Tìm những nội dung bạn muốn

hoặc tìm kiếm bằng

các chủ đề

Article
Article

Article

e-Book
e-Book

e-Book

Video
Video

Video

Campaigns
Campaigns

Campaigns

Architecture
Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Architecture
DSLRs

DSLRs

Architecture
Quay phim

Quay phim

Architecture
Nhiếp ảnh thiên văn

Nhiếp ảnh thiên văn

Architecture
Không gương

Không gương

Architecture
Nhiếp ảnh kiến trúc

Nhiếp ảnh kiến trúc

Architecture
Công nghệ Canon

Công nghệ Canon

Architecture
Nhiếp ảnh ít sáng

Nhiếp ảnh ít sáng

Architecture
Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Architecture
Nhiếp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh phong cảnh

Architecture
Nhiếp ảnh vĩ mô

Nhiếp ảnh vĩ mô

Architecture
Nhiếp ảnh thể thao

Nhiếp ảnh thể thao

Architecture
Nhiếp ảnh du lịch

Nhiếp ảnh du lịch

Architecture
Nhiếp ảnh dưới nước

Nhiếp ảnh dưới nước

Architecture
Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Architecture
Nhiếp ảnh đường phố

Nhiếp ảnh đường phố

Architecture
Máy ảnh không gương lật full-frame

Máy ảnh không gương lật full-frame

Architecture
Ống kính và phụ kiện

Ống kính và phụ kiện

Architecture
Nature & Wildlife Photography

Nature & Wildlife Photography

Architecture
Nhiếp ảnh chân dung

Nhiếp ảnh chân dung

Architecture
Chụp ảnh ban đêm

Chụp ảnh ban đêm

Architecture
Chụp ảnh thú cưng

Chụp ảnh thú cưng

Architecture
Giải pháp in ảnh

Giải pháp in ảnh

Architecture
Đánh giá sản phẩm

Đánh giá sản phẩm

Architecture
Chụp ảnh cưới

Chụp ảnh cưới

Các Sản Phẩm >> Tất cả sản phẩm

HDR PQ HEIF: Phá Vỡ Các Giới Hạn của JPEG

2020-03-30
1
1.82 k
Trong bài viết này:

Là máy ảnh DSLR chuyên nghiệp đầu bảng mới nhất của Canon, EOS-1D X Mark III có tốc độ chụp liên tục đáng kinh ngạc và hỗ trợ quay phim 5.5K RAW, nhưng chúng ta không nên quên các tính năng chụp ảnh tĩnh đa dạng được cải tiến của nó. Trong bài viết này, chúng ta xem xét kỹ hơn việc nó nỗ trợ định dạng HDR PQ HEIF, đưa chụp ảnh tĩnh đến một chân trời hoàn toàn mới.

Ảnh HEIF, ảnh JPEG và EOS-1D X Mark III

1) Giới thiệu
2) Sự khác biệt giữa RAW, JPEG và HEIF
3) Thông tin bổ sung về HDR PQ HEIF
4) Xử lý HEIF trên EOS-1D X Mark III
5) Hiển thị ảnh HEIF
6) Bạn có nhìn thấy HEIF trong tương lai của mình không?

 

EOS-1D X Mark III: Tốc độ và chất lượng hình ảnh chỉ là khởi đầu

Máy ảnh trong EOS-1D series là máy ảnh DSLR full-frame hàng đầu của Canon. Trong lịch sử, nó đã được các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp rất tin dùng ở các thể loại đa dạng bao gồm thể thao, tin tức, động vật hoang dã, chân dung, thời trang, và phong cảnh. Do đó, không ngạc nhiên gì khi EOS-1D X Mark III, mẫu máy ảnh mới nhất trong series này, có các tính năng mới và cải tiến nhắm đến mục tiêu cải thiện thêm chất lượng hình ảnh.

