Tìm những nội dung bạn muốn

hoặc tìm kiếm bằng

các chủ đề

Article
Article

Article

e-Book
e-Book

e-Book

Video
Video

Video

Campaigns
Campaigns

Campaigns

Architecture
Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Architecture
DSLRs

DSLRs

Architecture
Quay phim

Quay phim

Architecture
Nhiếp ảnh thiên văn

Nhiếp ảnh thiên văn

Architecture
Không gương

Không gương

Architecture
Nhiếp ảnh kiến trúc

Nhiếp ảnh kiến trúc

Architecture
Công nghệ Canon

Công nghệ Canon

Architecture
Nhiếp ảnh ít sáng

Nhiếp ảnh ít sáng

Architecture
Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Architecture
Nhiếp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh phong cảnh

Architecture
Nhiếp ảnh vĩ mô

Nhiếp ảnh vĩ mô

Architecture
Nhiếp ảnh thể thao

Nhiếp ảnh thể thao

Architecture
Nhiếp ảnh du lịch

Nhiếp ảnh du lịch

Architecture
Nhiếp ảnh dưới nước

Nhiếp ảnh dưới nước

Architecture
Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Architecture
Nhiếp ảnh đường phố

Nhiếp ảnh đường phố

Architecture
Máy ảnh không gương lật full-frame

Máy ảnh không gương lật full-frame

Architecture
Ống kính và phụ kiện

Ống kính và phụ kiện

Architecture
Nature & Wildlife Photography

Nature & Wildlife Photography

Architecture
Nhiếp ảnh chân dung

Nhiếp ảnh chân dung

Architecture
Chụp ảnh ban đêm

Chụp ảnh ban đêm

Architecture
Chụp ảnh thú cưng

Chụp ảnh thú cưng

Architecture
Giải pháp in ảnh

Giải pháp in ảnh

Architecture
Đánh giá sản phẩm

Đánh giá sản phẩm

Architecture
Chụp ảnh cưới

Chụp ảnh cưới

Các Sản Phẩm >> Tất cả sản phẩm

Lịch Sử Ít Được Biết Đến của Các Ống Kính Zoom f/2.8L và f/4L của Canon

2018-07-05
0
3.92 k
Trong bài viết này:

Cách đây rất lâu, người ta thường cho rằng không có ống kính nào có thể vượt trội các ống kính một tiêu cự về mặt chất lượng hình ảnh. Các ống kính zoom f/2.8L và f/4L đầu tiên của Canon nằm trong những ống kính đầu tiên trên thế giới đảo ngược quan niệm này khi chúng được ra mắt vào năm 1989. Các nhà phát triển sản phẩm Canon chia sẻ với chúng ta về quá trình phát triển những chiếc ống kính thay đổi cuộc chơi này, khi chúng ta đánh dấu sự bổ sung của ống kính EF70-200mm f/2.8L IS III USM và EF70-200mm f/4L IS II USM vào dòng ống kính có tiếng này.

Ống kính zoom f/2.8L và f/4L của Canon

 

Các ống kính zoom L-series f/2.8 đầu tiên: Chứng minh rằng ống kính zoom cũng tốt bằng ống kính một tiêu cự

- Canon lần đầu bắt đầu phát triển các ống kính zoom khẩu lớn là khi nào?

Lập kế hoạch sản phẩm: 3 ống kính zoom khẩu lớn chuyên nghiệp đầu tiên trong dòng ống kính EF là EF20-35mm f/2.8L, EF28-80mm f/2.8-4L USM, và EF80-200mm f/2.8. Những ống kính này ra mắt vào năm 1989 cùng với máy ảnh EOS-1, máy ảnh AF SLR hàng đầu của Canon vào lúc đó. Đó là lần đầu tiên có 3 ống kính zoom chuyên nghiệp f/2.8 trong dòng ống kính của Canon.

