Động Vật Hoang Dã Chuyển Động qua Kiểm Soát Tốc Độ Cửa Trập
Chúng ta thường liên hệ việc chụp động vật hoang dã với tốc độ cửa trập cao, nhưng tùy vào cảnh, tốc độ cửa trập thấp cũng có thể mang lại cho bạn kết quả hấp dẫn. Nhiếp ảnh gia động vật hoang dã Yukihiro Fukuda chia sẻ với chúng ta cách ông chụp chim cánh cụt trên biển với tốc độ cửa trập thấp. (Người trình bày: Yukihiro Fukuda)
EOS 5D Mark III/ EF70-200mm f/2.8L IS II USM + Extender EF1.4xIII/ FL: 280mm/ f/16/ 1/4 giây/ EV±0/ ISO: 100/ WB: Daylight
Thay đổi tốc độ cửa trập, thay đổi hình thức của ảnh
Tốc độ cửa trập là một công cụ rất có ích để làm cho ảnh chụp động vật hoang dã trông hấp dẫn hơn. Hãy nghĩ về tấm ảnh lý tưởng của bạn: Nó có phải là một tấm sắc nét, "đóng băng" một con vật đang chuyển động, hay là một tấm nhấn mạnh chuyển động của nó? Cả hai ảnh đòi hỏi tốc độ cửa trập khác nhau.
Đối với tấm bên trên chụp chim cánh cụt bên bờ biển, tôi quyết định sử dụng tốc độ cửa trập thấp để thể hiện sự chuyển động trong những con sóng lớn vỗ lên bờ, và trong bầy chim cánh cụt đang hướng ra biển.
Tôi đã cân nhắc 3 thiết lập tốc độ cửa trập có thể: 1/4, 1/15, và 1/30 giây.
Cuối cùng tôi chọn 1/4 giây. Bất kỳ tốc độ nào thấp hơn mức đó sẽ làm nhòe chim cánh cụt quá nhiều. Ở tốc độ 1/15 và 1/30 giây, chuyển động không đủ rõ.
Thủ thuật: Chụp ảnh thử để biết rõ hơn cần sử dụng tốc độ cửa trập nào
Sẽ có ích khi chụp thử một tấm nhanh để kiểm tra hiệu ứng của thiết lập tốc độ cửa trập của bạn. Từ đó, bạn có thể quyết định cần tăng, giảm hay duy trì cùng tốc độ cửa trập.
Cân nhắc sử dụng chân máy để giảm rung máy. Đối với cảnh này, phong cảnh ở hậu cảnh "neo giữ" ảnh, do đó tôi sử dụng chân máy để đảm bảo hậu cảnh sẽ sắc nét.
Kỹ thuật thay thế 1: Tốc độ cửa trập cực kỳ cao để mang lại cảm giác động
EOS 5D Mark III/ EF300mm f/2.8L IS USM/ FL: 300mm/ f/8/ 1/4000 giây/ EV±0/ ISO: 800/ WB: Daylight
Tôi tập trung vào việc dừng từng giọt nước trong những con sóng tung tóe bằng cách sử dụng một tốc độ cửa trập cao. Tôi tăng độ nhạy sáng ISO để đạt được 1/4.000 giây và chụp tấm này. Lần đầu tôi thử ở 1/1.000 giây vẫn có nhòe chuyển động.
(Để biết thêm thông tin về khái niệm này, tham khảo: Những Điểm Cơ Bản về Máy Ảnh #3: Phơi Sáng)
Bạn có thể quan tâm đến:
Chụp Ảnh Sóng Biển: Cần Sử Dụng Tốc Độ Cửa Trập Nào Để Khắc Họa Sức Mạnh và Cảm Giác Động?
Hướng Dẫn Từng Bước Để Chụp Nước Bắn Ở Thiết Lập Tốc Độ Cửa Trập Cao
Kỹ thuật thay thế 2: Chụp lia
EOS 60D/ EF70-200mm f/2.8L IS II USM + Extender EF1.4xIII/ FL: 280mm/ f/10/ 1/20 giây/ EV+0,3/ ISO: 100/ WB: Daylight
Bạn cũng có thể sử dụng tốc độ cửa trập thấp để chụp lia. Kỹ thuật này thu hút sự chú ý đối với chim cánh cụt ở giữa ảnh, thu hút tôi vì nó có cái gì đó trong mỏ. Mất vài tấm chụp thử để tìm được tốc độ cửa trập cần thiết.