Những tính năng này gồm có:

  • - Một cảm biến CMOS với khả năng khử nhiễu ở độ nhạy sáng ISO cao hiệu quả hơn
  • - Bộ lọc High Detail Low-Pass mới, giúp tránh moire và sai màu để có ảnh rõ hơn, sắc nét hơn và chân thực hơn
  • - Bộ xử lý hình ảnh DIGIC X mới, cho phép xử lý độ sắc nét ở độ phân giải cao cũng như khử nhiễu hiệu quả hơn

Bạn có thể đọc thêm về các tính năng này trong bài viết sau đây:
Giới thiệu EOS-1D X Mark III (1): Hiệu Năng Chụp Ảnh Tĩnh


Rõ ràng là ảnh chụp bằng EOS-1D X Mark III sẽ rõ hơn và sắc nét hơn trước đây. Nhưng nếu chúng ta nói rằng chỉ riêng những yếu tố này là đủ phản ánh những khả năng thực sự của máy ảnh thì sao? 

Cây trên nền trời nhiều mây


Nhiếp ảnh không chỉ là về những gì bạn có thể chụp. Nó còn là về những gì bạn có thể thấy

Khi chúng ta nói về các tính năng chụp ảnh tĩnh trên một máy ảnh, một điểm đôi khi chúng ta có xu hướng quên là ảnh không chỉ là về những gì bạn muốn ghi lại như dữ liệu. Những gì bạn có thể thấy khi bạn hiển thị ảnh trên màn hình cũng quan trọng. Nếu dữ liệu về màu sắc và tông màu của một tấm ảnh được ghi lại bởi cảm biến hình ảnh của bạn không nằm trong phạm vi có thể hiển thị của thiết bị hiển thị của bạn, thì bạn sẽ không nhìn thấy ảnh đó một cách chính xác.

JPEG là một trong những định dạng được sử dụng rộng rãi nhất đối với hình ảnh kỹ thuật số, nhất là ảnh chụp, nhưng nó được tạo ra lần đầu vào năm 1992. Tính phổ biến cũng có những mặt trái của nó—các thiết bị hiển thị liên tục được cải thiện, nhưng định dạng JPEG đã không tiến hóa nhiều lắm để bắt kịp.

Các màn hình HDR (High Dynamic Range - Dãy Tương Phản Cao) đã trở nên phổ biến hơn trong những năm gần đây. Những màn hình này sử dụng một công nghệ màu cho phép chúng hiển thị các màu sắc và độ tương phản đa dạng hơn so với màn hình SDR (Standard Dynamic Range - Dãy Tương Phản Tiêu Chuẩn) truyền thống, cũng có nghĩa là chúng có thể hiển thị chi tiết ở các vùng sáng và tối trung thực hơn. Vì lý do này, hình ảnh được hiển thị trên một màn hình HRD trông hiện thực hơn, như thể bạn đang nhìn thấy cảnh bằng chính mắt mình.

Sơ đồ hiển thị các không gian màu và chiều sâu bit của các màn hình và định dạng tập tin hình ảnh.

Hình ảnh kỹ thuật số chủ yếu được lưu ở định dạng JPEG vì nó có thể được hiển thị hầu như trên bất kỳ thiết bị hiển thị nào, bao gồm các thiết bị cũ hơn. Nhưng không gian màu và dãy tương phản của ảnh 8 bit JPEG không tận dụng được những tính năng của các màn hình HDR mới.

 

Sự khác biệt giữa RAW, JPEG và HEIF

Không gian màu, chiều sâu bit và ý nghĩa của nó đối với bạn

Không gian màu: Phạm vi màu có thể được thể hiện hoặc hiển thị
Chiều sâu bit: Số sắc thái duy nhất có thể được thể hiện hoặc hiển thị
Màn hình TV và máy tính truyền thống nói chung đều có chung một không gian màu và chiều sâu bit đồng nhất. Ngay cả khi ảnh của bạn chứa nhiều thông tin màu hơn so với không gian màu và chiều sâu bit này, nó sẽ không tạo ra sự khác biệt gì đối với những gì bạn nhìn thấy trên màn hình vì màn hình của bạn sẽ không thể hiện thị chúng.


Định dạng RAW, JPEG và HEIF có thể ghi nhận bao nhiêu thông tin màu?