Lúc đó, khi các ống kính một tiêu cự là lựa chọn của các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp về độ sáng (khẩu lớn) và chất lượng hình ảnh cao, các nhà thiết kế ống kính của Canon đã mơ đến việc tạo ra một chiếc ống kính zoom ngàm EF sẽ có cùng những phẩm chất đó. Khi chúng tôi ra mắt ống kính FD35-70mm f/2.8-3.5 S.S.C. vào năm 1973, nó rất nổi tiếng, và có nhiều ý kiến phản hồi yêu cầu thêm các ống kính zoom khẩu lớn, chất lượng chuyên nghiệp như thế. 

Với những tiến bộ công nghệ, cuối cùng chúng tôi cố gắng chế tạo ra những ống kính zoom có khẩu lớn và chất lượng hình ảnh ngang với các ống kính một tiêu cự. Đây là 3 ống kính L-series EF đầu tiên được nhắc đến bên trên, và chúng đạt hiệu quả tốt đến mức ngay cả các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp nào trước đó thích sử dụng ống kính một tiêu cự cũng bắt đầu sử dụng các ống kính zoom này.

Lập kế hoạch sản phẩm: Kengo Ietsuka

Lập kế hoạch sản phẩm: Kengo Ietsuka

Việc này có thể có vẻ chẳng to tát gì khi mà hiện nay tất cả các hãng sản xuất đều sản xuất ống kính zoom f/2.8. Tuy nhiên, hồi đó, nó có tính cách mạng: Không ai khác từng nghĩ đến việc ra mắt các phiên bản góc rộng, tiêu chuẩn, và tele của một ống kính zoom với khẩu độ lớn như thế. Các nhà thiết kế ống kính muốn bước vào kỷ nguyên mới bằng cách thử một thứ gì đó mới mẻ và thử thách. Nếu không có tư duy này, các ống kính zoom L-series khẩu lớn của Canon có khả năng sẽ không nhận được nhiều sự ủng hộ của người dùng hoặc phát triển đến vị trí hiện nay.

 

1973
Ống kính zoom khẩu lớn chất lượng chuyên nghiệp đầu tiên: FD35-70mm f/2.8-3.5 S.S.C.

FD35-70mm f/2.8-3.5

Ống kính này cũng là ống kính zoom khẩu lớn đầu tiên có được chất lượng hình ảnh ngang với các ống kính một tiêu cự. Có nhiều ống kính zoom độ dài tiêu cự ngắn khác đi theo bước chân này.

 

1987
Hệ thống EOS ra mắt lần đầu

EOS 650,EOS 620

EOS 650 và 620, ra mắt năm 1987, là những mẫu máy ảnh đầu tiên có hệ thống ngàm EF điện tử hoàn toàn.

Nhấp vào đây để tìm hiểu về:
Sự Khai Sinh của Ngàm Điện Tử Hoàn Toàn
Chiếc Máy Ảnh EOS Đầu Tiên, EOS 650

 

1989
Ống kính zoom f/2.8L đầu tiên

EOS-1,EF 20-35mm f/2.8L,EF 28-80mm f/2.8-4L USM,EF80-200mm f/2.8L

Ra mắt cùng lúc với máy ảnh EOS-1 đầu tiên, 3 ống kính tiên phong trong series ống kính f/2.8L mang lại cho các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp chất lượng hình ảnh cao chỉ có ở ống kính L.
- EF20-35mm f/2.8L
- EF28-80mm f/2.8-4L USM
- EF80-200mm f/2.8L

 

USM: Xây dựng một hệ thống AF trong ống kính phù hợp với các chuyên gia

- Vui lòng cho chúng tôi biết thông tin về các ống kính zoom f/2.8L đầu tiên.

