Các Kỹ Thuật Chụp Ảnh Cánh Hoa Rơi
Những cánh hoa rơi từ trên cây là một trong những cảnh thoáng qua có thể mang lại những tấm ảnh bất hủ. Sau đây là cách bạn có thể hoàn thiện ảnh chụp chúng, cho dù đó là trên hậu cảnh tối hay ở điều kiện ngược sáng. (Người trình bày: Jiro Tateno, Takashi Karaki, Digital Camera Magazine)
Cảnh 1: Hiệu ứng bokeh tele trên hậu cảnh tối
EOS 5D Mark IV/ EF100-400mm f/4.5-5.6L IS II USM/ FL: 400mm/ Manual exposure (f/9, 1/400 sec)/ ISO 160
Người chụp: Takashi Karaki
Câu chuyện đằng sau ảnh này
Hoa đẹp khi nở rộ, nhưng chúng cũng có thể trông rất ấn tượng khi tung bay trong gió khi rơi xuống. Trong văn hóa Nhật Bản, một hình ảnh mang tính biểu tượng rất cao về mùa xuân là hình ảnh “hanafubuki”—những cánh hoa anh đào rơi, và đây là điều tôi muốn thể hiện trong ảnh của mình.
Kỹ thuật 1: Tìm một hậu cảnh tối để làm cho những cánh hoa trở nên nổi bật
Chúng ta có xu hướng chỉ chú ý đến đối tượng khi chúng ta chụp, nhưng hậu cảnh cũng rất quan trọng. Những cánh hoa anh đào màu nhạt sẽ trở nên vô hình nếu hậu cảnh quá sáng, như ảnh bên dưới cho thấy.
Những cánh hoa nhạt màu sẽ không nổi bật trên nền nhạt. Để mang lại sự tương phản đầy đủ, hãy chọn một địa điểm có hậu cảnh tối.
Kỹ thuật 2: Sử dụng độ dài tiêu cự siêu tele để biến những cánh hoa rơi thành bokeh tròn
Để tạo ra cảm giác mơ màng và làm cho hoa anh đào rơi trông giống như tuyết rơi, tôi quyết định biến chúng thành những vòng tròn bokeh. Điều này cũng thu hút thêm sự chú ý vào chúng. Độ dài tiêu cự càng dài, hiệu ứng bokeh càng rõ. Khi cân nhắc sự cân bằng với các yếu tố khác trong cảnh, tôi cảm thấy đạt được kết quả tốt nhất ở 400mm.
Chụp ở 100 mm
Ở độ dài tiêu cự ngắn hơn, những cánh hoa rơi sẽ trông quá nhỏ và hiệu ứng bokeh được tạo ra từ chúng sẽ không rõ.
Hãy nhớ: Bạn đang thực sự biến những cánh hoa rơi thành hiệu ứng bokeh tiền cảnh. Nhớ lấy nét ở một nơi nào đó ở phía sau để làm mất nét phía trước. Ở đây, tôi chụp chụp một con đường có cây, và lấy nét ở những cây ở mãi đằng sau.
Tìm hiểu thêm về cách sử dụng hiệu ứng bokeh tele trong:
5 Việc Nên Thử với một Ống Kính Tele
Tìm hiểu cách có được một hiệu ứng tương tự bằng cách sử dụng đèn flash với mưa rơi trong:
Kỹ Thuật Sử Dụng Đèn Flash Tích Hợp #6: Vòng Tròn Bokeh Đẹp và Một Ngày Trời Mưa
Bước cuối cùng: Sử dụng tốc độ cửa trập cao để đóng băng các cánh hoa rơi
Một khi bạn đã cố định vị trí chụp và khung hình, bạn chỉ cần chờ hoa bắt đầu rơi. Để bóng băng những cánh hoa nhỏ như hoa anh đào, bạn cần một tốc độ cửa trập ít nhất là 1/400 giây. (Jiro Tateno tìm hiểu tốc độ cửa trập trong Cảnh 2 bên dưới)
Nếu bạn chụp hoa anh đào đúng lúc và hiệu ứng bokeh trông vừa phải, bạn sẽ có được cùng cảm giác bất hủ, lãng mạn với cánh hoa rơi vào mùa xuân.
Cảnh 2: Góc rộng ở điều kiện ngược sáng với ít hiệu ứng nhòe chuyển động
EOS 5D Mark IV/ EF24-70mm f/2.8L II USM/ FL: 27mm/ Manual exposure (f/11, 1/160 giây)/ ISO 320/ WB: 4.900K
Người chụp: Jiro Tateno
Trong Cảnh 1, chúng ta đã biết rằng những cánh hoa màu nhạt thường không nổi bật trên nền nhạt. Tuy nhiên, nếu có điều kiện ánh sáng phù hợp, bạn có thể có đủ độ tương phản để có ảnh đẹp trên hậu cảnh màu nhạt.
