2 Địa Điểm Chụp Ảnh Mùa Đông Đáng Nhớ ở Hokkaido
Hokkaido, Nhật Bản, với phong cảnh mùa đông tuyệt đẹp, là một điểm du lịch nổi tiếng. Sau đây là 2 địa điểm chụp ảnh mang tính biểu tượng, và một số ý tưởng và thủ thuật để chụp chúng. (Người trình bày: Eriko Tsunami, Masami Goto)
1. Thị Trấn Biei
EOS 5D Mark II/ EF24-105mm f/4L IS USM/ FL: 45mm/ Aperture-priority AE (f/7.1, 1/320 giây, EV+0,7)/ ISO 100/ WB: Daylight
Người chụp: Eriko Tsunami
Thời điểm ngắm đẹp nhất: Cuối tháng 1/ Thời điểm chụp: 3.00 chiều
Những cái bóng mờ nhạt và hai cây dương trên một ngọn đồi tuyết phủ
Những cây dương đứng sát nhau dưới ánh sáng dịu ban ngày tạo ra một cảnh nên thơ giống như từ một bức tranh. Để đảm bảo rằng không khí này được khắc họa trong ảnh, tôi cố gắng hết sức giữ lại độ sáng của cả bầu trời và bóng của cây dương kéo dài bên dưới chân tôi. Tôi không sử dụng kính lọc phân cực vì ưu tiên của tôi là đảm bảo độ rõ. Tôi cũng điều chỉnh bố cục theo cách tôi thấy là sẽ sử dụng hiệu quả nhất những đám mây và mô thức tạo ra bởi bóng của những cây dương. Sử dụng bù phơi sáng dương làm sáng bóng cây, làm cho chúng trở nên ít gắt hơn và làm toát nên một không khí nhẹ nhàng cho toàn bộ ảnh.
Ảnh này được chụp vào khoảng 3 giờ chiều, là khi bóng cây dương không còn đủ dài để làm cho mặt đất phủ tuyết có thêm một chút khác biệt. Nếu bạn ngồi xổm để chụp, góc chụp sẽ giúp tăng thêm độ sâu cho ảnh.
Ví dụ không đẹp: Có một số bóng đổ nếu bạn chụp quá sớm, và ảnh sẽ có vẻ phẳng
EOS 5D Mark II/ EF24-105mm f/4L IS USM/ FL: 40mm/ Aperture-priority AE (f/10, 1/250 giây, EV+0,7)/ ISO 100/ WB: Daylight
Người chụp: Eriko Tsunami
Ảnh này được chụp vào giữa trưa, khoảng 3 giờ trước ảnh đầu tiên. Không có mây hay bóng cây, làm cho cả bầu trời và nền đất tuyết phủ có vẻ đơn giản và thiếu ấn tượng.
Những lưu ý khác
Địa điểm chụp này nằm trên một con đường trải sỏi. Có thể sử dụng chân máy, nhưng đường hẹp do đó hãy để ý xung quanh.
Cách đến đó
Bằng xe hơi: Cách Sân Bay Asahikawa khoảng 20 phút. Đi theo Quốc Lộ 237 về Biei. Qua Tỉnh Lộ Hokkaido 543. Địa điểm này cách cây cầu đầu tiên bắc qua Sông Ubashibetsu một quãng đi bộ ngắn.
2. Đèo Bihoro
EOS 5D Mark III/ EF20mm f/2.8 USM/ FL: 20mm/ Aperture-priority AE (f/13, 2 giây, EV±0)/ ISO 200/ WB: Daylight
Thời điểm ngắm đẹp nhất: Cuối tháng 1/ Thời điểm chụp: 6.00 sáng
Người chụp: Masami Goto
Hồ Kussharo và sastrugi, chìm trong màu sắc của bình minh
Hồ Kussharo là hồ miệng núi lửa lớn nhất Nhật Bản, có thể nhìn thấy toàn bộ từ Đèo Bihoro. Có rất ít cây trong khu vực xung quanh đài quan sát trên Đèo, và vì không có chướng ngại vật, gió có thể tạo ra những gợn sóng trên tuyết, một hiện tượng được gọi là sastrugi.
Khu đông Hokkaido có xu hướng có nhiều ngày trời trong ngay cả vào mùa đông, do đó khi tôi chụp ảnh ở đó trong thời gian này, tôi có xu hướng tập trung thể hiện những màu sắc đẹp đẽ của bình minh và hình dạng sastrugi mà gió mạnh khắc vào tuyết. Sastrugi trong khu vực này không có kích thước lớn, do đó bạn có khả năng sẽ có được một tấm ảnh ấn tượng hơn không phải bằng cách đi vào đó, mà bằng cách tìm ra một địa điểm gần đó có thể quan sát rõ những hình dạng, và sau đó ghi lại chúng với một bố cục góc rộng.
Khi chụp ảnh có sastrugi là mối quan tâm chính của bạn, hãy sử dụng một ống kính góc rộng và di chuyển đến gần đối tượng hơn. Để đảm bảo rằng sastrugi duy trì cảm giác hiện diện của chúng ngay cả khi có hậu cảnh là Hồ Kussharo kỳ vĩ, tôi quyết định chụp hướng nằm ngang để tôi cũng có thể thể hiện cảm giác rộng lớn của toàn bộ cảnh.
