3 Kỹ Thuật Đơn Giản Để Có Những Bức Ảnh Sở Thú Đẹp Hơn
Sau đây là một số thủ thuật để sử dụng hiệu quả nhất máy ảnh và ống kính trong chuyến tham quan sở thú tiếp theo của bạn. Những gì bạn cần: máy ảnh và một chiếc ống kính tele. (Người trình bày: Yurika Terashima, Digital Camera Magazine/ Địa điểm: Zoorasia, Vườn Bách Thú Yokohama)
EOS R6 Mark II/ RF100-500mm f/4.5-7.1L IS USM/ FL: 500mm/ Manual exposure (f/7.1, 1/80 giây)/ ISO 200
1. Chụp được những tấm ảnh cận cảnh biểu cảm đó bằng các thiết lập chế độ AF phù hợp
Sở thú có nhiều cơ hội chụp ảnh, nhưng có một kiểu ảnh bạn sẽ muốn chụp là ảnh cận cảnh. Cho dù một con vật đang ăn, vươn duỗi, làm những việc mà động vật làm, hay thể hiện những cảm xúc giống con người một cách đáng ngạc nhiên, thì ảnh cận cảnh là cách trực tiếp và có tác động mạnh mẽ để ghi lại cử chỉ và biểu cảm của nó.
Lấy nét chính xác là điều bắt buộc đối với những cảnh như thế. Sau hết, ngay cả khoảnh khắc hoàn hảo nhất cũng sẽ dẫn đến một tấm ảnh thất bại nếu hình ảnh không sắc nét như cần phải có. Sau đây là cách bạn có thể cài đặt tính năng tự động lấy nét (AF) của máy ảnh để có cơ hội thành công cao hơn nữa!
Thủ Thuật 1: Bật Animal Detection AF
Chức năng Animal Detection AF trên các máy ảnh EOS R series gần đây đã được huấn luyện thông qua công nghệ học sâu. Nó có thể tự động phát hiện khuôn mặt, đầu, mắt, và thân của chó, mèo, và chim. Một số mẫu máy như EOS R8 và EOS R6 Mark II cũng có thể phát hiện ngựa. Khi bạn cài đặt “Subject to detect” thành “Animals”, máy ảnh sẽ ưu tiên động vật ngay cả khi có người hoặc phương tiện trong khung hình.
Thủ Thuật 2: Chuyển đổi chế độ vùng AF tùy vào tình huống
Vùng AF lớn hơn chẳng hạn như một trong các chế độ Expand AF sẽ hiệu quả hơn khi chụp ảnh toàn bộ cơ thể hoặc các nhóm động vật như ảnh bên trên.
Nếu có vật cản phía trước bạn như hàng rào hoặc lồng, hãy sử dụng một chế độ vùng AF chính xác hơn như Spot AF hoặc 1-pont AF. Vùng AF lớn hơn có thể sẽ lấy nét vào vật cản. Chuyển sang một chế độ vùng AF lớn hơn, chẳng hạn như một trong các chế độ Flexible Zone AF hoặc Expand AF, để lấy nét vào các nhóm động vật.
Tìm hiểu thêm về các chế độ vùng AF và thiết lập AF trong:
5 Thủ Thuật Để Theo Dõi và Phát Hiện Đối Tượng Hiệu Quả Hơn
Thủ Thuật 3: Sử dụng chế độ Servo AF để theo dõi động vật đang di chuyển
Từ thế này…
Servo AF theo dõi đối tượng ngay cả khi chúng di chuyển, do đó bạn có thể chắc chắn rằng tiêu điểm vẫn ở nơi bạn muốn…
…đến thế này
…vào thời điểm hoàn hảo khi bạn nhấn nút chụp.
Nếu con vật đang di chuyển, hãy đảm bảo bạn đang ở chế độ Servo AF. Hiệu suất theo dõi tuyệt vời của nó theo dõi con vật ở bất kỳ đâu trên toàn bộ vùng AF (100% diện tích hình ảnh trên hầu hết các máy ảnh khi sử dụng một ống kính tương thích), mang lại khả năng linh hoạt cao hơn ngay cả khi bạn cần thay đổi bố cục.