Bạn có thể quan tâm đến:
Thủ Thuật Lia Máy Để Chụp Ảnh Chim Trời Sống Động Đang Bay
Tôi Có Thể Có Được Những Tấm Ảnh Độc Đáo Gì Bằng Kỹ Thuật Lia Tròn?
Để đảm bảo tính đa dạng, hãy chụp ở những độ dài tiêu cự khác nhau
Là nhiếp ảnh gia chụp động vật hoang dã, đôi khi chúng đi quá xa trong việc tìm cách có được ảnh chụp thật gần bằng ống kính tele. Chúng ta có được tấm ảnh mình muốn, nhưng cuối cùng lại bỏ sót những yếu tố có thể làm cho ảnh của chúng ta thực sự hấp dẫn.
Hãy chụp với góc hơi rộng hơn một chút so với góc dự định. Ví dụ, nếu bạn muốn chụp ở 500mm, thay vào đó hãy thử 300mm. Điều này sẽ đưa những yếu tố mới vào khung hình, giúp bạn "nhìn" tấm ảnh theo một cách khác. Ảnh trên chụp chim cánh cụt chắc chắn sẽ nhìn rất khác nếu không có không khí được tạo ra bởi sóng biển, mặt trời mọc và phong cảnh hậu cảnh.
Để biết thêm thủ thuật và hướng dẫn chụp ảnh với tốc độ cửa trập thấp, hãy tham khảo các bài viết sau đây:
Những Thiết Lập Máy Ảnh Cần Sử Dụng Để Có Ảnh Chụp Tốc Độ Thấp Tuyệt Vời!
Nghệ Thuật Chụp Với Tốc Độ Cửa Trập Thấp: Tạo Ra Hiệu Ứng Nhòe Tỏa Tròn
Có các thủ thuật khác về chụp ảnh động vật hoang dã ở:
Chụp Ảnh Động Vật Hoang Dã: 3 Kỹ Thuật của Các Nhiếp Ảnh Gia Chuyên Nghiệp
Các Kỹ Thuật Chuyên Nghiệp Để Sử Dụng EOS 7D Mark II - Cuộc sống hoang dã
Kỹ Thuật Chụp Ảnh Bằng Ống Kính Siêu Tele - Bóng Động Vật Hoang Dã Trên Nền Mặt Trời
7 Mẹo Hay Để Chụp Ảnh ở Sở Thú Bằng Máy Ảnh Mirrorless/DSLR
Thiết bị bạn có thể cân nhắc sử dụng:
EF70-300mm f/4-5.6 IS II USM: Một Ống Kính Hoàn Hảo Cho Người Mới Sử Dụng
EOS-1D X Mark II Đánh Giá Thực Tế Phần 1: Độ Chính Xác Lấy Nét và Hiệu Năng Theo Dõi AF Hoàn Hảo
In Focus: EOS 7D Mark II (Phiên bản tiếng Anh)
Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.
Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.
Đăng Ký Ngay!
Giới thiệu về tác giả
Một nguyệt san tin rằng thú vui nhiếp ảnh sẽ tăng cao khi người ta tìm hiểu càng nhiều về các chức năng của máy ảnh. Tạp chí này cung cấp thông tin về các máy ảnh và tính năng mới nhất và thường xuyên giới thiệu các kỹ thuật nhiếp ảnh khác nhau.
Xuất bản bởi Impress Corporation
Sinh năm 1965 tại Tokyo. Chuyến tham quan Hokkaido của Fukuda tìm kiếm sếu Nhật mà ông thích đã dẫn ông trở thành một nhiếp ảnh gia chụp động vật. Sau 10 năm chụp ảnh động vật hoang dã tại Hokkaido, Fukuda đã mở rộng phạm vi hoạt động đến các nước khác và chụp ảnh dưới nước. Chụp ảnh động vật hoang dã, dưới nước, và phong cảnh hiện nay là ba mảng chính của các hoạt động hiện tại của ông.