Những Thủ Thuật Khó Cưỡng Của Các Nhiếp Ảnh Gia Chuyên Nghiệp Trong Chụp Ảnh Du Lịch
Thú vui lớn nhất của chụp ảnh du lịch là nó cho phép nhiếp ảnh gia thoát khỏi hoạt động thường nhật và có cơ hội ngắm những cảnh để lại ấn tượng sâu sắc. Việc chỉ nhắm và chụp có thể không đảm bảo làm nổi bật cảnh đẹp, vậy tinh chỉnh các thiết lập trên máy ảnh Canon EOS của bạn để sử dụng hiệu quả nhất thì sao? Sau đây là một số công thức sẽ giúp bạn chụp đẹp ánh sáng để có ảnh ấn tượng hơn. (Người trình bày: GOTO AKI, Fumio Kato (Digital Camera Magazine))
1. Thể hiện vẻ thanh bình của phong cảnh ven hồ
EOS 5D Mark III/ EF35mm f/1.4L USM/ FL: 35mm/ Manual exposure (f/22, 1/40 giây)/ ISO 100/ WB: Daylight
Trong ví dụ này, tôi muốn chụp tầm rộng ngang của phong cảnh cũng như sự bố trí màu xanh-trắng-xanh. Tôi muốn chuyển tải cảm giác chụp mà bạn có được từ kết cấu của những chiếc rây cũng như những đám mây trôi lặng lẽ, bản thân cái hồ và thời gian. (Ảnh và nội dung: GOTO AKI)
Một độ dài tiêu cự khắc họa vẻ rộng lớn theo cách gần với những gì chúng ta nhìn thấy bằng mắt thường
Tôi lập bố cục ảnh đối xứng chụp bầu trời, những đám mây và hồ nước với cây cối ở giữa. Có thể sử dụng độ dài tiêu cự 35mm để khắc họa tầm rộng của không gian và đồng thời, cũng cho thấy một cảnh là một phần của cảnh lớn hơn. Để làm nổi bật tầm rộng ngang, tôi sử dụng bố cục theo Quy Tắc Phần Ba để chia bầu trời và mây thành tỉ lệ 2:1.
Khẩu hẹp khắc họa những đám mây, hồ nước và cây cối cùng lúc
Mặc dù cây cối dường như đứng sát bên nhau trong ảnh, trên thực tế chúng cách xa máy ảnh ở những khoảng khác nhau. Khép khẩu mang lại cho tôi độ sâu trường ảnh lớn hơn, điều này không chỉ giúp có được sự khắc họa sắc nét bóng cây, mà còn chụp được chi tiết trong những đám mây và dưới nước. Trong tình huống này, tôi có được kết quả tốt nhất ở f/22.
Thủ thuật: Khi chụp ở khẩu rất hẹp, hãy cẩn thận với nhiễu xạ. Nó ở mức chấp nhận được trong ảnh này, nhưng có thể làm cho ảnh mờ hơn bạn muốn.
2. Ghi lại những kỷ niệm về sương sớm
EOS 6D/ EF100mm f/2.8L Macro USM/ FL: 100mm/ Manual exposure (f/2.8, 1/640 giây)/ ISO 400/ WB: 3,300K
Tôi chụp ảnh này vào sáng sớm sau khi hết mưa. Những giọt mưa trên cỏ lấp lánh dưới nắng sớm. Ở đây, tôi tạo ra những vòng tròn bokeh từ chúng để làm nổi bật cảm giác cảnh mát mẻ, có sương. (Ảnh và nội dung: Fumio Kato)
Hướng ánh sáng tạo ra phản chiếu từ những giọt nước
Điều kiện ngược sáng xiên (chéo) có thể được sử dụng để làm nổi bật những giọt nước một cách hiệu quả. Để làm như thế, hãy chụp với nguồn sáng nằm xéo đằng sau đối tượng. Vì những giọt mưa và cỏ xanh ngả màu cam dưới nắng sớm, tôi điều chỉnh cân bằng trắng thành 3,300K để thêm sắc xanh cho ảnh.
Làm nhòe ánh sáng để tạo ra những vòng tròn bokeh
Ống kính tele mang lại độ sâu trường ảnh nông bạn cần để tạo ra bokeh, và hiệu ứng này được nâng cao khi bạn chụp gần đối tượng. Tôi kết hợp cách này với thiết lập khẩu độ tối đa (f/2.8 để tạo ra những vòng tròn bokeh. Để làm cho những vòng tròn bokeh lớn hơn nữa, tôi sử dụng ống kính với:
- Ống kính cận cảnh;
- Ống nối dài; và
- Teleconverter.
