có vẻ nhòe vào hậu cảnh. Nếu bạn có đèn Speedlite ngoài máy ảnh, giải pháp rất đơn giản: làm cho đối tượng nổi bật bằng ánh sáng viền (rim light, edge light, hay kicker light)! Nhiếp ảnh gia thương mại Mark Teo (Phiên bản tiếng Anh) chia sẻ cách ông tạo ra chúng trong 2 tình huống khác nhau. (Hình ảnh và giải thích: Mark Teo)

1. Ánh sáng viền là gì?
2. Cảnh 1: Chân dung môi trường trong nhà
3. Cảnh 2: Độ tương phản cao trên hậu cảnh trắng

 

Trước khi chúng ta bắt đầu: Ánh sáng viền là gì?

Ánh sáng viền được tạo ra bằng cách chiếu sáng một bên hoặc phía sau của đối tượng sao cho ánh sáng có vẻ tạo thành đường viền bao quanh đối tượng. Bạn có thể đã thấy chúng trong những tấm ảnh low-key (Phiên bản tiếng Anh) trong đó đối tượng được chụp như những cái bóng trên hậu cảnh tối, với hình dáng được thể hiện bằng những điểm sáng.

Nhưng bên cạnh những hiệu ứng như vậy, ánh sáng viền cũng có thể được sử dụng như một phần của cách bố trí nhiều đèn để làm cho đối tượng của bạn trông có vẻ ba chiều hơn. Hãy xem hai ví dụ bên dưới:

Không có ánh sáng viền

Ánh sáng viền

Ảnh đầu tiên được chụp với ánh sáng khuếch tán để làm sáng khuôn mặt của đối tượng, trong khi ảnh thứ hai thêm ánh sáng viền từ phía bên phải của ảnh để nhấn mạnh một bên cơ thể của cô ấy. Bạn có để ý nó tách đối tượng ra khỏi hậu cảnh và mang lại thêm độ sâu cho ảnh như thế nào?

Tạo ra nó có vẻ là phức tạp, nhưng một khi bạn đã hiểu, thì rất dễ. Trong bài viết này, tôi chia sẻ cách tôi đã thực hiện trong 2 tình huống khác nhau.

 

Cảnh 1: Chân dung môi trường trong nhà

EOS R + RF28-70mm f/2L USM @ 62mm, f/2.8, 1/200 giây, ISO 800
2 đèn Speedlite EL-1 ngoài máy ảnh (không có bộ điều chỉnh)


Trước khi chụp: Đánh giá cảnh chụp

Buổi chụp diễn ra trong một phòng gym. Có ánh sáng chiếu vào từ cửa sổ phía bên trái của máy ảnh, và một phần ánh sáng mờ, ấm phía sau đối tượng và ở bên phải. Nói chung, địa điểm có ánh sáng tối. Phía đối tượng hướng về máy ảnh nằm trong vùng tối, do đó chúng tôi cần có đèn fill flash để làm sáng đối tượng.

Ánh sáng xung quanh có thể cho biết ý tưởng về việc đặt ánh sáng viền của bạn ở đâu
Nếu bạn quan sát kỹ ảnh hậu trường bên trên, bạn có thể nhận thấy rằng đã có ánh sáng viền trên đối tượng. Không, đèn flash ở bên phải không nháy—những ánh sáng viền đó được tạo ra bởi ánh sáng xung quanh, và tôi quyết định tăng thêm bằng đèn flash ngoài máy ảnh. Cũng có thể cân bằng ánh sáng viền xung quanh với fill flash, mặc dù điều này phụ thuộc vào việc bạn muốn kiểm soát hậu cảnh như thế nào.

Thủ thuật: Ánh sáng viền nổi bật hơn trên hậu cảnh tối hơn
Ánh sáng viền có hiệu quả bằng cách tạo ra sự tương phản với hậu cảnh, để chúng nổi bật hơn trên hậu cảnh tối. Cân nhắc điều này khi bạn quyết định lập khung hình. Với chụp ảnh có đèn flash, bạn cũng có thể điều chỉnh các thiết lập của máy ảnh sao cho ít ánh sáng xung quanh hơn được ghi lại, làm cho hậu cảnh tối hơn.


Bố trí

A: Đèn flash ngoài máy ảnh như ánh sáng viền
B: Đèn flash ngoài máy ảnh như fill flash
C: Máy ảnh có nút kích hoạt flash


Bước 1: Cài đặt ánh sáng viền

Ánh sáng này nên nằm chéo phía sau đối tượng, ở góc sao cho ánh sáng chiếu lên phía sau đối tượng và bao quanh để chiếu sáng viền. Để có sự tương phản mạnh hơn giống như những gì chúng tôi có được ở đây, hãy sử dụng ánh sáng gắt và đảm bảo nó không đổ lên phía trước. Chụp thử và điều chỉnh góc chiếu sáng theo đó.

