Đối với Mohd Safuan bin Salahudin, nhà vô địch cuộc thi Canon PhotoMarathon Asia Championship 2019 (CPMC2019), nhiếp ảnh là một đam mê lớn đến mức anh có quyết định tự nhiên là từ bỏ công việc kỹ thuật để theo đuổi sự nghiệp nhiếp ảnh toàn thời gian. Anh kể cho chúng ta nghe về hành trình nhiếp ảnh của mình, chiến lược đã giúp anh chiến thắng trong một số cuộc thi nhiếp ảnh, cũng như câu chuyện đằng sau một số tấm ảnh dự thi CPMC2019 của anh.
Chào anh Safuan, chúc mừng danh đã chiến thắng! Anh có thể kể cho chúng tôi một chút về bản thân và hành trình nhiếp ảnh của anh hay không?
Cả ông tôi và cha tôi đều yêu thích nhiếp ảnh. Tôi bắt đầu nghịch chiếc máy ảnh của người ông quá cố của tôi khi tôi được khoảng 5 tuổi, và mua chiếc máy ảnh phim đầu tiên khi còn là thiếu niên hồi năm 1998. Trí nhớ của người ta có thể thường không chính xác, và tôi thích việc nhiếp ảnh cho phép bạn lưu giữ những khoảnh khắc và chia sẻ chúng với thế giới như thế nào.
Khi tôi vẫn còn đi học, tôi đã chụp ảnh cho các sự kiện và chụp ảnh nhóm với các bạn học, in ảnh và bán ảnh. Tôi tiếp tục làm như thế trong suốt những năm đại học cho đến khi tốt nghiệp vào năm 2008.
Tôi luôn để tâm đến công việc nhiếp ảnh, nhưng ba mẹ tôi muốn tôi bắt đầu với một sự nghiệp ổn định. Do đó, tôi tìm được một công việc kỹ sư toàn thời gian. Nhưng tôi vẫn chụp ảnh bán thời gian vào cuối tuần, chụp ảnh cưới và các sự kiện. Với thu nhập của mình, cuối cùng tôi đã mua được chiếc máy ảnh DSLR đầu tiên vào năm 2010.
Vào năm 2013, tôi bỏ việc kỹ thuật và chụp ảnh toàn thời gian.
Từ bỏ một công việc ổn định để chụp ảnh tự do toàn thời gian là một quyết định khá khó khăn đối với hầu hết mọi người. Yếu tố quyết định đối với anh là gì?
Tôi cho rằng với tôi, tất cả là về đam mê. Ngay cả khi còn làm kỹ sư, tôi đã dành ra nhiều thời gian để chụp ảnh, bao gồm cuối tuần và vào ban đêm. Và tôi rất vui khi làm như thế. Cuối cùng, tôi nhận ra rằng nhiếp ảnh mang lại cho tôi nhiều niềm vui, thời gian và thậm chí là thu nhập cao hơn công việc kỹ thuật của tôi. Do đó, tôi quyết định "bước xuống" từ bỏ công việc kỹ thuật và bắt đầu sự nghiệp nhiếp ảnh toàn thời gian.
Một số khó khăn mà anh đã gặp là gì, và anh đã khắc phục chúng bằng cách nào?
Tôi gặp một bất lợi chỉ một tuần trước khi bỏ việc: kẻ trộm đột nhập xe tôi và ăn cắp mọi thiết bị của tôi! Tôi phải sử dụng thiết bị của đồng nghiệp (một chiếc EOS 40D và EOS 60D) một thời gian sau đó cho đến khi tôi mua chiếc EOS 6D vào năm 2015.
Ngoài việc đó, tôi cho rằng tôi khá may mắn. Ban đầu, rất khó tìm khách hàng. Tôi may mắn là tôi đã có một số tiếp xúc nhờ vào công việc chụp ảnh bán thời gian, do đó ít ra người ta biết tôi là một nhiếp ảnh gia.
Việc chiến thắng ở những cuộc thi như Canon PhotoMarathon (CPM) Malaysia và tham gia các chương trình như Canon Photo Face-Off (CPO) đã giúp tôi xây dựng uy tín kinh doanh, vì chúng chứng tỏ tiềm năng và khả năng của tôi. CPMC2019 đưa quá trình này tiến thêm một bước, và mang lại một cơ hội tuyệt vời để kết nối công việc.
Mohd Safuan kiểm tra một tấm ảnh trên chiếc EOS R trong một trong những thử thách trong CPMC2019.
