Tìm những nội dung bạn muốn

hoặc tìm kiếm bằng

các chủ đề

Article
Article

Article

e-Book
e-Book

e-Book

Video
Video

Video

Campaigns
Campaigns

Campaigns

Architecture
Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Architecture
DSLRs

DSLRs

Architecture
Quay phim

Quay phim

Architecture
Nhiếp ảnh thiên văn

Nhiếp ảnh thiên văn

Architecture
Không gương

Không gương

Architecture
Nhiếp ảnh kiến trúc

Nhiếp ảnh kiến trúc

Architecture
Công nghệ Canon

Công nghệ Canon

Architecture
Nhiếp ảnh ít sáng

Nhiếp ảnh ít sáng

Architecture
Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Architecture
Nhiếp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh phong cảnh

Architecture
Nhiếp ảnh vĩ mô

Nhiếp ảnh vĩ mô

Architecture
Nhiếp ảnh thể thao

Nhiếp ảnh thể thao

Architecture
Nhiếp ảnh du lịch

Nhiếp ảnh du lịch

Architecture
Nhiếp ảnh dưới nước

Nhiếp ảnh dưới nước

Architecture
Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Architecture
Nhiếp ảnh đường phố

Nhiếp ảnh đường phố

Architecture
Máy ảnh không gương lật full-frame

Máy ảnh không gương lật full-frame

Architecture
Ống kính và phụ kiện

Ống kính và phụ kiện

Architecture
Nature & Wildlife Photography

Nature & Wildlife Photography

Architecture
Nhiếp ảnh chân dung

Nhiếp ảnh chân dung

Architecture
Chụp ảnh ban đêm

Chụp ảnh ban đêm

Architecture
Chụp ảnh thú cưng

Chụp ảnh thú cưng

Architecture
Giải pháp in ảnh

Giải pháp in ảnh

Architecture
Đánh giá sản phẩm

Đánh giá sản phẩm

Architecture
Chụp ảnh cưới

Chụp ảnh cưới

Các thông tin hữu ích và hướng dẫn >> Tất cả thông tin hữu ích và hướng dẫn In Focus: Lenses FAQs- Part1

Những Câu Hỏi Thường Gặp về Ống Kính #1: 'Khoảng Cách Lấy Nét Gần Nhất' Là Gì?

2019-06-10
8
11.14 k
Trong bài viết này:

Loạt bài này giải đáp các câu hỏi về ống kính mà bạn cho rằng mình biết nhưng thực ra thì không. Trong bài viết này, chúng ta xem xét một thông số ống kính mà bạn có thể muốn cân nhắc khi mua ống kính hoặc chọn ống kính nào cần sử dụng: Khoảng cách lấy nét gần nhất, cũng được gọi là khoảng cách chụp tối thiểu. (Người trình bày: Shirou Hagihara, Digital Camera Magazine)

 

Khoảng cách lấy nét gần nhất KHÔNG phải là khoảng cách chụp!

Nhiều người cho rằng khoảng cách lấy nét gần nhất và khoảng cách chụp của một ống kính là giống nhau. Chúng là các khái niệm liên quan với nhau, nhưng không giống nhau!

Khoảng cách lấy nét gần nhất của một ống kính (xem phần A bên dưới) là khoảng cách ngắn nhất phải có giữa đối tượng của bạn và bề mặt của cảm biến hình ảnh (mặt phẳng tiêu) để ống kính có thể lấy nét. Nó không bị ảnh hưởng bởi chiều dài của ống kính của bạn, và không thay đổi ngay cả khi bạn thu phóng ống kính.

Ngược lại, khoảng cách chụp (xem phần B bên dưới) là khoảng cách giữa đầu trước của ống kính và đối tượng.

Một ống kính có khoảng cách lấy nét gần nhất rất gần sẽ cho phép bạn có được ảnh sắc nét, đúng nét với khoảng cách chụp ngắn hơn.

Thủ thuật: Có những bất lợi khi chụp quá gần
Sẽ tuyệt vời khi có sự tự do chụp gần đối tượng của bạn, nhưng chụp quá gần thì loa che nắng và bóng của ống kính có thể được chụp lại trong ảnh của bạn—không lý tưởng đối với một số cảnh chụp! Thực hiện các biện pháp đề phòng cần thiết. Nếu ống kính của bạn có đèn Macro Lites tích hợp, hãy cân nhắc xem bạn có muốn đầu tư mua đèn flash được thiết kế cho chụp ảnh macro hay không.

Nắm thông tin này: Máy ảnh compact có thể có thông số như “1cm macro”. Thông số này là khoảng cách chụp của ống kính, không phải là khoảng cách lấy nét gần nhất.

