3 Cách Sử Dụng EOS M6 Để Chụp Ảnh Phong Cảnh Thành Phố Đặc Sắc
Bạn đang mang theo máy ảnh đi dạo trong thành phố? Sau đây là một số chức năng trong máy ảnh sẽ giúp bạn ghi lại những khoảnh khắc thoáng qua và có được những tấm ảnh thú vị, đáng chia sẻ ngay từ máy ảnh! (Người trình bày: Teppei Kohno)
FL: 18mm (tương đương 29mm)/ Aperture-priority AE (f/8, 1/160 giây, EV -1/3)/ ISO 160/ WB: Tungsten light/ Picture Style: Fine Detail
Tôi chú ý đến đường nét của tòa nhà, và cài đặt Picture Style thành "Fine Detail" và WB thành "Tungsten light" để mang lại sự hoàn thiện đẹp cho tòa nhà lẽ ra tẻ nhạt.
1. Sử dụng Creative Filter để thêm vẻ nghệ thuật cho ảnh của bạn
Cảnh đường phố và thành phố là những đối tượng tuyệt vời để áp dụng Creative Filter
Bạn đang khám phá những khả năng nghệ thuật? Nếu máy ảnh của bạn được trang bị Creative Filter, chắc chắn là bạn nên thử sử dụng chúng khi chụp cảnh thành phố.
Không như phong cảnh tự nhiên, những yếu tố đô thị thường gặp như các tòa nhà, bảng quảng cáo, và đường xá có những hình dạng rõ nét, làm cho các hiệu ứng xuất hiện rõ hơn khi áp dụng cho chúng. Các ví dụ điển hình về Creative Filter mà bạn có thể sử dụng cho cảnh quan thành phố là ‘Miniature effect’, nó làm cho ảnh trông như một mô hình thu nhỏ, và ‘Fish-eye effect’, chụp ảnh với hiện tượng méo dạng thùng.
Các Creative Filter khác nên thử gồm có các hiệu ứng HDR (Dãy Tương Phản Cao) khác nhau, chúng tự động kết hợp 3 ảnh chụp cùng cảnh được chụp ở các mức phơi sáng khác nhau thành một tấm ảnh.
FL: 16mm (tương đương 26mm)/ f/5.6/ 1/60 giây/ Creative filters: Miniature effect/ ISO 160/ WB: Auto/ Picture Style: Standard
Trong ví dụ bên trên, tôi sử dụng ‘Miniature effect’ để chụp một người như một cái bóng và mạnh dạn làm nhòe hậu cảnh để có kết quả kịch tính. Đây là ví dụ về việc Creative Filter có thể tăng thêm ấn tượng như thế nào ngay cả với một tấm ảnh chụp cảnh bình thường.
Thủ thuật: Nếu bạn đang sử dụng máy ảnh DSLR, chụp với màn hình LCD phía sau cho phép bạn xem trước các hiệu ứng Creative filter. Trên các máy ảnh mirrorless như EOS M50 Mark II, bạn cũng có thể làm như thế qua khung ngắm điện tử (EVF).
Sử dụng Creative Filter ‘Miniature effect’
1. Cài đặt Bánh Xe Điều Chỉnh Chế Độ thành [Creative Filters](A), và nhấn [Quick Set menu (B) (trình đơn Cài Đặt Nhanh)].
2. Chọn [Miniature effect (Hiệu ứng ảnh nhỏ)] từ trình đơn hiện ra.
3. Khu vực được đánh dấu bằng 2 đường nằm ngang (trong vòng tròn màu xanh dương bên dưới là khung cảnh. Các yếu tố trong khung này sẽ đúng nét trong khi các yếu tố bên ngoài nó sẽ bị nhòe. Để thay đổi vị trí của khung, chạm vào biểu tượng ở góc dưới bên phải của màn hình (được hiển thị trong hộp màu đỏ).
(Nếu bạn đang chụp qua EVF, bạn có thể nhấn một nút để kích hoạt công cụ điều chỉnh vị trí khung hiệu ứng miniature. Nó phụ thuộc vào máy ảnh, do đó hãy thực hiện theo hướng dẫn trên màn hình!)