Chức năng hữu ích: Chụp không ồn
Chức năng chụp không ồn không chỉ tắt âm thanh nhả màn trập mà còn tắt các nguồn ánh sáng và âm thanh khác như âm thanh chạm, đèn và âm thanh hẹn giờ, chùm tia hỗ trợ AF, và nháy đèn flash. Điều này cho phép bạn chụp ảnh một cách kín đáo trong thời gian cho ăn hoặc các sự kiện khác trong sở thú.
Đèn nháy và chùm tia hỗ trợ AF có thể gây căng thẳng cho một số động vật và khiến chúng phản ứng khó lường hoặc cảm thấy không khỏe, do đó, việc tắt chúng sẽ mang lại một lợi ích kép.
2. Để loại bỏ hàng rào dây thép, hãy sử dụng độ dài tiêu cự dài nhất có thể
EOS R6 Mark II/ RF100-500mm f/4.5-7.1L IS USM/ FL: 500mm/ Manual exposure (f/7.1, 1/640 giây)/ ISO 200
Nhiều khu vườn thú được bao quanh bởi lưới thép, lưới này sẽ xuất hiện dưới dạng các đường tối trong ảnh của bạn nếu bạn chụp xuyên qua chúng một cách bình thường. Để có được một tấm ảnh đẹp về con vật trong chuồng mà không có những đường kẻ đó:
1. Cài đặt khẩu độ rộng nhất (số f nhỏ nhất) có thể.
2. Sử dụng độ dài tiêu cự dài nhất trên ống kính của bạn.
3. Đặt ống kính càng gần hàng rào càng tốt.
Điều này sẽ làm mờ lưới thép và làm cho chúng ít rõ hơn, hoặc thậm chí loại bỏ chúng hoàn toàn.
Thiết lập khẩu độ hẹp
Hàng rào dây thép xuất hiện dưới dạng những đường tối trên con sư tử.
Thiết lập khẩu độ rộng hơn
Chụp ở cùng độ dài tiêu cự như ví dụ trước. Thiết lập khẩu độ rộng hơn sẽ làm mờ hàng rào dây thép nên ít bị chú ý hơn.
Thủ thuật bổ sung: Nếu con vật ở quá gần hàng rào, dây cũng sẽ không bị làm mờ một cách hiệu quả. Nếu trường hợp đó xảy ra, hãy chờ cho đến khi con vật di chuyển ra xa hơn.
Tìm hiểu thêm các thủ thuật về kỹ thuật này trong: Cách Chụp Ảnh Động Vật Trong Sở Thú Qua Hàng Rào Dây Thép
Đề nghị về thiết bị: Một chiếc ống kính đạt tiêu cự 300mm hoặc dài hơn
Một ống kính siêu tele đạt ít nhất 300mm (tương đương full-frame) là lý tưởng cho việc này. Nó sẽ giúp bạn chụp cận cảnh các con vật hiệu quả hơn và làm mờ hàng rào dây thép hiệu quả hơn.
RF100-400mm f/5.6-8 IS STM và RF100-500mm f/4.5-7.1L IS USM đều là những lựa chọn tốt, không chỉ trong sở thú mà còn để chụp ảnh động vật hoang dã nói chung. Tầm vươn xa hơn và khẩu độ tối đa rộng hơn luôn hữu ích, do đó hãy mua RF100-500mm f/4.5-7.1L IS USM nếu bạn có thể.
