Những điều bạn cần biết về ống kính này
1. Đây là ống kính đầu tiên của Canon có khả năng ổn định hình ảnh 5 stop
Ảnh ổn định ngay cả khi chụp ở tốc độ 1/100 giây, cầm tay, dùng đầu tele
EOS 5D Mark IV/ EF70-200mm f/4L IS II USM/ FL: 200mm/ Shutter-priority AE (f/5.6, 1/100 giây, EV-0,7)/ ISO 400/ WB: Manual
Ống kính EF70-200mm f/4L IS II USM không chỉ có chức năng ổn định hình ảnh (IS) trong ống kính mạnh nhất trên một chiếc ống kính Canon, nó còn được trang bị 3 chế độ IS khác nhau để đáp ứng yêu cầu cả chụp lia lẫn chụp ảnh thể thao. Ảnh bên trên được chụp cầm tay dùng đầu tele 200mm. Với độ sắc nét như vậy, người ta chỉ muốn chụp cầm tay dòng nước chảy.
2. Khẩu tròn của nó tạo ra hiệu ứng bokeh đẹp ngay cả ở các thiết lập khẩu độ hẹp hơn
Vòng tròn bokeh tròn đẹp, ngay cả ở f/8
EOS 5D Mark IV/ EF70-200mm f/4L IS II USM/ FL: 200mm/ Aperture-priority AE (f/8, 1/640 giây, EV-2,0)/ ISO 1600/ WB: Manual
Ảnh này được chụp ngược sáng, trong đó ánh nắng xuyên qua lá cây trong rừng. Hầu như không có bóng ma hay lóa. Vì không xuất hiện rõ mép của các lá khẩu, vòng tròn bokeh tròn và đẹp mặc dù tôi sử dụng một khẩu độ hẹp hơn khẩu độ tối đa vài stop (f/8 trong ảnh bên trên).
3. So với 2 ống kính EF70-200mm f/4L kia của Canon thì như thế nào
Canon có 2 ống kính EF70-200mm f/4L khác:
- EF70-200mm f/4L IS USM (tiền thân của ống kính này)
- EF70-200mm f/4L USM (phiên bản không có IS)
Bảng sau đây so sánh 3 ống kính này. Bạn có thể thấy rằng ống kính EF70-200mm f/4L USM có lợi thế về mặt số lá khẩu và hiệu ứng ổn định hình ảnh.
Tìm hiểu lịch sử phát triển các ống kính zoom f/4L kinh điển của Canon trong các bài viết này:
Bạn Nắm Rõ Các Ống Kính Zoom f/4L Của Bạn Ở Mức Nào?
Lịch Sử Ít Được Biết Đến của Các Ống Kính Zoom f/2.8L và f/4L của Canon
Kiểm tra ống kính trên thực địa
Địa điểm: Ngũ Hồ Phú Sĩ
Thời Tiết: Có mây, thỉnh thoảng có ánh nắng
Điều kiện ánh sáng: Tương đối kém
Sức mạnh thực sự của chức năng ổn định hình ảnh 5 stop
EF70-200mm f/4L IS II USM là một phiên bản cải tiến của ống kính EF70-200mm f/4L IS USM, ra mắt cách đây 12 năm và rất nổi tiếng về hiệu năng khắc họa của nó. Là một nhiếp ảnh gia phong cảnh thường chụp cầm tay, tôi mong chờ dùng thử chức năng ổn định hình ảnh 5 stop trên ống kính này.
Ảnh bên dưới được chụp cầm tay trong một khu rừng thiếu sáng vào một ngày có mây. Ở ISO 1600, tốc độ cửa trập là khoảng 1/50 giây, chậm hơn một chút so với mức bạn chờ đợi ở một ống kính zoom tele.
EOS 5D Mark IV/ EF70-200mm f/4L IS II USM/ FL: 70mm/ Aperture-priority AE (f/5,6, 1/50 giây, EV±0)/ ISO 1600/ WB: Daylight
Sử dụng IS Mode 1 trong khi chụp qua khung ngắm tránh trung máy, dẫn đến ảnh sắc nét với cây cối được đóng băng chuyển động. Bằng cách đảm bảo những thân cây ở hậu cảnh được đúng nét, tôi hy vọng có được hiệu ứng hình ảnh khi nhìn qua những hàng cây.
Sự an tâm của việc có thể chụp ảnh sắc nét đến từng chi tiết, không bị nhòe đối tượng, là một lợi thế lớn. Thay vì liên tục phát lại ảnh để kiểm tra xem có rung máy không, tôi thấy rằng hiện nay mình có thể tập trung chú ý vào việc chụp đúng lúc để chụp được điều kiện ánh sáng thay đổi.
Ngay cả khi điều kiện chụp không yêu cầu một tốc độ cửa trập cao, ống kính này vẫn có khả năng biểu đạt sáng tạo đa dạng: Nó dễ dàng chụp được ảnh high-key chủ yếu có tông màu trắng hoặc nhạt.
Kết hợp ống kính này với một chiếc máy ảnh có hiệu năng chụp thiếu sáng cao, chẳng hạn như EOS 5D Mark IV hoặc EOS 6D Mark II, sẽ đảm bảo bạn có được những tấm ảnh không khiến bạn lo lắng, ngay cả khi chụp vào sáng sớm, buổi tối hoặc những thời điểm thiếu sáng khác trong ngày.
EOS 5D Mark IV/ EF70-200mm f/4L IS II USM/ FL: 94mm/ Aperture-priority AE (f/11, 1/1.000 giây, EV−1,0)/ ISO 400/ WB: Daylight
Mặt trời chiều tối trên Hồ Yamanaka rất mạnh, nhưng lớp phủ Super Spectra Coating (SSC) giúp tránh lóa và bóng ma. Nhờ nó, tôi có thể tập trung quan sát điều kiện ánh sáng và chuyển động của mây để chụp được tấm ảnh hoàn hảo.