Những thủ thuật điều chỉnh
Đèn Speedlite chưa điều chỉnh có xu hướng tạo ra ánh sáng mạnh chiếu lên một khu vực nhỏ hơn. Nếu bạn cần ánh sáng viền chiếu lên một khu vực lớn hơn, hãy di chuyển ánh sáng ra xa hơn hoặc sử dụng một bộ khuếch tán.

Ánh sáng gắt hơn

Ánh sáng dịu hơn (khuếc tán hơn)

Ánh sáng gắt không đổ lên phía trước sẽ tạo ra một đường viền rõ hơn. Ánh sáng khuếch tán được chiều chỉnh góc để cho phép ánh sáng đổ lên phía trước một chút sẽ đạt được một hiệu ứng dịu hơn với những sự chuyển tiếp cạnh từ từ hơn.

Xem thêm:
Cơ Bản Về Ánh Sáng: Ánh Sáng Gắt và Ánh Sáng Dịu


Cần quan sát gì khác?

- Những điểm nóng và chi tiết bị cháy sáng
Đảm bảo rằng ánh sáng viền không làm mất chi tiết như đường nét quan trọng của mặt hoặc quá nhiều tóc của đối tượng.

- Lóa
Nếu đèn flash có trong khung hình hoặc ngay bên ngoài khung hình, nó có thể gây ra lóa nhìn thấy được trong ảnh khi đèn nháy. Bạn có thể sử dụng nó để có hiệu ứng sáng tạo, nhưng nếu không, có thể tránh bằng cách điều chỉnh góc máy ảnh hoặc vị trí đèn flash.


Bước 2: Cài đặt ánh sáng fill light

Đối với ảnh này, tôi điều chỉnh góc của ánh sáng fill light sao cho ngoài việc chiếu sáng khuôn mặt của đối tượng, nó còn tạo ra một điểm sáng ở rìa của chiếc lốp xe.

Có một tỉ lệ đèn flash có hiệu quả nhất không?
Không có quy tắc cố định nào về thiết lập tỉ lệ công suất đèn flash của cả hai đèn. Một số hướng dẫn nhiếp ảnh có thể khuyến cáo cài đặt ánh sáng viền có công suất cao hơn so với ánh sáng fill light, nhưng điều này thực sự phụ thuộc vào nhiều yếu tố chẳng hạn như góc chiếu sáng, khoảng cách so với đối tượng, và bất kỳ yếu tố điều chỉnh nào. Trước tiên tìm góc chụp, và sau đó điều chỉnh những thứ còn lại cho phù hợp. Đối với đèn flash chưa điều chỉnh, tôi thường bắt đầu với cả hai đèn flash ở cùng công suất 1/32 hoặc 1/64, và điều chỉnh dựa trên các ảnh chụp thử.


Bước 3: Điều chỉnh các thiết lập máy ảnh của bạn cho hậu cảnh

Tôi cài đặt ISO thành 100, khẩu độ thành f/2.8 để có độ sâu trường ảnh thích hợp, và sử dụng tốc độ cửa trập để kiểm soát lượng ánh sáng xung quanh được ghi lại. Trong trường hợp này, nó được cài đặt thành tốc độ đồng bộ flash của máy ảnh là 1/200 giây—để để cho biết bối cảnh, nhưng đủ tối để đối tượng và ánh sáng viền nổi bật.

Ánh sáng phẳng trên đối tượng không nhất thiết là tệ. Hãy xem một nhiếp ảnh gia sử dụng nó một cách nghệ thuật như thế nào ở đây:
[Kỹ Thuật Sử Dụng Đèn Flash] Tạo Ra Chân Dung Ban Đêm Lấy Cảm Hứng Từ Pop Art

 

Cảnh 2: Ảnh độ tương phản cao trên hậu cảnh trắng

EOS R + RF28-70mm f/2L USM @ 28mm, f/5.6, 1/200 giây, ISO 640
2 đèn Speedlite EL-1 units ngoài máy ảnh (không có bộ điều chỉnh)

Trong khi ánh sáng viền được nhìn thấy rõ nhất trên nền tối, chính khái niệm tạo ra chúng (ánh sáng chiếu từ phía sau) có thể giúp bạn đơn giản hóa cài đặt của bạn và xác định đối tượng của bạn rõ hơn trên nền trắng.


Cài đặt 4 đèn điển hình, và cách tôi thực hiện với 2 đèn

Thông thường, đối với một sự bố trí như thế, bạn có thể cần đến 4 đèn: 2 đèn để chiếu sáng hậu cảnh và 1 hoặc 2 đèn để chiếu sáng đối tượng. Trong trường hợp đó, cách bố trí của bạn có thể là như thế này.