3. Sử dụng chế độ chụp liên tục tốc độ cao + (H+) để ghi lại những thay đổi nhỏ về chuyển động
EOS R6 Mark II/ RF70-200mm f/2.8L IS USM/ FL: 168mm/ Manual exposure (f/7.1, 1/640 giây)/ ISO 800
Việc ghi lại những khoảnh khắc quyết định trong sở thú có thể khó hơn bạn nghĩ! Cài đặt chế độ truyền động thành 'High-speed continuous shooting +’ (H+) để sử dụng tốc độ chụp liên tục nhanh nhất có thể trên máy ảnh của bạn. Điều này sẽ tăng cơ hội chụp được tư thế chụp ảnh hoàn hảo nhất có thể.
Tốc độ chụp liên tục cao nhất của máy ảnh càng cao thì khả năng chụp được những thay đổi nhỏ nhất trong chuyển động càng cao. EOS R8 và EOS R6 Mark II có thể chụp lên đến 40 khung hình mỗi giây (fps)! Những thay đổi trong tích tắc như vậy có thể tạo ra sự khác biệt đối với tác động của những gì được chụp: bạn thậm chí có thể có những khám phá mới khi xem qua các bức ảnh.
Thủ thuật: Sử dụng chế độ chụp liên tục có chọn lọc—không chỉ giữ nút chụp!
Có thể bạn chỉ cần giữ nút chụp ở chế độ chụp liên tục, nhưng máy ảnh của bạn không thể tiếp tục chụp ảnh liên tục vô thời hạn. Sau một thời gian ngắn, nó sẽ dừng và bận khi ghi ảnh vào thẻ nhớ của bạn. Bạn sẽ không thể nhả màn trập trong thời gian chờ, trong thời gian đó bất kỳ điều gì cũng có thể xảy ra!
Mỗi loạt chụp kéo dài bao lâu tùy vào một số yếu tố: máy ảnh, thẻ nhớ, và đôi khi cả thời lượng pin. Hãy sử dụng chế độ chụp liên tục của bạn một cách cẩn thận: quan sát và chỉ giữ nút chụp trong thời gian hành động diễn ra. Điều này cũng sẽ dẫn đến việc phải xóa ít hơn khi bạn loại bỏ ảnh sau đó.
Tìm hiểu thêm về các chế độ màn trập và chế độ chụp liên tục trong:
Các Chế Độ Màn Trập & Các Chế Độ Chụp Liên Tục: Khi Nào Nên Sử Dụng Chế Độ Nào?
Chức năng hữu ích: Chế độ RAW Burst và pre-shooting
Đừng lo lắng nếu bạn không thể đoán trước được con vật sẽ làm gì tiếp theo. Khi bạn bật chế độ RAW burst và pre-shooting, máy ảnh sẽ ghi lại những khoảnh khắc lên đến 0,5 giây trước khi nhả màn trập. Bạn có thể tìm hiểu thêm về chế độ này và cách sử dụng nó trong Câu Hỏi Thường Gặp về Máy Ảnh: RAW Burst và Pre-shooting là gì?
Giới thiệu về tác giả
Một nguyệt san tin rằng thú vui nhiếp ảnh sẽ tăng cao khi người ta tìm hiểu càng nhiều về các chức năng của máy ảnh. Tạp chí này cung cấp thông tin về các máy ảnh và tính năng mới nhất và thường xuyên giới thiệu các kỹ thuật nhiếp ảnh khác nhau.
Xuất bản bởi Impress Corporation
Khi không chụp ảnh chân dung cho mục đích biên tập và thương mại, Terashima theo đuổi niềm đam mê cá nhân của mình là chụp ảnh động vật trong sở thú và hy vọng một ngày nào đó sẽ đến thăm tất cả các sở thú trên thế giới. Cô đã tổ chức các cuộc triển lãm ảnh động vật trong sở thú, xuất bản bộ sưu tập ảnh đầu tiên Kyou mo doubutsuen [At the Zoo Again Today], và hợp tác với các công ty về hàng hóa và sản phẩm phụ trợ như bưu thiếp và vỏ điện thoại. Ngoài ra, Terashima làm giám khảo cho các cuộc thi ảnh và tổ chức các buổi hội thảo về nhiếp ảnh cho các tổ chức khác nhau.