Câu chuyện đằng sau ảnh này
Bị gió thổi bay từ những cành cây, những cánh hoa anh đào đang rơi này lấp lánh ở điều kiện ngược sáng với ánh nắng chiều muộn, biến một cảnh lẽ ra bình thường thành một cảnh tuyệt đẹp. Để giữ lại cảm giác ấn tượng này, tôi thử nghiệm với các tốc độ cửa trập khác nhau để xem tốc độ nào làm cho những bông hoa nổi bật nhất.
Kỹ thuật: Tìm tốc độ cửa trập phù hợp nhất
Tốc độ rơi của cánh hoa phụ thuộc vào sức gió, do đó bạn cần phải cân nhắc điều này và theo đó mà điều chỉnh.
Quá nhanh; những cánh hoa quá nhỏ
Chụp ở 1/125 giây
Khi tốc độ cửa trập quá cao, những cánh hoa nhỏ sẽ được ghi lại như những chấm nhỏ—quá nhỏ để nổi bật nhất là trong một ảnh góc rộng.
Quá chậm; trông không giống những cánh hoa
Chụp ở 1/30 giây
Nếu tốc độ cửa trập quá chậm, những cánh hoa xuất hiện như những vệt dài—không phải là những gì chúng ta muốn.
Vừa phải. Làm cho những cánh hoa trông lớn hơn một chút
Tốc độ cửa trập vừa phải ghi lại mức nhòe chuyển động vừa đủ để làm cho những cánh hoa có vẻ lớn hơn một chút và rõ hơn.
Với ảnh này, tôi có được kết quả lý tưởng ở 1/160 giây. Vì tôi cũng đã khép khẩu xuống f/11 để chụp hiệu ứng tỏa sáng dạng sao, tôi thay đổi độ nhạy sáng ISO để điều chỉnh phơi sáng.
Thủ thuật: Di chuyển đến gần cái cây hơn không chỉ giúp làm cho những cánh hoa trông lớn hơn, mà nó còn cải thiện hiệu ứng phối cảnh góc cực rộng, góp phần tăng thêm ấn tượng.
Để biết các kỹ thuật khác để làm cho ảnh phong cảnh của bạn trông ấn tượng hơn, hãy tham khảo:
Cảnh Sao Ngoạn Mụ: Chụp Cảnh Ngoạn Mục Với Hoa Anh Đào và Dải Ngân Hà Vào Ban Đêm
Chụp Ảnh Phong Cảnh Tối Giản với Bầu Trời
Phong Cảnh Tuyệt Đẹp: Gắn Kính Lọc GND Lên Một Kính Lọc Khác
2 Thủ Thuật Chụp Ảnh Phong Cảnh Làm Thay Đổi Ảnh Của Bạn Ngay Tại Chỗ
Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.
Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.
Đăng Ký Ngay!Giới thiệu về tác giả
Một nguyệt san tin rằng thú vui nhiếp ảnh sẽ tăng cao khi người ta tìm hiểu càng nhiều về các chức năng của máy ảnh. Tạp chí này cung cấp thông tin về các máy ảnh và tính năng mới nhất và thường xuyên giới thiệu các kỹ thuật nhiếp ảnh khác nhau.
Xuất bản bởi Impress Corporation
Sinh tại Tokyo vào năm 1975. Từ khoảng năm 1990, ông tiếp xúc với thiên nhiên qua bộ môn câu cá fly fishing, và chọn bộ môn nhiếp ảnh. Từ năm 1999, ông đi khắp nước chụp ảnh với chủ đề "Vẻ Đẹp Thiên Nhiên". Hiện nay ông cung cấp ảnh cho các tạp chí, sách, áp phích, lịch, v.v. Ông tổ chức một cuộc triển lãm ảnh "Okinawa" vào năm 2010, và triển lãm "Northern Lights - Journey of Light/ Iceland" vào năm 2017.
Sau khi có một số kinh nghiệm làm giảng viên thể thao, sau đó là 10 năm trong lĩnh vực sản xuất và biên tập tạp chí, Karaki chuyển đến Thành Phố Yonago ở Quận Tottori, tại đây ông nổi tiếng với ảnh phong cảnh chụp khu vực San’ ở Nhật Bản. Các tác phẩm của ông đã được xuất bản trong Amazing Village, một tập sách về những làng quê Nhật Bản tuyệt đẹp được sản xuất thông qua chương trình hợp tác giữa CANON × Discover Japan vào năm 2017, và ảnh chụp mây của ông tại Đèo Akechi ở Quận Tottori là một trong 12 tấm ảnh được Tổ Chức Du Lịch Quốc Gia Nhật Bản (JNTO) chọn thay mặt cho Nhật Bản.
Instagram: @karakky0918