Xử Lý Ánh Sáng Tự Nhiên: Những Viên Sỏi Lấp Lánh Trên Bãi Biển Lúc Hoàng Hôn
Chụp ngược sáng rất khó, nhất là với mặt trời trong khung hình. Có khả năng cao là bạn sẽ cần phải xử lý hậu kỳ ảnh nếu bạn không muốn có những vùng tối đáng kể, nhưng “sửa sau” không phải là giải pháp cho mọi vấn đề! Michiko Kumai chia sẻ về việc biết bạn cần phải làm gì ngay trong máy ảnh có thể dẫn đến kết quả ấn tượng hơn như thế nào trong cảnh hàng ngày có vẻ tầm thường này với những chi tiết đặc biệt. (Người trình bày: Michiko Kumai, Digital Camera Magazine)
EOS 5D Mark III/ EF16-35mm f/2.8L II USM/ FL: 16mm/ Manual exposure (f/18, 1/15 giây)/ ISO 100/ WB: Auto
Câu chuyện đằng sau ảnh này
Ở bãi biển vào một buổi chiều muộn, tôi chú ý đến những vỏ sò và những viên sỏi lấp lánh dưới ánh mặt trời đang lặn, và những con sóng phản chiếu ánh nắng mỗi khi chúng lùi ra xa. Để ghi lại tất cả những chi tiết đó trong khung hình, tôi đặt chân máy ở một vị trí thấp.
Việc xác định thời gian để chụp ngay lúc những con sóng lùi ra xa làm cho ánh sáng có vẻ ấn tượng hơn.
Điều kiện ngược sáng với mặt trời trong khung hình, như cảnh này, thường dẫn đến những sự tương phản mạnh. Bạn sẽ phải chọn giữa phơi sáng theo các điểm sáng hay theo các vùng tối trong máy ảnh, và sau đó khôi phục phần kia trong xử lý hậu kỳ. Việc phân tích cảnh và quyết định phải làm gì khi xử lý hậu kỳ ảnh RAW mang lại cho tôi một ý hay hơn về việc phải làm gì trong khi chụp để có kết quả tốt nhất.
Phân tích ánh sáng và phơi sáng
Hướng ánh sáng: Ngược sáng, chiếu trực tiếp lên bờ biển.
(A) Những chiếc vỏ sò và sỏi thủy tinh chiếu sáng dưới ánh mặt trời
(B) Bờ biển
Lúc đó là ngay trước khi mặt trời lặn, và mặt trời xuống rất thấp trên đường chân trời. Những chiếc vỏ sò và sỏi thủy tinh hoặc là phản chiếu ánh sáng hoặc là lấp lánh với ánh sáng trong mờ (tùy vào tính chất của chúng) do góc chiếu của ánh nắng. Góc sáng đó cũng đổ bóng lên những chiếc vỏ sò, làm tăng thêm tính ba chiều của chúng.
Đọc histogram để quyết định phải làm gì trong xử lý hậu kỳ
Histogram cho thấy mức tương phản cao trong ảnh này, từ tiền cảnh tối là bờ biển (B) đến những viên sỏi sáng và vỏ sò (A), và cuối cùng là, đến những điểm sáng ở mặt trời và ánh sáng phản chiếu từ mặt biển ở phía xa bên phải.
Các quyết định chụp của tôi
Trong xử lý hậu kỳ
Bầu trời và bãi biển cần có những điều chỉnh khác nhau. Tôi quyết định là sẽ sử dụng công cụ kính lọc độ sáng theo vùng trong phần mềm xử lý hậu kỳ để thực hiện như sau:
1. Giảm các điểm sáng trên bầu trời
Việc này sẽ làm nổi bật màu sắc của mặt trời đang lặn. Nó cũng có nghĩa là tôi cần phải chụp để giữ lại nhiều chi tiết của bầu trời nhất có thể.