Lập kế hoạch sản phẩm: Ống kính EF17-35mm f/2.8L USM, EF28-70mm f/2.8L USM, và EF70-200mm f/2.8L USM được ra mắt như các mẫu kế thừa của 3 ống kính zoom khẩu lớn ra mắt năm 1989. Chúng là các ống kính có khẩu cố định, đạt được khẩu f/2.8 trong toàn bộ dải zoom. Nhiếp ảnh gia sẽ có thể sử dụng độ dài tiêu cự từ góc rộng đến tele bằng cách chỉ cần sử dụng 3 ống kính này, điều này rất tiện. Chúng cũng đều sử dụng môtơ siêu thanh (USM), đảm bảo AF nhanh hơn, dễ hơn. Tất cả ống kính tele trong dòng ống kính này, bắt đầu từ EF70-200mm f/2.8L USM, đều tương thích với extender 1.4x và 2x.

Thiết kế hệ thống điện tử: Vào lúc đó, phương pháp chính thống là sử dụng một môtơ bên trong thân máy ảnh để di chuyển thấu kính chỉnh tiêu. Tuy nhiên, Canon đã phát triển phương pháp của riêng mình, sử dụng một hệ truyền động bên trong thân ống kính. Sự bố trí hệ truyền động lúc này có thể được tối ưu hóa cho từng ống kính, giúp cho có thể có được AF nhanh, chính xác và không ồn, vượt xa so với các đối thủ của Canon. Những cải tiến khác đã được thực hiện cho hình dạng và các cơ chế điều khiển của USM dạng vòng sao cho chúng phù hợp hơn với ống kính, và đến lượt chúng, nhưng thứ này cải thiện hiệu năng.

Thiết kế hệ thống điện tử: Koji Okada

Thiết kế hệ thống điện tử: Koji Okada

Lập kế hoạch sản phẩm: Ống kính đầu tiên có USM là EF300mm f/2.8L USM, một chiếc ống kính siêu tele ra mắt năm 1987, cùng năm hệ thống EOS ra mắt lần đầu. Nó rất nổi tiếng vì nó có thể tự động lấy nét nhanh, rất chính xác mặc dù có độ sâu trường ảnh cực nông ở 300mm. Công nghệ USM sau đó được triển khai trong series ống kính zoom f/2.8L, và những gì còn lại là lịch sử.

 

1987
Sử dụng USM trên thực tế lần đầu tiên trên thế giới

USM Dạng Vòng

Canon là hãng đầu tiên trên thế giới sử dụng thành công USM để vận hành AF trong một ống kính. Vận hành bằng năng lượng rung động của sóng siêu âm, USM gần với môtơ truyền động AF lý tưởng với thao tác cực kỳ êm ái, mức tiêu thụ điện thấp, khả năng phản ứng khởi động và dừng hoàn hảo và khả năng dễ điều khiển cao.

 

Ống kính L siêu tele đầu tiên trên thế giới được trang bị USM: EF300mm f/2.8L USM

EF300mm f/2.8L USM

Hiệu năng quang học cao và sử dụng một hệ thống chỉnh tiêu bên trong và USM dạng vòng trên ống kính này đã giúp nó đạt được AF nhanh, mượt mà. Nó cũng là một trong những ống kính siêu tele khẩu lớn nổi tiếng nhất thế giới.

 

Kỷ nguyên kỹ thuật số: Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về hiệu năng quang học cao hơn

- Ông có thể kể cho chúng tôi một số câu chuyện về thời điểm xuất hiện kỷ nguyên kỹ thuật số hay không?

Lập kế hoạch sản phẩm: Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, có nhiều cơ hội để in và sử dụng ảnh khổ lớn hơn. Do đó, các nhà phát triển phải thiết kế các ống kính có hiệu năng quang học cao hơn nữa so với trước đây.

Thiết kế hệ thống quang học: Đối với các ống kính zoom khẩu cố định, những mặt khó khăn nhất của thiết kế quang học là chỉnh cầu sai ở đầu tele, đường cong trường ảnh ở đầu góc rộng, và sắc sai từ đầu góc rộng đến đầu tele. Điều rất quan trọng là phải chọn vật liệu thủy tinh và thấu kính phi cầu thích hợp. Hồi đó, phần mềm mô phỏng không tiên tiến, làm cho việc phát triển thấu kính là việc khó khăn. Để đảm bảo rằng ống kính của chúng tôi có hiệu năng cân bằng phù hợp với một sản phẩm đầu bảng, chúng tôi chế tạo một sản phẩm nguyên mẫu, kiểm tra, và sau đó lặp lại toàn bộ quy trình cho đến khi có được kết quả đạt yêu cầu.