4. Khung hiệu ứng miniature sẽ chuyển sang màu cam. Nhấn các phím điều khiển lên/xuống hoặc chạm vào màn hình để dịch chuyển khung.
Để thay đổi hướng của khung, chạm vào biểu tượng được hiển thị màu đỏ, hoặc nhấn phím điều chỉnh trái/phải. Nhấn nút [INFO (thông tin)] để đưa khung này về giữa. Nhấn nút [SET (cài đặt)] để xác nhận vị trí.
5. Khi khung cảnh nằm dọc, bạn có thể di chuyển nó bằng các mũi tên trái/phải.
2. Cấu hình các chế độ chụp tùy chỉnh để truy cập nhanh các thiết lập bạn thích
Giúp cho bạn nắm bắt cơ hội chụp ảnh bất ngờ dễ dàng hơn nhiều
Khi chụp ảnh trên đường phố, có khả năng bạn sẽ gặp nhiều cảnh mà bạn muốn chụp theo trực giác. Địa điểm và thời gian đóng vai trò quan trọng—mọi khoảnh khắc dành ra để điều chỉnh thiết lập máy ảnh có thể có nghĩa là đánh mất một cơ hội chụp ảnh!
Đây là khi các chế độ chụp tùy biến (C1, C2, và tùy vào mẫu máy ảnh, C3) trở nên vô giá. Chúng cho phép bạn lưu các thiết lập chụp thường được sử dụng nhất để dễ gọi lại bằng một thao tác xoay bánh xe điều chỉnh chế độ.
Ví dụ, đối với ảnh này, tôi đã đăng ký chế độ Program AE, Picture Style (Landscape), và một số thiết lập chi tiết khác vào C1, và gọi lại bất kỳ khi nào tôi gặp một cảnh nhiều có cây cỏ sống động. Tôi cài đặt C2 để gọi lại Picture Style (Monochrome).
FL: 17mm (tương đương 27mm)/ Program AE (f/10, 1/200 giây)/ ISO 100/ WB: Daylight (A1, G2)/ Picture Style: Landscape
Tôi áp dụng chế độ chụp tùy chỉnh mà tôi đã đăng ký trước để có được hoàn thiện sống động tập trung vào màu xanh cây cỏ. Điều này cho phép tôi tập trung lập bố cục mà không bị giới hạn bởi cài đặt của máy ảnh.
Cấu hình các chế độ chụp tùy chỉnh
1. Cấu hình máy ảnh đến các thiết lập bạn muốn lưu.
2. Nhấn [MENU (trình đơn)], và trong tab trình đơn settings [4], chọn [Custom shooting mode (C1, C2) (Chế độ chụp tùy chỉnh)].
3. Chọn [Register settings (Đăng ký thiết lập)], và sau đó chọn chế độ chụp tùy chỉnh (C1 hoặc C2) cần đăng ký.
4. Khi bạn muốn gọi lại các thiết lập đã lưu, bạn chỉ cần xoay bánh xe điều chỉnh chế độ theo đó.
Picture Styles không phải là các thiết lập duy nhất bạn có thể lưu ở các chế độ chụp tùy biến. Một nhiếp ảnh gia chuyện chụp chim chia sẻ cách anh ấy sử dụng chúng ở đây:
Ảnh Chân Dung Chim: 4 Thủ Thuật Đơn Giản Để Tìm Góc Đẹp Hơn (Kỹ thuật bổ sung)
Xem thêm:
Hướng dẫn về Chế Độ Fv: Nó Là Gì và Cách Sử Dụng Nó
3. Đảm bảo ảnh chụp các tòa nhà và công trình có độ nằm ngang hoàn hảo
Hiển thị khung lưới và đường cân bằng
Trong chụp ảnh thành phố, giống như trong chụp ảnh phong cảnh và kiến trúc, điều quan trọng là phải đảm bảo hướng ngang và dọc sao cho bố cục của bạn có vẻ ổn định hơn. Điều này là đặc biệt đúng nếu đối tượng của bạn có những đường ngang và dọc, vì ngay cả mức nghiêng nhỏ nhất cũng sẽ thể hiện rõ.
