Tìm những nội dung bạn muốn

hoặc tìm kiếm bằng

các chủ đề

Article
Article

Article

e-Book
e-Book

e-Book

Video
Video

Video

Campaigns
Campaigns

Campaigns

Architecture
Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Architecture
DSLRs

DSLRs

Architecture
Quay phim

Quay phim

Architecture
Nhiếp ảnh thiên văn

Nhiếp ảnh thiên văn

Architecture
Không gương

Không gương

Architecture
Nhiếp ảnh kiến trúc

Nhiếp ảnh kiến trúc

Architecture
Công nghệ Canon

Công nghệ Canon

Architecture
Nhiếp ảnh ít sáng

Nhiếp ảnh ít sáng

Architecture
Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Architecture
Nhiếp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh phong cảnh

Architecture
Nhiếp ảnh vĩ mô

Nhiếp ảnh vĩ mô

Architecture
Nhiếp ảnh thể thao

Nhiếp ảnh thể thao

Architecture
Nhiếp ảnh du lịch

Nhiếp ảnh du lịch

Architecture
Nhiếp ảnh dưới nước

Nhiếp ảnh dưới nước

Architecture
Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Architecture
Nhiếp ảnh đường phố

Nhiếp ảnh đường phố

Architecture
Máy ảnh không gương lật full-frame

Máy ảnh không gương lật full-frame

Architecture
Ống kính và phụ kiện

Ống kính và phụ kiện

Architecture
Nature & Wildlife Photography

Nature & Wildlife Photography

Architecture
Nhiếp ảnh chân dung

Nhiếp ảnh chân dung

Architecture
Chụp ảnh ban đêm

Chụp ảnh ban đêm

Architecture
Chụp ảnh thú cưng

Chụp ảnh thú cưng

Architecture
Giải pháp in ảnh

Giải pháp in ảnh

Architecture
Đánh giá sản phẩm

Đánh giá sản phẩm

Architecture
Chụp ảnh cưới

Chụp ảnh cưới

Các thông tin hữu ích và hướng dẫn >> Tất cả thông tin hữu ích và hướng dẫn

Nên Sử Dụng Tốc Độ Cửa Trập Để Chụp Ảnh Jump Shot Lơ Lửng?

2020-01-27
2
1.25 k
Trong bài viết này:

Bạn có thể chụp một tấm jumpshot làm cho đối tượng trông có vẻ như đang bay lên khỏi mặt đất bằng cách nào? Nó không chỉ đơn giản như việc sử dụng tốc độ cửa trập cao nhất trên máy ảnh! Nhiếp ảnh gia chụp chân dung chuyên nghiệp Haruka Yamamoto giải thích lý do cô chọn một tốc độ cửa trập cụ thể. (Người trình bày: Haruka Yamamoto, Digital Camera Magazine)

Ảnh jump shot lơ lửng

 

Câu hỏi: Bạn có thể đoán tốc độ cửa trập nào đã được sử dụng để chụp tấm ảnh sau đây không?

Cô gái đang thực hiện một cú nhảy trên đường

EOS 5D Mark III/ EF70-200mm f/2.8L IS II USM/ FL: 200mm

Lựa chọn
a) 1/125 giây
b) 1/500 lựa chọn
c) 1/2.000 giây
d) 1/8.000 giây


Gợi ý: Điều kiện chụp 

Ảnh hậu trường cho thấy nhiếp ảnh gia đang chụp ảnh

Địa điểm: Một lối đi có tầm nhìn quang đãng, không có chướng ngại vật.
Khoảng cách đối tượng: Người mẫu cách khoảng 10m.
Điều kiện ánh sáng: Trời hơi tôi, do đó tôi cài đặt độ nhạy sáng ISO thành ISO 2000.
Khái niệm: Một thiên thần giáng trần
Hướng dẫn cho người mẫu: Nhảy thẳng lên. (Ảnh này được chụp khi hạ xuống.)

 

 

Tại sao lại sử dụng tốc độ cửa trập này?