Với nhiều khả năng linh hoạt, gần như rất khó tin rằng tôi chỉ dùng một ống kính
Khoảng cách lấy nét gần nhất (hay khoảng cách chụp tối thiểu; 1m so với 1,2m trên EF70-200mm f/4L IS USM) ngắn hơn có một lợi thế rất lớn: Giờ đây tôi có thể dễ dàng chụp cây cỏ và hoa lá dưới chân tôi ngay tại vị trí đứng thoải mái của tôi.
Chụp bằng ống kính này rất vui, không chỉ với chế độ macro cung cấp độ phóng đại 0,27 lần, mà còn có hiệu ứng bokeh đẹp. Tôi rất thích khả năng linh hoạt của nó—đôi khi có cảm giác như thể tôi đang sử dụng một số ống kính chứ không phải một.
EOS 5D Mark IV/ EF70-200mm f/4L IS II USM/ FL: 70mm/ Aperture-priority AE (f/11, 1/1,600 giây, EV−0,7)/ ISO 400/ WB: Daylight
Những bông hoa này đung đưa nhẹ trong gió. Tôi di chuyển đến gần chúng và chụp từ khoảng cách lấy nét gần nhất. Các chi tiết được chụp rõ ở f/11 và tốc độ cửa trập cao. Tôi giảm bù phơi sáng đến EV-0,7 để làm đậm các vùng tối và làm cho những bông hoa màu trắng nổi bật.
Nhưng một sự cải tiến lớn khác so với mẫu ống kính tiền thân là tăng lên 9 lá khẩu. Chụp ở khẩu độ hẹp hơn 2 đến 3 stop so với khẩu độ tối đa, vòng tròn bokeh (xem hình thứ 3 từ trên xuống) vẫn tròn, không nhìn thấy cạnh, giúp cho ánh sáng có vẻ dịu.
EOS 5D Mark IV/ EF70-200mm f/4L IS II USM/ FL: 200mm/ Aperture-priority AE (f/8, 1/2.500 giây, EV−0,7)/ ISO 400/ WB: Daylight
Ảnh macro này chụp một nụ hoa anh túc từ khoảng cách 1m (khoảng cách lấy nét gần nhất). Mặc dù thiết lập khẩu độ của tôi khá hẹp, f/8, độ sâu trường ảnh nông ở 200mm và khẩu tròn kết hợp với nhau tạo ra hiệu ứng bokeh đẹp, mờ mịn từ màu sắc ở hậu cảnh.
Thừa hưởng những khả năng nổi tiếng của mẫu ống kính tiền thân của nó và cải thiện những khả năng đó
Tôi dành ra cả ngày chụp các đối tượng khác nhau trong khu vực Núi Phú Sĩ cầm tay với EF70-200mm f/4L IS II USM.
Sau một ngày, tôi thấy rằng EF70-200mm f/4L IS II USM thừa hưởng sức mạnh phân giải và khả năng mạnh mẽ được đánh giá cao của mẫu ống kính tiền thân của nó để tái tạo các khu vực có độ tương phản cao.
Những cải tiến đối với ống kính này đã giúp cho nó có thể khắc họa rõ hơn, sáng hơn bất kỳ thứ gì tôi từng trải nghiệm.
EOS 5D Mark IV/ EF70-200mm f/4L IS II USM/ FL: 70mm/ Aperture-priority AE (f/4, 1/3,200 giây, EV+0,3)/ ISO 400/ WB: Daylight
Ảnh được phân giải tốt từ khẩu độ tối đa f/4 với những đường thẳng được khắc họa rất chi tiết. Đặt Núi Phú Sĩ vào tiêu điểm và làm mất nét những cái cây ở tiền cảnh làm cho ảnh có cảm giác giống thật hơn.
*Bài đánh giá này được thực hiện với mẫu thiết bị dùng thử, có thể khác với chế độ bán lẻ về hình thức bên ngoài và chất lượng hình ảnh.
THÔNG SỐ
Kết cấu ống kính: 20 thấu kính chia thành 15 nhóm
Khẩu độ tối thiểu: f/32
Số lá khẩu: 9 (khẩu tròn)
Khoảng cách lấy nét gần nhất: 1m
Độ phóng đại tối đa: 0,27x
Đường kính kính lọc: φ72m
Kích thước: φ80 ×176mm
Trọng lượng: xấp xỉ 780g
Sơ đồ kết cấu ống kính
A: Thấu kính fluorite
B: Ống kính UD
Gắn lên EOS 5D Mark IV
Loa Che Nắng ET-78B (bán kèm)
Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.
Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.
Đăng Ký Ngay!
Giới thiệu về tác giả
Sinh năm 1972 ở Quận Kanagawa và tốt nghiệp Đại Học Sophia và Cao Đẳng Nhiếp Ảnh Tokyo. Đã xuất bản một bộ sưu tập ảnh có tiêu đề "LAND ESCAPES" và cũng tham gia các tác phẩm như "water silence" một cơ sở kết hợp ảnh chụp với video.
Một nguyệt san tin rằng thú vui nhiếp ảnh sẽ tăng cao khi người ta tìm hiểu càng nhiều về các chức năng của máy ảnh. Tạp chí này cung cấp thông tin về các máy ảnh và tính năng mới nhất và thường xuyên giới thiệu các kỹ thuật nhiếp ảnh khác nhau.
Xuất bản bởi Impress Corporation