(Lưu ý: Mohd Safuan giành giải 1 trong cuộc thi Canon PhotoMarathon Malaysia vào năm 2016 và 2017, Giải Đặc Biệt trong cuộc thi Canon PhotoMarathon Malaysia 2018, và hiện nay, giành giải 1 trong cuộc thi Canon PhotoMarathon Championship Asia 2019.)
Ngoài những giải thưởng này, các chương trình như Canon PhotoMarathon và Canon Photo Face-Off đã giúp anh phát triển với tư cách một nhiếp ảnh gia như thế nào?
CPM, CPMC2019 và PFO đều kiểm tra khả năng sáng tạo của chúng tôi. CPM và CPMC đưa chúng tôi vào những nơi chưa biết với thời gian hạn chế để sáng tác ảnh. Tôi đã học cách kiểm soát những giới hạn đó và tạo ra những tấm ảnh độc đáo, phù hợp với chủ đề. Đồng thời, trong sự kiện PFO, chúng tôi phải sử dụng máy ảnh được cấp, có thể là bất kỳ mẫu máy nào, để xử lý những thử thách ngạc nhiên ở những địa điểm bất ngờ. Bạn phải thực sự tự suy nghĩ và sáng tạo ngay cả khi đang làm việc với một chiếc máy ảnh chưa quen, và nó cho thấy kỹ năng của nhiếp ảnh gia đóng vai trò quan trọng thế nào.
Thông qua sự kiện CPMC, tôi đã có những người bạn mới đến từ khắp nơi ở Châu Á. Chúng tôi hợp tác và chia sẻ các tác phẩm của mình cũng như các tác phẩm của người khác, và qua đó, chúng tôi truyền cảm hứng cho nhau. Thông qua sự kiện PFO, tôi được gặp gỡ và học hỏi từ một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp nổi tiếng thế giới, Justin Mott, và được ông ấy đánh giá ảnh, nhận được ý kiến phản hồi rất có giá trị.
Mohd Safuan (giữa), với người giảng viên CPMC GOTO AKI (phải) và giảng viên khách mời Hirokazu Nagane (trái).
Anh đã chiến thắng ở một số cuộc thi ảnh. Anh có thể chia sẻ về chiến lược của anh hay không?
Chìa khóa là hiểu được các đơn vị tổ chức muốn gì. Nếu bạn biết ai làm giám khảo trong cuộc thi, sẽ có ích nếu cũng biết được phong cách và sở thích của họ. Sau đó, bạn lên kế hoạch chiến lược của mình, việc này thường yêu cầu bạn phải suy nghĩ khác lạ để tạo ra một tác phẩm gì đó phù hợp với chủ đề. Nó giống như là chiếm được trái tim của một cô gái—chúng ta cần phải biết cách xử lý cô ta.
Điều quan trọng nhất mà anh học được từ những cuộc thi này là gì?
Tôi đã học được cách kiên nhẫn. Từ kinh nghiệm trong quá khứ, tôi nhận ra rằng ngay cả khi tôi đã lên kế hoạch trước, tôi vẫn sẽ quên mất ý tưởng nếu tôi không bình tĩnh. Não bộ cần phải bình tĩnh và thư giãn để có thể sáng tạo. Do đó, tôi sẽ khuyên những người tham gia các cuộc thi ảnh nên thoải mái, tận hưởng trải nghiệm, và đừng căng thẳng. Đừng vội chụp; trước tiên hãy quan sát và tìm hiểu môi trường, sau đó sáng tác ảnh.
Một số tấm ảnh dự thi CPMC2019 của Mohd Safuan và những câu chuyện đằng sau chúng
Thử Thách Mở/ Địa Điểm: Ryuganbuchi
EOS R/ EF100mm f/2.8L Macro IS USM/ FL: 100mm/ Manual exposure (f/10, 1/1000 giây, EV+0,7)/ ISO 800/ WB: Manual
Đây là tấm tôi thích và đáng nhớ nhất. Nó được chụp ở Ryuganbuchi (Phiên bản tiếng Anh), là một địa điểm nổi tiếng để chụp hoa anh đào với Núi Phí Sĩ ở hậu cảnh. Không may là, hoa anh đào không nở rộ khi chúng tôi đến nơi. Nhưng khi tôi đến gần một trong những cây hoa anh đào, tôi nhìn thấy những con ong bay xung quanh những bông hoa. Biết rằng hoa anh đào là một trong những biểu tượng của Nhật Bản, tôi quyết định chụp một tấm macro về một con ong với hoa anh đào.