Thiết kế hệ thống quang học: Hiroshi Endo

Thiết kế hệ thống quang học: Hiroshi Endo

Thiết kế cơ học: Độ phân giải hình ảnh ngày càng cao trên máy ảnh có nghĩa là cần có độ chính xác chỉnh tiêu càng cao. Do đó, chúng tôi phải sửa lại hệ truyền động chỉnh tiêu. Để đảm bảo rằng hiệu năng không giảm, mỗi sản phẩm được nghiên cứu và cải thiện riêng. Chúng tôi cũng cải thiện độ chính xác của các phương pháp điều chỉnh, sao cho các thao tác điều chỉnh nghiêng và độ lệch tâm song song cho từng nhóm thấu kính có thể được thực hiện theo phương thức kỹ thuật số.

Thiết kế cơ học: Shigeki Sato

Thiết kế cơ học: Shigeki Sato

Lập kế hoạch sản phẩm: Với sự chuyển tiếp từ máy ảnh SLR phim sang máy ảnh số, chúng tôi quyết định rằng chúng tôi muốn các ống kính L có hiệu năng quang học cao hơn nữa.

 

Đạt được đầu góc rộng 24mm trên một ống kính zoom tiêu chuẩn

- Sự đột phá gì đã giúp các ông đạt được đầu góc rộng 24mm trên một chiếc ống kính zoom tiêu chuẩn?

Thiết kế cơ học: Chúng tôi đã cố gắng đạt được một góc rộng hơn trên đầu góc rộng bằng cách triển khai một cơ chế chỉnh tiêu bên trong liên kết với chức năng zoom. Trước đó, lượng tín hiệu chỉnh tiêu từ vô cực đến tầm gần phải là không đổi trong toàn bộ dải độ dài tiêu cự. Cơ chế chỉnh tiêu hiện tại là một cơ chế cách tân, giải phóng thiết kế quang học khỏi sự hạn chế này.

Thiết kế hệ thống quang học: Cơ chế trước đây di chuyển các thấu kính ngoài cùng phía trước, trong khi cơ chế mới này giúp cho bạn có thể sử dụng một hệ thống chỉnh tiêu phía sau hoặc chỉnh tiêu bên trong. Với đặc điểm này, chúng tôi có thể có được một góc rộng hơn ở đầu góc rộng đồng thời duy trì kích thước chung. Cùng cơ chế này được sử dụng trong ống kính EF24-105mm f/4L IS USM, ra mắt sau đó. Đó là một lý do quan trọng tại sao chúng tôi có thể sản xuất ra một ống kính zoom độ phóng đại cao ("siêu zoom") với đầu góc rộng rộng đến 24mm.

Thiết kế hệ thống quang học: Hiroshi Endo

Thiết kế hệ thống quang học: Hiroshi Endo

Thiết kế hệ thống điện tử: Các ống kính trong series EF70-200mm f/2.8L cũng sử dụng cơ chế này, cho phép các thấu kính chỉnh tiêu được làm cho nhỏ hơn. Điều này không chỉ cho phép có thể có được hệ truyền động AF tốc độ cao, nó còn cho phép chúng tôi làm cho các ống kính tele được nhỏ gọn hơn. 

 

Ống kính siêu zoom đầu tiên sử dụng một cơ chế chỉnh tiêu bên trong có liên kết với tính năng zoom: EF35-135mm f/4-5.6 USM

EF35-135mm f/4-5.6 USM

Ra mắt năm 1990, đây là ống kính siêu zoom đầu tiên của Canon sử dụng một hệ thống chỉnh tiêu bên trong, trở thành một đặc điểm chính trên các ống kính zoom. Ống kính này trở thành hình mẫu cho các ống kính zoom EF nhiều nhóm thấu kính sau đó.