1. Để đóng băng chuyển động

Để chụp ảnh jump shot sao cho đối tượng trông như thể họ đang lơ lửng trong không trung, bạn cần phải sử dụng một tốc độ cửa trập cao để đóng băng chuyển động của họ. Một tốc độ cửa trập quá chậm sẽ dẫn đến nhòe chuyển động, cũng sẽ làm nhòe viền ngoài của đối tượng và làm cho ảnh trông kém tự nhiên hơn. 

2. Để sử dụng khẩu độ rộng hơn

Tốc độ cửa trập cũng ảnh hưởng đến thiết lập khẩu độ bạn có thể sử dụng. Để ảnh trông nổi bật hơn, bạn cần phải tạo ra hiệu ứng bokeh hậu cảnh để tách đối tượng-hậu cảnh hiệu quả hơn, và việc này được thực hiện hiệu quả nhất bằng một khẩu độ rất rộng (f/2.8 trong ảnh này).

Tìm hiểu thêm trong: Mối Quan Hệ Giữa Khẩu Độ Ống Kính và Hiệu Ứng Bokeh


Chúng ta hãy xem cùng ảnh đó được chụp ở các tốc độ cửa trập khác nhau.


a) 1/125 giây

Ảnh jump shot chụp ở 1/125 giây

Cận cảnh cái váy ở 1/125 giây

Ở 1/125, xuất hiện nhòe chuyển động ở cái váy và tóc của người mẫu. Khẩu độ tối ưu để có được phơi sáng chính xác là f/11, không đủ rộng để tạo ra hiệu ứng bokeh đẹp, mờ mịn.

Thủ thuật: Quần áo càng mượt mà, nhòe chuyển động khi đối tượng nhảy lên càng nhiều


b) 1/500 giây

Ảnh jump shot chụp ở 1/500 giây

Cận cảnh tóc ở 1/500 giây

Vẫn có nhòe chuyển động ở váy và tóc của người mẫu ngay cả khi chúng ta tăng tăng gấp đôi tốc độ cửa trập lên 1/500 giây. Khẩu độ tối ưu để có phơi sáng chính xác là khẩu độ rộng hơn một chút ở f/5.6, nhưng hiệu ứng bokeh hậu cảnh được tạo ra vẫn không đạt.


c) 1/2,000 giây

Ảnh jump shot chụp ở 1/2000 giây

Cận cảnh cái váy ở 1/2000 giây

Đây là tốc độ cửa trập lý tưởng của chúng ta. Cái váy sắc nét, và tôi có thể sử dụng khẩu độ tối đa f/2.8 để tạo ra hiệu ứng bokeh mạnh hơn. 


d) 1/8,000 giây

Ảnh jump shot chụp ở 1/8000 giây

Cận cảnh khuôn mặt ở 1/8000 giây

Khi chúng ta sử dụng tốc độ nhanh hơn đến 1/8,000 giây, đây là tốc độ cửa trập nhanh nhất có thể trên máy ảnh của tôi, ảnh bị thiếu sáng ngay cả ở khẩu độ tối đa. Tôi có thể đã sử dụng một độ nhạy sáng ISO cao hơn để làm cho ảnh sáng hơn, nhưng không làm vậy vì nhiễu ảnh sẽ mạnh hơn và làm cho da trông có hạt. 

Sau đây là những gì bạn có thể làm ở tốc độ cửa trập 1/8,000 giây:
Hướng Dẫn Từng Bước Để Chụp Nước Bắn Ở Thiết Lập Tốc Độ Cửa Trập Cao

 

Chi tiết nhỏ hơn: Cách có được tấm ảnh đẹp hơn

1. Sử dụng ống kính tele để tạo ra hiệu ứng bokeh mạnh hơn

Ảnh jump shot ở độ dài tiêu cự 50mm

Chụp ở 50mm

Tôi không thể nhấn mạnh điều này cho đủ, nhưng chìa khóa để chụp ảnh jump shot lơ lửng thành công như ảnh này không chỉ là làm cho đối tương trông có vẻ đang lơ lửng trong không trung: Chúng cũng nên trông có vẻ như họ cũng “tách” khỏi hậu cảnh. Sử dụng ống kính tele sẽ giúp làm cho hiệu ứng bokeh hậu cảnh trông mạnh hơn và đạt được khả năng tách biệt đối tượng-hậu cảnh hiệu quả hơn. Để so sánh, ảnh được chụp bằng một ống kính tiêu chuẩn ở 50mm, được cho thấy bên trên, thể hiện quá nhiều chi tiết một cách quá rõ. 