Tôi dành ra gần 40 phút quan sát những con ong và hoa, cầu nguyện Đấng Toàn Năng cho tôi có một tấm ảnh đẹp có thể giúp tôi chiến thắng. Lời cầu nguyện của tôi đã được đáp lại khi một con ong bay ra từ một trong những bông hoa, và tôi có được tấm này, nó sắc nét và có khung hình hoàn hảo.
Bạn thích chụp ảnh hoa anh đào? Sau đây là một số địa điểm và thủ thuật chụp ảnh:
Chụp Ảnh Hoa Anh Đào ở Nhật Bản: Thắng Cảnh & Thủ Thuật Nhiếp Ảnh Chuyên Nghiệp: Phần 1, Phần 2, Phần 3
Thử Thách Mở/ Địa Điểm: Trên đường đến Ga Senzu
EOS R/ RF24-105mm f/4L IS USM/ FL: 24mm/ Shutter-priority AE (f/10, 1/80 giây, EV±0)/ ISO 400/ WB: Manual
Tôi nhận được nhiều cảm hứng từ ông Hirokazu Nagane (Phiên bản tiếng Anh), nhiếp ảnh gia nổi tiếng chụp ảnh xe lửa, cũng là giảng viên khách mời của CPMC2019. Ông đặt phong cảnh và chiếc xe lửa cạnh nhau trong một tấm ảnh, và tôi thấy ảnh của ông rất đáng kinh ngạc. Vì chúng tôi có cơ hội để ông ấy đánh giá ảnh của mình, tôi đã cố sáng tác những tấm ảnh tôi nghĩ là sẽ gây ấn tượng với ông ấy. Đây là một trong những tấm đó.
Ảnh này được chụp trên xe buýt trên đường đến Ga Senzu. Tôi tưởng tượng rằng đầu máy xe lửa hơi nước đang đi vào một đường hầm ở một nơi không xác định, như một cảnh từ bộ phim "Back to the Future".
Thử thách 5: Khoảnh Khắc/ Địa Điểm: Otago Kaigan
EOS R/ EF17-40mm f/4L USM/ FL: 35mm/ Manual exposure(f/5, 1/100 giây, EV±0)/ ISO 200/ WB: Auto
Bờ biển tại Otago Kaigan (Bãi Biển Otago Beach) là một điểm nổi tiếng để chụp ảnh hoàng hôn. Hai lần mỗi năm, mặt trời lặn sẽ xuất hiện hoàn hảo ở giữa hai hòn đảo.
Vì chủ đề ở đây là "Khoảnh Khắc", tất cả mọi người muốn chụp hoàng hôn. Do đó, để đảm bảo ảnh của tôi trông khác biệt, tôi quyết định chụp một dạng khoảnh khắc khác: Khoảnh khắc trong đó các nhiếp ảnh gia đến từ khắp nơi trên thế giới chụp cảnh hoàng hôn. Bản thân nó là một khoảnh khắc đáng nhớ.
Tôi chọn chụp trắng đen (Phiên bản tiếng Anh) để thể hiện linh hồn của tấm ảnh. Mặc dù điều đó có nghĩa là tôi đã không chụp ánh sáng giờ vàng (Phiên bản tiếng Anh), nhưng nó giúp tôi tập trung nhiều hơn vào hướng ánh sáng, số lượng và chất lượng của ánh sáng xung quanh tôi. Tôi cảm thấy rằng nó giúp ghi lại tình cảm của các đối tượng một cách hiệu quả hơn.
Theo dõi suy nghĩ của giảng viên nhiếp ảnh GOTO AKI về CPMC2019, ở bài sắp tới.
Tìm hiểu thêm về các đợt CPMC trước đây trong:
Thông Qua Những Ống Kính Khác Nhau: Phỏng Vấn Với Những Người Đoạt Giải CPMC 2018
Tường Thuật Sự Kiện Canon PhotoMarathon Asia Championship: Cuộc Thi Giành Vị Trí Hàng Đầu Vào Chung Kết tại Nhật Bản!
Bạn có thể quan tâm đến:
GOTO AKI: Đổi Nghề Để Theo Đuổi Đam Mê Nhiếp Ảnh
Nhiếp Ảnh Gia Tự Do, Có Phải Đó Là Ước Mơ Nghề Nghiệp Của Bạn?
Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.
Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.
Đăng Ký Ngay!