 

Sơ đồ ống kính EF28-70mm f/2.8L USM

Ống kính EF28-70mm f/2.8L USM
Sơ đồ ống kính EF28-70mm f/2.8L USM (hệ thống chỉnh tiêu bên trong)

Chỉnh tiêu bên trong với thấu kính ngoài cùng phía trước

 

Sơ đồ ống kính EF24-70mm f/2.8L USM

Ống kính EF28-70mm f/2.8L USM
Sơ đồ ống kính EF24-70mm f/2.8L USM (chỉnh tiêu bên trong liên kết với chức năng zoom)

Cơ chế chỉnh tiêu bên trong liên kết với chức năng zoom

 

Thân ống kính chắc chắn hơn, bền hơn, đáp ứng tần suất sử dụng cao hơn

- Từ giữa thập niên 2000 trở đi, đã có những cải thiện về độ bền. Các ông có thể cho chúng tôi biết thêm thông tin về việc này hay không?

Lập kế hoạch sản phẩm: Trong thời đại kỹ thuật số, mọi người ngày càng chụp nhiều, nhất là khi họ làm trong lĩnh vực truyền thông. Xu hướng sử dụng như thế yêu cầu độ chắc chắn và độ bền cao hơn. Ở điều kiện sử dụng bình thường, thường có ít vấn đề. Tuy nhiên, trong chụp ảnh báo chí, máy ảnh và ống kính được sử dụng trong các môi trường cực kỳ khắc nghiệt. Chúng tôi đã đại tu toàn bộ cấu trúc cơ học từ đầu để cải thiện độ bền và độ chắc chắn.

Thiết kế cơ học: Ví dụ, vòng zoom, là một trong những bộ phận được xử lý thường xuyên nhất, có liên kết cơ học với cấu trúc bên trong. Từ giữa thập niên 2000, chúng tôi đã sử dụng bạc đạn trong đoạn liên kết và đã cải thiện nó sao cho vận hành được mượt mà. Ngoài ra, cấu trúc bên trong càng phức tạp, ống kính sẽ càng khó vận hành. Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, điều thiết yếu là phải đạt được sự cân bằng giữa tính dễ vận hành và độ tin cậy. Do đó, chúng tôi cân nhắc những điều này từ giai đoạn thiết kế quang học, và thực hiện nhiều lịch trình làm thử và sửa lỗi.

Để đảm bảo khả năng chống bụi và chống nước nhẹ của cấu trúc, chỉ tăng cường đệm bít là không đủ. Việc đó sẽ làm cho ống kính có cảm giác nặng nề khi vận hành. Do đó, chúng tôi phải cân nhắc đường đi của luồng khí, và cũng tìm cách cân bằng điều đó với khả năng chống nước nhẹ đồng thời đảm bảo rằng hình thức bên ngoài của ống kính không bị ảnh hưởng.

Công nghệ sản xuất: Kenichi Okushima

Công nghệ sản xuất: Kenichi Okushima

Lập kế hoạch sản phẩm: Người dùng chuyên nghiệp hài lòng hơn với độ bền được cải thiện. Các thông số mà các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp thực sự muốn là các thông số mà bạn không nhìn thấy, nhưng các thông số đó có tác dụng như thường lệ khi bạn chụp ở các điều kiện trong đó không thể chụp lại.

Thiết kế cơ học: Ví dụ, các ống kính tele 70-200mm thường được sử dụng để chụp ảnh thể thao, trong đó chắc chắn bạn không muốn xảy ra sự cố khiến cho bạn không thể chụp được một khoảnh khắc quyết định. Ống kính EF70-200mm f/2.8L IS II USM, ra mắt năm 2010, và mẫu ống kính kế thừa của nó [ống kính ra mắt gần đây EF70-200mm f/2.8L IS III USM] có độ bền và độ chắc chắn được cải thiện rất nhiều.