Khoảng cách lấy nét gần nhất và khoảng cách chụp

A: Khoảng cách lấy nét gần nhất
B: Khoảng cách chụp


Khoảng cách lấy nét gần nhất được đo từ đâu?

Các máy ảnh Canon EOS có dấu mặt phẳng tiêu trên thân máy. Cảm biến hình ảnh nằm bên dưới dấu này. Khoảng cách lấy nét được đo từ dấu này đến đối tượng. Nếu ống kính có thang khoảng cách, khoảng cách lấy nét ngắn nhất được cho biết trang thang này tương đương với khoảng cách lấy nét gần nhất.

 

Khi nào khoảng cách lấy nét gần nhất là quan trọng?

- Khi bạn chụp ảnh macro
Trên nhiều ống kính macro, bạn thường phải ở khoảng cách lấy nét gần nhất để có được độ phóng đại tối đa. Nhưng không phải lúc nào bạn cũng muốn đến quá gần đối tượng, nhất là khi bạn chụp những sinh vật nhạy cảm như côn trùng. 

Thủ thuật: Sử dụng một ống kính macro tele như EF180mm f/3.5L Macro USM (Khoảng cách lấy nét gần nhất: 0,45m) hoặc EF100mm f/2.8L Macro IS USM (Khoảng cách lấy nét gần nhất: 0,3m) để có được độ phóng đại kích thước thực ngay cả khi chụp từ cùng khoảng cách.


- Khi bạn muốn tạo ra hiệu ứng bokeh
Chụp với máy ảnh ở càng gần đối tượng sẽ dẫn đến chiều sâu trường ảnh càng nông, giúp tạo ra hiệu ứng bokeh hậu cảnh mạnh hơn.


- Khi bạn chụp trong một không gian chật hẹp
Nếu khoảng cách lấy nét gần nhất là lớn, bạn sẽ phải đứng xa hơn để lấy nét ở đối tượng. Ngoài lý do lập khung hình và bố cục, đây cũng là lý do tại sao sẽ khó sử dụng ống kính zoom tele như EF70-200mm f/4L IS II USM (Khoảng cách lấy nét gần nhất: 1,0m) để chụp một người ngồi phía bên kia bàn trong một quán ăn nhỏ, ấm cúng.

 

Khoảng cách lấy nét gần nhất của các ống kính Canon thường được sử dụng

RF24-105mm f/4L IS USM
Khoảng cách lấy nét gần nhất: 0,45m

RF35mm f/1.8 Macro IS STM
Khoảng cách lấy nét gần nhất: 0,17m

 

EF50mm f/1.8 STM
Khoảng cách lấy nét gần nhất: 0,35m

EF16-35mm f/4L IS USM
Khoảng cách lấy nét gần nhất: 0,23m

 

EF70-200mm f/4L IS II USM
Khoảng cách lấy nét gần nhất: 1,0m

EF100mm f/2.8L Macro IS USM
Khoảng cách lấy nét gần nhất: 0,3m

 

EF-S55-250mm f/4-5.6 IS STM
Khoảng cách lấy nét gần nhất: 0,85m

EF-S18-55mm f/4-5.6 IS STM
Khoảng cách lấy nét gần nhất: 0,25m

 

EF-M15-45mm f/3.5-6.3 IS STM
Khoảng cách lấy nét gần nhất: 0,25m

EF-M28mm f/3.5 Macro IS STM
Khoảng cách lấy nét gần nhất: 0,093m

 


Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.

Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.

Đăng Ký Ngay!

Giới thiệu về tác giả

Shirou Hagihara

Sinh năm 1959 tại Yamanashi. Sau khi tốt nghiệp trường Nihon University, Hagihara tham gia hoạt động ra mắt tạp chí nhiếp ảnh, Fukei Shashin, ông làm biên tập và nhà xuất bản ở đó. Sau đó ông từ chức và trở thành nhiếp ảnh gia tự do. Hiện nay, Hagihara tham gia hoạt động nhiếp ảnh và các tác phẩm viết về phong cảnh thiên nhiên. Ông là thành viên của Society of Scientific Photography (SSP).

Digital Camera Magazine

Một nguyệt san tin rằng thú vui nhiếp ảnh sẽ tăng cao khi người ta tìm hiểu càng nhiều về các chức năng của máy ảnh. Tạp chí này cung cấp thông tin về các máy ảnh và tính năng mới nhất và thường xuyên giới thiệu các kỹ thuật nhiếp ảnh khác nhau.
Xuất bản bởi Impress Corporation

các bài viết liên quan

Chia sẻ ảnh của bạn trên My Canon Story và nắm bắt cơ hội được giới thiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội của chúng tôi