Tìm những nội dung bạn muốn

hoặc tìm kiếm bằng

các chủ đề

Article
Article

Article

e-Book
e-Book

e-Book

Video
Video

Video

Campaigns
Campaigns

Campaigns

Architecture
Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Architecture
DSLRs

DSLRs

Architecture
Quay phim

Quay phim

Architecture
Nhiếp ảnh thiên văn

Nhiếp ảnh thiên văn

Architecture
Không gương

Không gương

Architecture
Nhiếp ảnh kiến trúc

Nhiếp ảnh kiến trúc

Architecture
Công nghệ Canon

Công nghệ Canon

Architecture
Nhiếp ảnh ít sáng

Nhiếp ảnh ít sáng

Architecture
Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Architecture
Nhiếp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh phong cảnh

Architecture
Nhiếp ảnh vĩ mô

Nhiếp ảnh vĩ mô

Architecture
Nhiếp ảnh thể thao

Nhiếp ảnh thể thao

Architecture
Nhiếp ảnh du lịch

Nhiếp ảnh du lịch

Architecture
Nhiếp ảnh dưới nước

Nhiếp ảnh dưới nước

Architecture
Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Architecture
Nhiếp ảnh đường phố

Nhiếp ảnh đường phố

Architecture
Máy ảnh không gương lật full-frame

Máy ảnh không gương lật full-frame

Architecture
Ống kính và phụ kiện

Ống kính và phụ kiện

Architecture
Nature & Wildlife Photography

Nature & Wildlife Photography

Architecture
Nhiếp ảnh chân dung

Nhiếp ảnh chân dung

Architecture
Chụp ảnh ban đêm

Chụp ảnh ban đêm

Architecture
Chụp ảnh thú cưng

Chụp ảnh thú cưng

Architecture
Giải pháp in ảnh

Giải pháp in ảnh

Architecture
Đánh giá sản phẩm

Đánh giá sản phẩm

Architecture
Chụp ảnh cưới

Chụp ảnh cưới

Inspirations >> Photos & People

Phỏng Vấn Nhiếp Ảnh Gia 14 Tuổi Chuyên Chụp Động Vật Hoang Dã Kayden Ee

2021-09-24
1
676
Trong bài viết này:

Em đã làm gì lúc rảnh rỗi khi được 14 tuổi? Đối với cậu bé 14 tuổi Kayden Ee (@shutt_ergalaxy), phần lớn thời gian đó cậu dành cho những địa điểm gồ ghề hơn ở Singapore, tại đó cậu khám phá địa hình khó, côn trùng, mặt trời, mưa, và độ ẩm cao để chụp động vật hoang dã trên thực tế. Chúng ta trò chuyện với cậu để tìm hiểu về động lực thúc đẩy sự đam mê của cậu, cậu cân bằng sở thích với việc học bằng cách nào, và dĩ nhiên, những suy nghĩ của cậu về thiết bị của mình.


Chào Kayden! Tôi rất thích những tấm ảnh của em. Em có thể cho chúng tôi biết em bắt đầu đến với nhiếp ảnh như thế nào không?

Cảm ơn anh! Em rất vui khi anh thích ảnh của em.

Em tham gia một câu lạc bộ robot học khi còn học tiểu học, và một trong những điều đầu tiên chúng em được dạy là cách chụp ảnh bằng máy ảnh DSLR. Em vẫn nhớ tụi em sử dụng máy ảnh EOS 1000D. Em rất thích cảm giác cầm một chiếc máy ảnh trên tay—điều khiển qua các bánh xe và nút, âm thanh của màn trập, tiếng xoay và tiếng tách tách. Đó là một trong những phần của nhiếp ảnh mà em thích, thậm chí bây giờ vẫn vậy, và đó là một điểm mà điện thoại thông minh không thể thay thế.


Có phải đó cũng là khi em băt đầu chụp ảnh động vật hoang dã?