Khi bạn có làm thẳng ảnh trong xử lý hậu kỳ, việc này sẽ cần phải xén các cạnh của ảnh, và kết quả có thể không như bạn muốn. Để kiểm soát bố cục của bạn hiệu quả hơn, hãy hiển thị đường khung lưới và đường cân bằng trong màn hình Live View hoặc EVF để làm cho ảnh của bạn trông cân bằng ngay tại chỗ.
Sử dụng đường khung lưới khi đối tượng có các đường dễ nhận ra
Đường khung lưới là rất hiệu quả trong các cảnh có các đường nổi bật. Chúng có thể được hiển thị theo 9 phần (3 x 3), 24 phần (6 x 4), hoặc 9 phần (3 x 3) với đường chéo, mà bạn có thể chọn tùy theo cảnh.
Sử dụng đường cân bằng khi không có các đường dễ nhận ra
Đối với những cảnh không có các đường ngang hoặc dọc dễ nhận ra, bạn có thể hiển thị cân bằng điện tử để đảm bảo rằng bạn cầm máy ảnh thẳng và cân bằng. Dĩ nhiên, bạn cũng có thể sử dụng đường khung lưới kết hợp với đường cân bằng nếu muốn.
Thủ thuật: Việc đảm bảo đường chân trời có vẻ thẳng không phải lúc nào cũng có nghĩa là cầm máy ảnh song song với mặt đất.
FL: 16mm (tương đương 26mm)/ Creative filter: Miniature effect/ ISO 160/ WB: Auto/ Picture Style: Standard
Tôi chụp những khung cửa sổ và mọi người trên một cái cài quan sát như những cái bóng, sử dụng đường khung lưới để hỗ trợ lập bố cục. Trường hợp này chính xác là loại cảnh trong đó hiển thị đường khung lưới là có ích nhất.
Sử dụng đường khung lưới và đường cân bằng
1. Nhấn [INFO. (thông tin)] để hiển thị đường khung lưới và đường cân bằng.
2. Di chuyển máy ảnh để điều chỉnh vị trí cho đến khi đường màu đỏ của đường cân bằng chuyển sang màu xanh lá.
3. Để thay đổi loại khung lưới, hãy truy cập tab Shooting menu [1] > [Shooting information display (Hiển thị thông tin chụp)] > [Grid display (Hiển thị đường khung lưới)].
4. Bạn cũng có thể thay đổi màn hình chỉ hiển thị đường khung lưới hoặc chỉ hiển thị đường cân bằng bằng cách truy cập [Shooting information display (Hiển thị thông tin chụp)] > [Screen info/toggle settings (Thông tin màn hình/thay đổi thiết lập)].
Để biết thêm thủ thuật chụp ảnh các tòa nhà, hãy tham khảo loạt bài viết của chúng tôi về chụp ảnh kiến trúc, bắt đầu từ:
Chụp Ảnh Kiến Trúc #1: 3 Khái Niệm Cơ Bản
Để biết thêm các ý tưởng chụp ảnh thành phố, hãy tham khảo:
Thủ Thuật Chuyên Nghiệp Để Cải Thiện Ảnh Kiến Trúc Tầm Mặt Đường Của Bạn
3 Cách Thân Thiện Để Cải Thiện Ảnh Chụp Cảnh Đêm Thành Phố
Một Địa Điểm, Hai Hình Thức: Cảnh Đêm Trừu Tượng - Thanh Bình với Sống Động
Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.
Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.
Đăng Ký Ngay!Giới thiệu về tác giả
Sinh năm 1976 ở Tokyo, Kohno tốt nghiệp với bằng Công Tác Xã Hội, Khoa Xã Hội Học, Đại Học Meiji Gakuin, và học việc với nhiếp ảnh gia Masato Terauchi. Ông đóng góp cho số đầu tiên của tạp chí nhiếp ảnh PHaT PHOTO và trở thành nhiếp ảnh gia độc lập sau đó, vào năm 2003. Là tác giả của nhiều cuốn sách, Kohno không chỉ chụp mọi dạng ảnh thương mại, mà còn viết rất nhiều cho các tạp chí máy ảnh và các tạp chí khác.