2. Làm sáng bờ biển
Vì tôi sẽ phơi sáng theo bầu trời, bờ biển sẽ trở nên quá tối khi lấy ra từ máy ảnh. Vấn đề đó có thể được khắc phục một cách dễ dàng bằng xử lý hậu kỳ ảnh RAW.
3. Làm nổi bật những vật thể lấp lánh trên bãi biển
Những vật thể lấp lánh này là những vật thu hút sự chú ý của tôi ngay từ đầu. Điều quan trọng là chúng phải nổi bật. Có thể đạt được điều này bằng cách tăng độ tương phản ở bờ biển. Tôi chỉ cần cảm bảo rằng chúng được chụp sắc nét và đúng nét.
Trong khi chụp
1. Phơi sáng thủ công để tránh các điểm sáng bị cháy
Khi chụp ở điều kiện ngược sáng với mặt trời trong khung hình, những điểm sáng ở mặt trời và những phần của bầu trời xung quanh nó sẽ rất có khả năng bị cháy sáng.
Không thể tránh các điểm sáng bị cháy sáng ở mặt trời, nhưng tôi muốn giữ lại nhiều chi tiết nhất có thể ở bầu trời xung quanh mặt trời. Do đó tôi sử dụng chế độ phơi sáng thủ công (M) để làm cho ảnh thiếu sáng và giảm các điểm sáng bị cháy, giúp khôi phục chi tiết sau này được dễ hơn.
Xem thêm:
Tìm Hiểu Dãy Tương Phản: Cách Tránh Những Điểm Sáng Bị Cháy Sáng Không Cần Thiết
2. f/18 để lấy nét sâu (và đồng thời có hiệu ứng tỏa sáng dạng sao đẹp)
Tôi muốn mọi thứ, bao gồm những chiếc vỏ sò ở phía trước, được sắc nét và đúng nét, điều này đòi hỏi phải sử dụng kỹ thuật lấy nét sâu.
Với một khẩu độ hẹp và mặt trời trong khung hình, tôi sẽ có được hiệu ứng tỏa sáng dạng sao, do đó tôi cũng có thể khép khẩu thêm nữa để làm cho nó có hình thức tôi muốn. Số f đáp ứng yêu cầu là f/18.
---
Để biết thêm thủ thuật và hướng dẫn chụp ảnh ngược sáng, hãy xem:
Hình ảnh phản chiếu: Một Chiếc Xe Lửa Hơi Nước Đi Vào Ánh Hoàng Hôn Tuyệt Đẹp
Tôi Nên Sử Dụng Chức Năng Khóa AE Cho Loại Cảnh Nào?
Kỹ Thuật Sử Dụng Đèn Flash Tích Hợp #4: Cách Chụp Chân Dung Trên Nền Hoàng Hôn
Tìm hiểu thêm về cách các nhiếp ảnh gia khác chụp những kiệt tác với ánh sáng tự nhiên trong:
Xử Lý Ánh Sáng Tự Nhiên: Chân Dung High Key với Bóng Có Hoa Văn
Xử Lý Ánh Sáng Tự Nhiên: Chụp Ảnh Hoa Bằng Tele Macro với Ánh Sáng Chiều Muộn
Xử Lý Ánh Sáng Tự Nhiên: Thêm Ấn Tượng Cho Ảnh Chân Dung Với Môi Trường
Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.
Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.
Đăng Ký Ngay!Giới thiệu về tác giả
Một nguyệt san tin rằng thú vui nhiếp ảnh sẽ tăng cao khi người ta tìm hiểu càng nhiều về các chức năng của máy ảnh. Tạp chí này cung cấp thông tin về các máy ảnh và tính năng mới nhất và thường xuyên giới thiệu các kỹ thuật nhiếp ảnh khác nhau.
Xuất bản bởi Impress Corporation
Sống ở Quận Akita, Michiko Kumai giữ gìn cảnh đẹp và những khoảnh khắc hàng ngày khó quên ở Tohoku trong ảnh của mình.