Quyết Định Bố Cục: Tia Nắng Làm Đẹp Thêm Làn Nước Trong
Những tia nắng chiếu lên làn nước trong của một con sông ngầm, bao quanh bởi canh cỏ xanh tươi. Một cảnh nên thơ truyền cảm hứng cho nhiều tấm ảnh, vậy bạn làm cho ảnh của mình trở nên khác biệt bằng cách nào? Một nhiếp ảnh gia phong cảnh chia sẻ các quyết định của cô để thể hiện độ trong của làn nước. (Người trình bày: Chikako Yagi, Digital Camera Magazine)
EOS 5D Mark III/ EF24-105mm f/4L IS USM/ FL: 45mm/ Aperture-priority AE (f/5.6, 1/25 giây, EV -0.7)/ ISO 100/ WB: Daylight
Thiết bị khác: Kính lọc PL
Địa điểm: Sông Enbara, Thành Phố Yamagata, Quận Gifu, Nhật Bản
Quyết định #1: Để lấy làn nước làm đối tượng chính, và những tia nắng làm bổ trợ
Tia nắng là một cảnh truyền cảm hứng. Khi tôi nhìn thấy chúng chiếu qua tán lá rừng, tôi muốn lấy chúng làm đối tượng chính trong ảnh. Nhưng tôi quyết định tự thử thách bản thân và xem mình có thể sử dụng chúng làm đối tượng phụ như thế nào để làm đẹp hơn dòng nước sông trong vắt chảy qua khu rừng.
Bạn có thể chụp một cảnh bằng vô số cách. Các yếu tố truyền cảm hứng cho bạn không nhất thiết phải là đối tượng chính—tại sao không xem bạn có thể sử dụng chúng để tôn thứ khác lên như thế nào?
Nếu bạn thực sự muốn lấy những tia nắng làm đối tượng chính, một vật có thể giúp ích là…một chiếc dù màu đen bình thường hàng ngày! Tìm hiểu thêm trong:
2 Vật Dụng Hàng Ngày Có Thể Làm Thay Đổi Ảnh Của Bạn
Quyết định #2: Bố cục đường cong chữ S sao cho các yếu tố chính không bị co cụm ở giữa
Có 3 yếu tố chính trong ảnh của tôi:
A: Nước sông (đối tượng chính)
B: Những tia nắng (đối tượng bổ trợ)
C: Mạng nhện (điểm thu hút trực quan)
Việc kết hợp mạng nhện ở góc trên bên trái tạo ra một đường dẫn trực quan hình chữ S cho phép sự chú ý của người xem đi từ những tia nắng ở phía sau đến làn nước trong ở tiền cảnh. Điều này cũng tạo ra cảm giác phối cảnh và độ sâu.
Nếu tôi chỉ chụp mọi thứ ở giữa thì sao?
Một tấm ảnh bình thường về cảnh này sẽ trông như thế này, với tất cả các yếu tố chính nằm ở giữa. Với tôi, ảnh này không thú vị về mặt trực quan: cảnh trông phẳng, và những tia nắng không thực sự nổi bật.
Bạn tạo ra những tấm ảnh thú vị với bố cục trung tâm bằng cách nào? Tìm hiểu trong:
Những Điểm Cơ Bản Về Bố Cục (3): Bố Cục Trung Tâm, Bố Cục Đối Xứng
Quyết định #3: Sử dụng một kính lọc PL để tăng độ rõ của ánh sáng và nước
Không có kính lọc PL
Có kính lọc PL
Khi không có kính lọc phân cực (kính lọc PL), ánh sáng phản chiếu từ cây cỏ và mặt nước làm cho ảnh có vẻ mượt mà, cũng là một hình thức rất hấp dẫn. Tuy nhiên, sử dụng kính lọc PL giúp tăng màu xanh dương của nước và màu xanh của lá cây, làm cho những tia nắng trở nên nổi bật. Nó cũng làm cho con sông có vẻ trong hơn—bạn có thể nhìn thấy hầu như mọi viên sỏi ở đáy. Tất cả những thứ này làm tăng thêm vẻ đẹp được tạo ra bằng sự kết hợp ánh sáng và nước.
Với một chút hỗ trợ của các thiết lập Picture Style, bạn thậm chí có thể điều chỉnh các cấu hình màu ngay tại chỗ. Chuyển ảnh sang điện thoại của bạn qua Camera Connect để chia sẻ chúng ngay tại chỗ—ai nói rằng ảnh trong máy ảnh phải chỉnh sửa? Xem:
Các Kỹ Thuật Sử Dụng Picture Style để Nâng Cao Kỹ Năng Chụp Ảnh Phong Cảnh Của Bạn
Camera Connect: Khi Nhiếp Ảnh Trở Nên Thú Vị Hơn
Về địa điểm và thời gian: Sông Enbara, Thành Phố Yamagata, Quận Gifu, Nhật Bản
Sông Enbara được cho là một trong những con sông ngầm đẹp nhất ở Nhật Bản. Nó được chụp thường nhất vào mùa hè, khi các tia nắng và sương trên sông xuất hiện thường xuyên hơn. Những tia nắng như trong ảnh chính xuất hiện thường xuyên nhất vào tháng 7 và tháng 8 trong khoảng từ 6 giờ đến 9 giờ sáng. Vì con sông chảy qua núi, ánh nắng chỉ chiếu vào chỗ này từ khoảng 6.30 sáng, trễ hơn nhiều so với những chỗ đất thấp hơn. Những tảng đá kế bên có rêu phủ, và du khách nên tránh bước lên chúng để bảo vệ vẻ đẹp của cảnh quan.
Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.
Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.
Đăng Ký Ngay!Giới thiệu về tác giả
Một nguyệt san tin rằng thú vui nhiếp ảnh sẽ tăng cao khi người ta tìm hiểu càng nhiều về các chức năng của máy ảnh. Tạp chí này cung cấp thông tin về các máy ảnh và tính năng mới nhất và thường xuyên giới thiệu các kỹ thuật nhiếp ảnh khác nhau.
Xuất bản bởi Impress Corporation
Chikako Yagi được 20 tuổi khi cô bắt đầu tự học nhiếp ảnh dùng một chiếc máy ảnh SLR chụp phim. Cô nghỉ công việc bình thường để trở thành một nhiếp ảnh gia phong cảnh toàn thời gian vào năm 2016. Từng học việc với các nhiếp ảnh gia nổi tiếng như Kiyoshi Tatsuno và Tomotaro Ema, cô là thành viên của Câu Lạc Bộ Shizensou, được thành lập bởi Kiyoshi Tatsuno và là một trong những câu lạc bộ nhiếp ảnh phong cảnh nổi tiếng nhất ở Nhật Bản. Vào năm 2013, cô được chọn làm một trong 10 Nhiếp Ảnh Gia Hàng Đầu của Câu Lạc Bộ Máy Ảnh Tokyo.
www.chikakoyagi.com
Instagram: @chikako_yagi