Ví dụ thay thế 1: Khi chụp ở hướng thẳng đứng, sastrugi không tạo ra sự chú ý nhiều
EOS 5D Mark III/ EF20mm f/2.8 USM/ FL: 20mm/ Aperture-priority AE (f/13, 1,6 giây, EV±0)/ ISO 200/ WB: Daylight
Người chụp: Masami Goto
Chụp theo hướng thẳng đứng cho phép bạn thu hút sự chú ý vào những sự chuyển tiếp dạng ombre ở bầu trời bình minh màu xanh kéo dài đến tận chân trời. Tuy nhiên, sastrugi không có vẻ rộng lớn và có cảm giác hiện diện yếu hơn.
Ví dụ thay thế 2: Sastrugi sẽ không có màu ngả xanh nếu bạn chụp vào lúc nào đó sau bình minh
EOS 5D Mark III/ EF20mm f/2.8 USM/ FL: 20mm/ Aperture-priority AE (f/13, 1/100 giây, EV±0)/ ISO 200/ WB: Daylight
Người chụp: Masami Goto
Hình dạng của sastrugi được nhấn mạnh bằng những cái bóng do ánh nắng chiếu lên chúng ở vùng tối. Ảnh này cũng rất thú vị, nhưng nó không có các tông màu xanh dương siêu thực của ảnh đầu tiên.
Đọc các bài viết sau đây để biết thêm các thủ thuật và hướng dẫn về cách chụp phong cảnh lúc bình minh:
Chụp Phong Cảnh Sáng Sớm: Nên Chụp Trước hay Sau Khi Mặt Trời Mọc?
Cách Chụp Của Tôi (2): Chụp Cảnh Mặt Trời Mọc Trên Ruộng Lúa Bậc Thang
Chụp Phong Cảnh Ngoạn Mục Ở Điều Kiện Ánh Sáng Không Ngừng Thay Đổi
Những lưu ý khác
- Địa điểm chính xác nơi hình thành sastrugi tùy vào hướng gió.
- Để thể hiện sự lịch sự đối với các nhiếp ảnh gia khác, hãy cố tránh để lại dấu chân trên tuyết giữa sastrugi.
Cách đến đó
Bằng xe hơi: Đi theo Quốc Lộ 243. Khu vực này nằm xéo so với phía Hồ Kussharo của Đài Quan Sát Đèo Bihoro trên đường.
1. Thị Trấn Biei
2. Đèo Bihoro
Ngoài ra, hãy tham khảo những đề nghị của chúng tôi về các địa điểm chụp ảnh ở Nhật Bản vào mùa xuân, mùa hè và mùa thu:
Phong Cảnh Hè Tuyệt Đẹp: Các Thắng Cảnh Ở Nhật Bản & Thủ Thuật Chụp Ảnh Chuyên Nghiệp (1)
Phong Cảnh Hè Tuyệt Đẹp: Các Thắng Cảnh Ở Nhật Bản & Thủ Thuật Chụp Ảnh Chuyên Nghiệp (2)
Phong Cảnh Hè Tuyệt Đẹp: Các Thắng Cảnh Ở Nhật Bản & Thủ Thuật Chụp Ảnh Chuyên Nghiệp (3)
Chụp Hoa Đào ở Nhật Bản: Thắng Cảnh & Thủ Thuật Chụp Ảnh Chuyên Nghiệp (1)
Chụp Hoa Đào ở Nhật Bản: Thắng Cảnh & Thủ Thuật Chụp Ảnh Chuyên Nghiệp (2)
Chụp Hoa Đào ở Nhật Bản: Thắng Cảnh & Thủ Thuật Chụp Ảnh Chuyên Nghiệp (3)
Chụp Ảnh Lá Thu Ở Đâu Tại Nhật Bản: 2 Điểm Ở Nơi Hẻo Lánh
Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.
Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.
Đăng Ký Ngay!
Giới thiệu về tác giả
Một nguyệt san tin rằng thú vui nhiếp ảnh sẽ tăng cao khi người ta tìm hiểu càng nhiều về các chức năng của máy ảnh. Tạp chí này cung cấp thông tin về các máy ảnh và tính năng mới nhất và thường xuyên giới thiệu các kỹ thuật nhiếp ảnh khác nhau.
Xuất bản bởi Impress Corporation
Sinh năm 1955 tại Hokkaido, Goto bắt đầu chụp ảnh núi Daisetsuzan vào năm 1978 cùng với công việc chụp ảnh quảng cáo. Vào năm 1984, ông bắt đầu đi khắp Hokkaido với vai trò nhiếp ảnh gia tự do, ghi nhận và chụp ảnh phong cảnh thiên nhiên ở đó. Hiện nay ông chụp phong cảnh trên khắp Nhật Bản, trọng tâm là các khu vực Hokkaido và Tohoku.
Sống ở Quận Hyogo, Tsunami kết hợp những tấm ảnh chụp ở Thị Trấn Biei ở Hokkaido và miền quê nước Anh với ngôn từ để tạo ra các tác phẩm của cô. Cô tổ chức các triển lãm cá nhân và nhóm tại Tokyo, Osaka và Kobe.