Thiết kế cơ học: Shigeki Sato

Thiết kế cơ học: Shigeki Sato

 

Công nghệ để sản xuất hàng loạt với độ chính xác cao

- Các ông có thể cho chúng tôi biết thông tin về việc công nghệ phi cầu cho ống kính góc rộng đã có tiến bộ như thế nào hay không?

Thiết kế hệ thống quang học: Giờ đây nhiếp ảnh đã trở thành quy trình kỹ thuật số, một trong những lĩnh vực nghiên cứu quan trọng là chỉnh chất lượng hình ảnh ngoại biên và sắc sai bên. Đây là lĩnh vực mà công nghệ thấu kính phi cầu là không thể thiếu. Canon có vô số công nghệ thiết kế và sản xuất thấu kính phi cầu chẳng hạn như bề mặt phi cầu dạng mài, mô hình, thủy tinh đúc (GMo), v.v., chúng tôi sử dụng khi thích hợp. Trên ống kính EF16-35mm f/2.8L III USM, chúng tôi đã triển khai thành công các thấu kính phi cầu bề mặt kép trên một ống kính khẩu lớn, giúp chỉnh thêm quang sai.

Công nghệ sản xuất: Ưu điểm của Canon nằm ở khả năng sản xuất hàng loạt các thấu kính phi cầu thủy tinh đúc, khẩu lớn, mà bạn cần độ chính xác cực cao đối với chúng. Ống kính EF16-35mm f/2.8L III USM sử dụng một thấu kính phi cầu cực lớn với đường kính 62,5mm. Để sản xuất hàng loạt thấu kính này, chúng tôi áp dụng các công nghệ đánh bóng và đo được dùng trong thiết bị in ảnh litho để sản xuất chất bán dẫn, yêu cầu độ chính xác cao hơn nhiều so với các thấu kính dành cho máy ảnh tiêu dùng. Khi được sử dụng trên bề mặt phi cầu dạng mài, các công nghệ này chính xác hơn 2,5 lần so với phương pháp cũ. Chúng tôi cũng cải thiện độ chính xác của quy trình đúc.

Khuôn thấu kính phi cầu GMo độ chính xác cao

Khuôn thấu kính phi cầu GMo độ chính xác cao

 

- Các ông có thể cho chúng tôi biết về hệ thống quan ghọc của ống kính tele hay không?

Lập kế hoạch sản phẩm: Trên các ống kính tele, vấn đề chính là sắc sai. Chúng tôi chỉnh sắc sai bằng cách sử dụng thấu kính có độ khuếch tán thấp chẳng hạn như thấu kính UD. Chúng tôi cũng đã và đang sử dụng fluorite từ ống kính EF70-200mm f/2.8L IS II USM theo ý kiến phản hồi rất tích cực. Trên ống kính EF70-200mm f/2.8L IS III USM, chúng tôi sử dụng công nghệ lớp phủ mới nhất, Air Sphere Coating (ASC), đáp lại yêu cầu cải thiện hiện tượng lóa. Điều này đưa sản phẩm đến gần hơn với mục tiêu hoàn hảo.

Thiết kế hệ thống quang học: Các ca-ta-lô sản phẩm không đề cập đến điều này, nhưng chúng tôi sử dụng một loại vật liệu thấu kính mới được gọi là "thủy tinh có hệ số cao", có hệ số khúc xạ cao giúp giảm sắc sai, đường cong thị trường, và quang sai ngoại biên. Những năm gần đây xuất hiện các loại thủy tinh mới. Nhìn thoáng qua, không có thay đổi khả kiến nào đối với hệ thống quang học của ống kính tele. Tuy nhiên với một nhà thiết kế quang học, điều đó là đáng kể—hiện nay chúng tôi có thể sử dụng thủy tinh mà chúng tôi thường chỉ có thể mơ ước, và điều này mở rộng khả năng trong thiết kế ống kính.