RAW
Cảm biến hình ảnh CMOS trên máy ảnh EOS của bạn ghi và xuất, chứa không gian màu và chiều sâu bit lớn hơn nhiều so với một tập tin JPEG —chính xác là thông tin màu 14 bit. Thông tin này là những gì được ghi nhận trong một tập tin RAW, và bạn sẽ phải xử hậu kỳ cho nó để có thể khôi phục và xem chi tiết.

JPEG
Nếu bạn ghi ở định dạng JPEG, thông tin 14 bit được nén thành định dạng 8 bit. Điều này có nghĩa là thông tin màu bị mất, và không gian màu trở nên hẹp hơn, có nghĩa là sRGB.

Tìm hiểu thêm JPEG và RAW khác nhau như thế nào trong:
Những CHTG về Máy Ảnh #5: Ảnh Chụp Dạng RAW Có Giữ Được Chất Lượng Hình Ảnh Khi Chỉnh Sửa Không?

HEIF
Khi so sánh, ghi ở định dạng HEIF trên EOS-1D X Mark III mang lại cho bạn chiều sâu màu 10 bit trong cùng một kích thước tập tin như một tập tin PEG. Vì cách dựng thông tin, không giống như RAW, bạn có thể thấy các hiệu ứng của nó mà trước tiên không phải xử lý hậu kỳ cho nó. Nói cách khác, bạn có thể có được ấn tượng hình ảnh của dãy tương phản rộng hơn này ngay từ máy ảnh.

Ảnh JPEG chụp vận động viên bơi lội
Ảnh HDR PQ HEIF chụp vận động viên bơi lội, được chuyển thành JPEG giống HDR PQ

 

Vẻ đẹp của HDR PQ HEIF: Hỗ trợ các tiêu chuẩn HDR mới

Nói tạm biệt với hình thức bị xử lý quá mức

Chúng ta hãy trở lại lần cuối bạn cố tạo ra một tấm ảnh tĩnh HDR. Bất kể bạn thực hiện theo cách thủ công trong xử lý hậu kỳ hay sử dụng chế độ HDR trên máy ảnh của bạn, nó có khả năng gồm có một số lần phơi sáng của cùng một tấm ảnh dùng các mức phơi sáng khác nhau, và sau đó kết hợp với nhau. Điều này giúp bạn mở rộng dãy tương phản được thể hiện trong ảnh và giữ lại nhiều chi tiết hơn ở những vùng sáng và tối. Chắc chắn nó là cách làm cho ảnh trông ấn tượng hơn.

Tuy nhiên, bất kể bạn có được ảnh HDR truyền thống bằng cách nào, thông minh màu cuối cùng được ghi nhận trong dải màu SDR hẹp, dẫn đến tông màu và độ tương phản ít mượt hơn. Đây là yếu tố làm cho rất dễ dẫn đến ảnh có vẻ bị xử lý quá mức.

Vậy thì phim và video đạt được hình thức siêu thực, điện ảnh chỉ bằng một lần phơi sáng bằng cách nào? Đó là vì chúng ghi nhận hình ảnh với một không gian màu lớn và chiều sâu bit cao, điều này là không thể trên các máy ảnh số truyền thống mãi cho đến hiện nay.

JPEG / 8 bit / sRGB

JPEG với khung hình xung quanh các chi tiết mây

HDR PQ HEIF / 10 bit / BT.2020*

Ảnh HEIF chụp hoàng hôn với khung hình xung quanh các chi tiết mây
Cận cảnh chi tiết mây trong JPEG
Cận cảnh chi tiết mây trong HEIF

Hai ảnh này được chuyển từ chính xác cùng một tập tin RAW. Ảnh 8 bit JPEG truyền thống có vẻ sáng hơn nhưng phẳng hơn, trong khi trong ảnh HEIF*, bạn có thể thấy nhiều chi tiết hơn ở các vùng sáng và tối, và tỏ ra có nhiều chiều hơn. Điều này là vì định dạng HDR PQ HEIF có thể xử lý thông tin hình ảnh được ghi nhận trong tập tin RAW chính xác hơn.