3. Một tấm ảnh đẹp như phim chụp một địa danh là Di Sản Thế Giới
EOS 5D Mark III/ EF16-35mm f/4L IS USM/ FL: 22mm/ Aperture-priority AE (f/16, 1/160 giây, EV+0,3)/ ISO 400/ WB: Daylight
Nhà Thờ St. Paul ở Macau là một Di Sản Thế Giới luôn đông du khách, do đó tôi leo lên một ngọn đồi thấp gần đó để tìm một địa điểm chụp tốt hơn. Có được vẻ đẹp như phim thông qua bố cục và góc chụp.
Kỹ thuật quan trọng: Để tạo ra độ sâu, hãy chụp từ bên hông
Góc chụp
Tôi chụp công trình này từ bên hông, việc này thêm độ sâu cho ảnh. Cách này cũng tránh làm cho nhà thờ bị lóa sáng vì ngược sáng.
Bố cục
Tôi không muốn cây cối và lá cây ở tiền cảnh chiếm diện tích quá lớn. Chụp từ bên hông giúp duy trì sự cân bằng.
Một độ dài tiêu cự mang lại sự cân bằng phù hợp giữa tiền cảnh và đối tượng chính
Tôi sử dụng hiệu ứng ngược sáng và những vật thể ở tiền cảnh để làm cho ảnh có vẻ đẹp như phim. Để thu hút sự chú ý của người xem vào nhà thờ, là đối tượng chính, tôi sử dụng một độ dài tiêu cự là 22mm và chụp ảnh nằm dọc.
Khẩu hẹp tái tạo đường nét của những vật thể ở tiền cảnh
Cây cối và lá cây ở tiền cảnh trông rất đẹp khi ngược sáng, do đó tôi cố tái tạo những đặc điểm và đường nét của chúng bằng lấy nét sâu ở f/16. Lẽ ra tôi không thể dẫn dắt sự chú ý của người xem vào đối tượng chính (nhà thờ) một cách hiệu quả nếu nền trước quá sắc nét, do đó tôi đặt máy ảnh gần lá cây hơn và cố tình làm cho ảnh hơi mất nét.
Để biết thêm các thủ thuật chụp ảnh du lịch, hãy tham khảo:
Danh mục cần thiết cho việc chụp ảnh du lịch
5 Cách Để Định Khung Hình Cho Ảnh Du Lịch
Cải Thiện Ảnh Du Lịch Của Bạn bằng EOS M10 #3: Sử Dụng Ống Kính Zoom Tele
Những Quyết Định trong Chụp Ảnh Phong Cảnh: Thuận Sáng hay Ngược Sáng?
Chụp Ảnh Phong Cảnh: Thủ Thuật Nhanh Để Có Ảnh Nét Sâu Tuyệt Đẹp
Bạn có thể quan tâm đến:
Những Thủ Thuật Hấp Dẫn Của Các Nhiếp Ảnh Gia Chuyên Nghiệp
Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.
Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.
Đăng Ký Ngay!Giới thiệu về tác giả
Sinh năm 1972 ở Quận Kanagawa và tốt nghiệp Đại Học Sophia và Cao Đẳng Nhiếp Ảnh Tokyo. Đã xuất bản một bộ sưu tập ảnh có tiêu đề "LAND ESCAPES" và cũng tham gia các tác phẩm như "water silence" một cơ sở kết hợp ảnh chụp với video.
Một nguyệt san tin rằng thú vui nhiếp ảnh sẽ tăng cao khi người ta tìm hiểu càng nhiều về các chức năng của máy ảnh. Tạp chí này cung cấp thông tin về các máy ảnh và tính năng mới nhất và thường xuyên giới thiệu các kỹ thuật nhiếp ảnh khác nhau.
Xuất bản bởi Impress Corporation
Kinh nghiệm lặn có bình dưỡng khí của Kato dẫn anh đến với chụp ảnh dưới nước. Sau khi giành giải Junji Takasago hai lần, anh bắt đầu chụp ảnh chuyên nghiệp. Kato trở thành nhiếp ảnh gia tự do vào năm 2006, và mở rộng phạm vi chụp ảnh từ ảnh dưới nước đến ảnh thiên nhiên. Vào năm 2012, anh giành hạng hai trong cuộc thi Nature's Best Photography Japan, và các tác phẩm của anh được trưng bày tại Bảo Tàng Smithsonian trong một năm vào năm 2013. Là thành viên của Japan Professional Photographers Society (JPS).