Xử lý thấu kính: Thấu kính UD rất dễ vỡ và cực kỳ khó xử lý. Sau nhiều năm nghiên cứu, cách đây khoảng 10 năm, cuối cùng Canon đã tìm cách phát triển công nghệ tự động hóa sản xuất hàng loạt thấu kính UD. Điều này giúp cho có thể sản xuất thấu kính có chất lượng ổn định. Tính khả dụng của quy trình gia công độ chính xác cao cũng giúp cho chúng tôi có thể sử dụng thủy tinh có hệ số cao nói trên.

Thấu kính UD

Thấu kính UD

 

Số hóa tác phẩm của nghệ nhân

- Đã có những thay đổi gì trong các nhà máy sản xuất do có xu hướng số hóa?

Xử lý thấu kính: Trong thời đại kỹ thuật số, khi nhu cầu thị trường tăng cao và việc sản xuất hàng loạt trở nên cần thiết, nhu cầu về thấu kính độ chính xác cao tăng từ vài đơn vị lên vài trăm đơn vị mỗi ngày. Do đó, chúng tôi bắt đầu chuẩn hóa (số hóa) công việc phụ thuộc vào tay nghề càng nhiều càng tốt. Đồng thời, chúng tôi cũng khuyến khích chuẩn hóa dụng cụ và chủ động triển khai các máy móc xử lý và thiết bị đánh giá mới. Những nỗ lực này giúp chúng tôi sản xuất hàng loạt các bề mặt thấu kính một cách thành công với độ chính xác rất cao và chất lượng nhất quán.

Xử lý thấu kính: Hisakazu Nakamitsu

Xử lý thấu kính: Hisakazu Nakamitsu

Tại nhà máy Utsunomiya, chúng tôi đã thành công trong quy trình tự động hóa hầu như tất cả các bước sản xuất cần thiết để đảm bảo nguồn cung thấu kính chất lượng cao, nhất quán. Tuy nhiên, các quy trình nhất định, chẳng hạn như đánh bóng và định hình các bộ phận nhất định của ống kính theo độ chính xác, yêu cầu kỹ năng của con người và khó tự động hóa. Do đó, chúng tôi vẫn dựa vào kỹ năng của các nghệ nhân để thực hiện các công đoạn đó và đang nỗ lực đảm bảo rằng các kỹ năng này được truyền cho thế hệ tiếp theo.

Engineer inspecting lens

 

Sự hợp tác chặt chẽ giữa các đội ngũ kỹ thuật thiết kế và sản xuất

- Ống kính được thiết kế và đưa vào dây chuyền sản xuất như thế nào?

Thiết kế hệ thống quang học: Chúng tôi sử dụng phần mềm mô phỏng quang học nội bộ của Canon, cho phép chúng tôi thiết kế ống kính với các thông số mới. Trước khi chế tạo một nguyên mẫu, chúng tôi mô phỏng các vật liệu khác nhau trên phần mềm, sử dụng nó để kiểm tra sức chịu của ống kính với va đập, và sau đó kiểm tra điều này ảnh hưởng thế nào đến hiệu năng quang học. Công nghệ mô phỏng sử dụng máy tính có sức mạnh xử lý rất cao.

Lập kế hoạch sản phẩm: Phần mềm này giúp cho chúng tôi có thể kiểm tra vị trí zoom, vị trí tiêu điểm, và giá trị khẩu độ ảnh hưởng thế nào đến hiện tượng bóng ma và lóa. Với phần mềm này, chúng tôi có thể thiết kế ống kính có hiệu năng cao nhất có thể. Nhà máy sản xuất cũng cố phản ứng với độ chính xác cần thiết.