*Nắm thông tin này: JPEG giống HDR PQ
Để tạo điều kiện hiển thị trên web, ví dụ "HEIF" trong bài này là các tập tin HEIF được chuyển thành JPEG giống HDR PQ. Đây là một định dạng JPEG đặc biệt, dựng ảnh theo cách giống những gì chúng sẽ xuất hiện khi được xem trên một màn hình HDR, nhưng chúng vẫn là những tập tin 8 bit có những giới hạn của màn hình dựa trên SDR của chúng ta. Do đó, nếu lúc này bạn ngạc nhiên với sự khác biệt này, hãy chờ đợi ảnh HEIF thực tế trên một màn hình HDR còn tốt hơn nữa!

 

Các chuẩn HDR khác nhau: HDR PQ là gì?

Có 2 tiêu chuẩn HDR chính:
- Hybrid Log-Gamma (HLG) có tính rất dễ hoán đổi với màn hình SDR
- Perceptual Quantizer (PQ) được tối ưu hóa cho màn hình HDR

EOS-1D X Mark III sử dụng chuẩn HDR PQ, nó cũng được sử dụng trong các định dạng HDR video như HDR10, HDR10+ và Dolby Vision. Vì chuẩn này ghi nhận độ tương phản ở các giá trị tuyệt đối, chất lượng hình ảnh là ổn định hơn trên khắp các màn hình hiển thị khác nhau. Nó ngày càng được áp dụng rộng rãi để sản xuất video, nhưng cũng có thể được sử dụng trong chụp ảnh tĩnh.

HDR PQ kết hợp PQ gamma, cho phép ảnh hiển thị dãy tương phản rộng gần với những gì mắt người nhìn thấy, với độ phân giải cực cao mà máy ảnh EOS của bạn có thể đạt được. (Thông tin thú vị: “4K” sử dụng xấp xỉ 8 megapixel, và một chiếc máy ảnh mới trung bình có nhiều hơn mức đó nhiều!) Kết quả là một hình thức rất hiện thực, với độ tương phản được thể hiện gần với những gì chúng ta nhìn thấy trong đời thực.

 

Quy trình ảnh tĩnh trong EOS-1D X Mark III

Bạn xử lý một tập tin HEIF như thế nào?

Bảng bên dưới cho thấy những khác biệt giữa các định dạng ghi ảnh tĩnh trên EOS-1D X Mark III. Mặc dù chúng chứa nhiều thông tin, nhưng các tập tin HEIF (HDR PQ) có cùng kích thước như các tập tin JPEG. Bạn cũng có thể ghi vào 2 định dạng tập tin khác nhau cùng lúc, ví dụ như:
- RAW+HEIF
- C-RAW+HEIF
- RAW+JPEG
- C-RAW+ JPEG

Lượng dữ liệu chứa trong một tập tin HEIF có nghĩa là bạn cũng có thể chuyển nó thành một định dạng tập tin chứa ít thông tin hơn. Do đó:
- RAW/C-RAW có thể được chuyển thành HEIF (HDR PQ) hoặc JPEG
- HEIF (HDR PQ) có thể được chuyển thành JPEG


Các định dạng ghi ảnh tĩnh trên EOS-1D X Mark III

* Kích thước khi tắt HDR PQ.
**12 bit khi chụp với màn trập điện tử.
^ Kích thước tập tin thực tế phụ thuộc vào điều kiện chụp

 

Hiển thị hình ảnh HEIF

Nếu bạn không có màn hình HDR

Hiện nay, hầu hết các máy tính có màn hình SDR không thể hiển thị hình ảnh HEIF với chất lượng đầy đủ. Điều này cũng là đúng đối với màn hình LCD phía sau của máy ảnh EOS-1D X Mark III. Nhưng ngay cả khi bạn không có thiết bị hiển thị HDR, bạn vẫn có thể có được sự thể hiện rất chính xác những gì hình ảnh HEIF thể hiện như trên màn hình HDR…
- Trên máy ảnh của bạn: Khi bạn phát lại ảnh trên màn hình LCD phía sau dùng chức năng “View Assist”
- Trong Digital Photo Professional: Khi xử lý hậu kỳ ảnh hoặc chuyển từ ảnh RAW chụp với HDR PQ được cài đặt thành “On”

Bạn cũng có thể chuyển các tập tin HEIF thành một tập tin JPEG giống HDR PQ, sẽ dẫn đến ảnh giống như trong tập tin HEIF.