Xem ảnh gif bên dưới để so sánh.

Ảnh GIF động so sánh jump shot ở 50mm và 200mm.

 

2. Chụp nghiêng lên từ một góc thấp hơn

Jump shot ở tầm mắt

Chụp ở tầm mắt

Để cải thiện hiệu ứng “lơ lửng trên không”, hãy chụp từ một góc thấp hơn, ưu tiên là với máy ảnh gần mặt đất nhất có thể. Tôi ngồi xổm để chụp tấm ảnh ngang tầm mắt bên trên—để ý thấy đối tượng không có vẻ lơ lửng khỏi mặt đất nhiều lắm?

Để chụp tấm ảnh chính, tôi nằm ra mặt đất, nhưng bạn có thể sẽ không phải làm vậy nếu bạn chụp ở chế độ Live View trên một máy ảnh có màn hình LCD có thể thay đổi góc đầy đủ.

Ảnh GIF động so sánh ảnh chụp ở tầm mắt và ảnh góc thấp

 

Tìm hiểu thêm về các hiệu ứng khác nhau mà bạn có thể tạo ra với tốc độ cửa trập khác nhau trong:
Động Vật Hoang Dã Chuyển Động qua Kiểm Soát Tốc Độ Cửa Trập
Những Thiết Lập Máy Ảnh Cần Sử Dụng Để Có Ảnh Chụp Tốc Độ Thấp Tuyệt Vời!
Chụp Ảnh Thể Thao: Cách Nhấn Mạnh Tốc Độ Bằng Cách Tương Phản Cái Tĩnh với Cái Động

Để biết thêm các thủ thuật chụp ảnh chân dung, hãy tham khảo:
Các Kỹ Thuật Tạo Dáng và Hướng Dẫn Cho Đối Tượng Chân Dung
5 Kỹ Thuật Chụp Ảnh Chân Dung Để Chụp Cả Ngày
Chụp Ảnh Chân Dung: 3 Thiết Lập Khẩu Độ Các Nhiếp Ảnh Gia Chuyên Nghiệp Ưa Dùng


Bạn đã chụp loại ảnh jump shot gì, và tại sao bạn chọn thiết lập bạn đã sử dụng?
Chia sẻ chúng với chúng tôi trên Câu Chuyện Canon Của Tôi để có cơ hội được giới thiệu!

 


Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.

Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.

Đăng Ký Ngay!

Giới thiệu về tác giả

Digital Camera Magazine

Một nguyệt san tin rằng thú vui nhiếp ảnh sẽ tăng cao khi người ta tìm hiểu càng nhiều về các chức năng của máy ảnh. Tạp chí này cung cấp thông tin về các máy ảnh và tính năng mới nhất và thường xuyên giới thiệu các kỹ thuật nhiếp ảnh khác nhau.
Xuất bản bởi Impress Corporation

Haruka Yamamoto

Sinh tại Tokyo, Yamamoto là một nhiếp ảnh gia tự do, chụp ảnh cho các phương tiện khác nhau gồm có các tạp chí, bìa CD và quảng cáo. Cô cũng viết blog, trên đó cô đăng những tấm ảnh lấy từ loạt ảnh đang thực hiện, “Otome-graphy [Maiden-graphy]”, loạt ảnh này tìm cách xóa bỏ những thành kiến rập khuôn hiện hữu về những phụ nữ trẻ cũng như giải quyết các vấn đề của chính Yamamoto về lão hóa. Bộ sưu tập những ảnh này đã được công bố ở dạng sách vào năm 2018.

Chia sẻ ảnh của bạn trên My Canon Story và nắm bắt cơ hội được giới thiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội của chúng tôi