Các nhà phát triển trong phỏng vấn

Công nghệ sản xuất: Đội ngũ thiết kế và đội ngũ kỹ thuật sản xuất của nhà máy thường xuyên gặp gỡ, bắt đầu từ các giai đoạn lập kế hoạch sản phẩm ban đầu. Chúng tôi thảo luận về việc cần các công nghệ mới gì cho một sản phẩm cụ thể, những thử thách kỹ thuật mà chúng tôi có thể gặp, các bộ phận dễ hay khó xử lý và lắp ráp, và có thể tự động hóa hay không. Thông qua những thảo luận này, chúng tôi có thể cân nhắc cả quan điểm thiết kế lẫn quan điểm kỹ thuật khi chuẩn bị sản xuất hàng loạt.

Lập kế hoạch sản phẩm: Sự hợp tác chặt chẽ này là nhờ vào việc phòng thiết kế và nhà máy ở cùng cấp trong hệ thống phân cấp. Cơ cấu này đã được áp dụng từ nằm 2000.

 

Các phòng thí nghiệm phát triển và nhà máy sản xuất hợp tác với nhau rất chặt chẽ

Phòng thí nghiệm công nghệ quang học

Phòng thí nghiệm công nghệ quang học

Nhà Máy Utsunomiya

Nhà Máy Utsunomiya

 

Giới thiệu về các nhà phát triển

Đội ngũ phát triển ống kính và kỹ sư sản xuất

(từ trái sang)

Lập kế hoạch sản phẩm: Kengo Ietsuka
Ietsuka phụ trách lập kế hoạch sản phẩm do series ống kính EF. Ông xử lý việc thương mại hóa và cải thiện hiệu năng của ống kính EF, bao gồm các ống kính zoom f/2.8L và f/4L.

Thiết kế hệ thống quang học: Hiroshi Endo
Endo đã tham gia thiết kế quang học trong quy trình phát triển hệ thống EOS từ khi nó ra mắt lần đầu. Ông đã xử lý công việc phát triển và thiết kế các thấu kính phi cầu đường kính lớn, công nghệ quan trọng của các ống kính zoom L-series khẩu lớn, từ khi ông bắt đầu làm việc tại Canon.

Thiết kế cơ học: Shigeki Sato
Sato đã phụ trách thiết kế cơ học của ống kính EF từ khi ông bắt đầu làm việc tại Canon. Ông đã có đóng góp đáng kể vào sự đổi mới công nghệ và cải thiện độ tin cậy từ khi tăng tốc số hóa nhanh chóng vào nằm 2000.

Thiết kế hệ thống điện tử: Koji Okada
Chủ yếu phụ trách điều khiển bộ phận IS, Okada đảm bảo rằng máy ảnh EOS và ống kính EF kết hợp hoàn hảo với nhau, và hiện nay phụ trách các cơ chế hệ thống của các bộ phận khớp nhau, gửi thông tin giữa máy ảnh và ống kính.

Xử lý thấu kính: Hisakazu Nakamitsu
Nakamitsu giám sát hiệu năng chung của toàn bộ phòng sản xuất cũng như kiểm soát chất lượng, giúp đảm bảo nguồn cung ổn định về các ống kính chuyên nghiệp chất lượng cao.

Công nghệ sản xuất: Kenichi Okushima
Okushima phụ trách hỗ trợ kỹ thuật cho sản xuất hàng loạt. Phòng của ông góp phần đảm bảo độ chính xác cao của các thấu kính phi cầu mài, tăng cường tự động hóa xử lý thấu kính cầu độ chính xác cao, và hợp tác với phòng thiết kế sản phẩm để xúc tiến nghiên cứu công nghệ mới.

 

Phỏng vấn này được thực hiện nhân dịp ra mắt các ống kính EF70-200mm L mới của Canon. Vui lòng đọc thêm:
Canon Ra Mắt Ống Kính EF70-200mm f/2.8L IS III USM
Canon Ra Mắt Ống Kính EF70-200mm f/4L IS II USM

 


Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.

Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.

Đăng Ký Ngay!

Chia sẻ ảnh của bạn trên My Canon Story và nắm bắt cơ hội được giới thiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội của chúng tôi