Bố trí 4 đèn

Nhưng bạn có thể sử dụng 2 đèn flash thay cho 4 đèn nếu bạn đặt đối tượng gần hậu cảnh.

Các cài đặt 2 đèn flash của tôi

A: Đèn ở hậu cảnh
B: Đèn fill light, với một phần ánh sáng chiếu lên hậu cảnh


Cách hoạt động của nó

Ánh sáng từ Đèn A và Đèn B đều chiếu lên phông màu trắng, đóng vai trò như một tấm phản quang khổng lồ, phản chiếu ánh sáng lên lưng của đối tượng theo cách chiếu vừa đủ để làm sáng đường viền.  Bóng tối được tạo ra ở phía trước, nhưng Đèn B cũng được điều chỉnh góc theo cách sao cho nó đóng vai trò như ánh sáng fill light cho đối tượng.


Bước 1: Điều chỉnh vị trí của các đèn và kiểm tra

Cả hai đèn phải được điều chỉnh góc sao cho cùng nhau chúng chiếu sáng nền sau. Nếu không có chúng, hậu cảnh sẽ có màu xám.

Cân nhắc góc tôi muốn đối tượng hướng về phía máy ảnh, tôi điều chỉnh Đèn B ở bên phải một chút sao cho nó cũng đóng vai trò ánh sáng fill light cho đối tượng.

Đèn A được điều chỉnh ở phía đối tượng một chút và chủ yếu chiếu sáng hậu cảnh ở bên trái của máy ảnh. Ánh sáng mờ dần khi nó đi xa nguồn sáng, do đó hãy đặt đèn này gần phông hơn.

Cài đặt các đèn flash của bạn ở góc zoom rộng nhất để đảm bảo ánh sáng được chiếu rộng nhất, đều nhất có thể.

Xem bạn có thể sử dụng góc zoom một cách sáng tạo như thế nào trong:
[Kỹ Thuật Sử Dụng Đèn Flash] Cách Có Được Màu Sắc Kịch Tính Ở Điều Kiện Ngược Sáng


Bước 2: Kiểm tra và điều chỉnh cho đến khi bạn có được một cái bóng rõ

Yêu cầu đối tượng của bạn đứng vào vị trí, và chụp thử để kiểm tra ánh sáng bao quanh đối tượng. Đèn chiếu quá ít, quá nhiều, hay vừa phải?

Quá ít có nghĩa là sẽ không có các điểm sáng ở viền của đối tượng; quá nhiều sẽ làm mất các chi tiết và làm cho đối tượng có vẻ phai mờ.

Để kiểm soát điều này, điều chỉnh khoảng cách của đối tượng với phông. Đến gần phông hơn sẽ có ánh sáng nhiều hơn; xa phông hơn có nghĩa là ít ánh sáng hơn. Đặt đối tượng cách phông ít nhất 3 hoặc 4 mét thường loại bỏ ánh sáng hoàn toàn.

Thủ thuật: Đừng lo nếu ánh sáng hậu cảnh có vẻ không đều một chút
Không có gì sáng hơn màu sáng, do đó hãy điều chỉnh các thiết lập máy ảnh của bạn sao cho phần tối nhất của phông bị cháy sáng. Ở đây, tôi sử dụng độ nhạy sáng ISO để kiểm soát độ sáng của hậu cảnh.


Bước 3: Chiếu sáng đối tượng theo ý muốn

Một khi bạn đã có cái bóng bạn muốn, hãy điều chỉnh ánh sáng fill light theo ý muốn. Bạn có thể cần phải điều chỉnh công suất đèn flash hoặc điều chỉnh góc. Và thế là xong!


---
Các thủ thuật khác về cách chụp ảnh với 2 đèn trong:
Một Cách Đơn Giản Để Chiếu Sáng Các Vật Thể Phản Xạ, Cong
(Bao gồm thông tin về thiết bị cơ bản cho chụp ảnh với đèn flash ngoài máy ảnh)
Có Được Ảnh Ngoài Trời Sắc Cạnh Trong Điều Kiện Ánh Sáng Ban Ngày
Cách Chụp Những Giọt Mưa Để Tạo Ra Ảnh Chân Dung Siêu Thực

Bạn có thể tìm hiểu những thứ bạn chưa từng biết về đèn Speedlite trong:
Ngoài Tốc Độ Cửa Trập: Sử Dụng Thời Lượng Flash để Đóng Băng Chuyển Động
Bắt Đầu Chụp Ảnh Có Đèn Flash trong 9 Bước!

 


Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.

Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.

Đăng Ký Ngay!

Chia sẻ ảnh của bạn trên My Canon Story và nắm bắt cơ hội được giới thiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội của chúng tôi