HEIF trong ảnh và quy trình biên tập


Nếu bạn có màn hình HDR

Nếu bạn sử dụng máy tính:
- Cũng đảm bảo máy tính của bạn có card đồ họa hỗ trợ HDR PQ,
- Mở tập tin HEIF trong Digital Photo Professional

Nếu bạn đang kết nối trực tiếp từ máy ảnh sang màn hình:
- Sử dụng cáp HDMI để kết nối máy ảnh với màn hình
- Bạn sẽ có thể phát lại các tập tin HDR PQ HEIF và các tập tin ảnh RAW chụp với “HDR PQ: On” được lưu trên thẻ nhớ của máy ảnh.

Sơ đồ kết nối máy ảnh với màn hình hiển thị/PC

 

Tóm tắt: Định dạng tập tin cần chú ý

Ảnh HEIF không chỉ có dãy tương phản rộng hơn, mà tính 3 chiều đáng kinh ngạc của chúng, làm cho chúng trở nên rất thực, chúng còn có thể gần như ảnh 3D. Các màn hình dựa trên SDR của chúng ta không thể thể hiện hết chất lượng của chúng, nhưng chỉ cần tưởng tượng các ví dụ trong bài viết này, với tính hiện thực, tông màu và độ tương phản tốt hơn nữa. Những yếu tố này sẽ bổ sung hoàn hảo cho các thiết bị hiển thị HDR, ngày càng trở nên phổ biến.

Nó cũng có các lợi thế khác: 

- Không cần phải xử lý hậu kỳ (trừ khi bạn muốn): Nó cung cấp một phạm vi tông màu rất rộng (màu 10 bit!) ngay từ máy ảnh, giúp tiết kiệm thời gian xử lý hậu kỳ. Nhưng, kích thước tập tin là tương tự như của ảnh JPEG. Nó rất có ích đối với các nhiếp ảnh gia nào muốn chụp nhiều ảnh chất lượng cao và cung cấp ảnh nhanh nhất có thể

- Chứa nhiều chi tiết hơn JPEG truyền thống:  Nếu bạn muốn phát huy hết khả năng của ảnh RAW trong xử lý hậu kỳ, việc xuất ảnh đã sửa thành HEIF sẽ đảm bảo rằng ảnh đã sửa của bạn giữ lại nhiều chi tiết tông màu và độ tương phản hơn. Trên thực tế, miễn là bạn có tập tin RAW, bạn có thể xuất ảnh thành HDR PQ HEIF vào bất kỳ lúc nào—chẳng hạn như khi bạn cuối cùng có được màn hình hỗ trợ HDR.

Với HEIF, cả một thế giới chất lượng hình ảnh mới đang chờ bạn. Hãy bước vào thế giới đó, và bạn cũng sẽ bước vào tương lai.

Ảnh cận cảnh lớn ở định dạng HDR PQ HEIF chụp hoàng hôn, được chuyển thành JPEG giống HDR PQ


Tìm hiểu thêm về EOS-1D X Mark III trong:
EOS-1D X Mark III: Làm Chủ Cuộc Chơi

Tìm hiểu thêm về một số cột mốc quan trọng trong lịch sử máy ảnh EOS DSLR trong:
Kỷ Niệm 30 Năm Máy Ảnh EOS (1): Chiếc Máy Ảnh EOS Đầu Tiên, EOS 650
Kỷ Niệm 30 Năm Máy Ảnh EOS (2): Máy Ảnh EOS Đã Tiến Hóa Như Thế Nào Để Đi Đầu
Kỷ Niệm 30 Năm Máy Ảnh EOS (3): Máy Ảnh EOS Kỹ Thuật Số, Tiến Bộ Hiện Nay và Sau Này


Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.

Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.

Đăng Ký Ngay!

Chia sẻ ảnh của bạn trên My Canon Story và nắm bắt cơ hội được giới thiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội của chúng tôi