Em chỉ bắt đầu chụp động vật hoang dã sau khi em có chiếc máy ảnh đầu tiên cách đây khoảng 2 năm. Trước đó, em sử dụng máy ảnh của trường. Em đạt kết quả tốt trong kỳ thi PSLE (Primary School Leaving Examination-Tốt Nghiệp Tiểu Học; một kỳ thi quốc gia quan trọng mà tất cả học sinh Singapore phải tham gia ở lớp 6 tiểu học), và ba mẹ em mua cho em chiếc máy ảnh nguyên bộ EOS 200D để thưởng. Em nghĩ rằng nó mang tính thực tế hơn so với lựa chọn khác mà em đã xin—một bộ Lego Death Star, có chi phí tương đương!

Sau khi có được chiếc máy ảnh, em đã chụp thử ở các thể loại khác nhau. Nhưng chụp chim và động vật hoang dã có cộng hưởng nhiều nhất với em. Khi em còn nhỏ hơn, ba mẹ em thường đưa em đến các nông trại và các khu bảo tồn động vật, và gia đình em cũng có vật nuôi. Do đó em nhận thức được thiên nhiên khi còn nhỏ.

 

Về thiết bị và chụp ảnh động vật hoang dã

Những khía cạnh của chụp ảnh chim mà em thích là gì?

Em luôn thích thú với tốc độ và sức mạnh của các loài chim ăn thịt như khi chúng sà xuống bắt mồi. Cũng có sự hào hứng khi muốn bắt kịp một khoảnh khắc—cho dù đó là chim đang bay hay ngậm thức ăn!

Chim Bông Lau Mày Trắng (Pycnonotus goiavier)
EOS R6/ RF100-500mm f/4.5-7.1L IS USM + Extender RF1.4x @ 700mm

“Đây là một trong những tấm ảnh đầu tiên của em chụp bằng RF100-500mm f/4.5-7.1L IS USM. Con chim bông lau vỗ cánh và em cảm nhận nó sắp bay, do đó em nâng ống kính lên và nhấn nút chụp. Em rất ngạc nhiên khi thấy kết quả rất sắc nét! Nó thực sự thể hiện tính đáng tin cậy và độ chính xác lấy nét của hệ thống EOS R."


Chim Ưng Biển Bụng Trắng (Haliaeetus Leucogaster) sà cánh
EOS R6/ RF600mm f/4L IS USM @ 600mm

"Những tấm ảnh này hiện giờ là những tấm em thích. Các loài chim săn mồi trông rất oai vệ và mạnh mẽ nhất là khi chúng sà xuống bắt mồi."


Cần gì để có được một tấm ảnh đẹp?

Bạn cần phải thật kiên nhẫn để quan sát chim và tự làm quen với hành vi của chúng.

Về thiết bị, bên cạnh một độ dài tiêu cự dài mang lại cho tầm với cần thiết, cũng sẽ có ích khi có:

1. Hiệu năng chụp thiếu sáng tốt
Chúng ta thường phải chụp trong rừng và những địa điểm khác có điều kiện ánh sáng kém. Ngoài ra, một số loài chim như cú mèo thích đậu ở khu vực cây cối rậm rạp. Việc có thể sử dụng một độ nhạy sáng ISO cao mà ảnh không bị quá nhiều hạt sẽ có ích, khả năng lấy nét thiếu sáng cũng vậy.

Sau khi em chuyển từ EOS 200D sang EOS R6, sự cải thiện rất lớn về hiệu năng chụp thiếu sáng là một trong những điểm đầu tiên mà em nhận thấy!

2. Tự động lấy nét nhanh, đáng tin cậy
Trong chụp ảnh chim, mọi việc có thể diễn ra nhanh đến mức bạn khó có thời gian suy nghĩ, khó kiểm soát tiêu điểm hơn nhiều. Em ngạc nhiên với mức đáng tin cậy của chức năng tự động lấy nét trên EOS R6 và ống kính RF100-500mm f/4.5-7.1L IS USM. Tính năng Animal Detection AF có thể lấy nét ở mắt chim cũng là một điểm cộng rất lớn, nhất là khi chụp những loài chim nhỏ, hoạt động nhiều.

3. Ổn định hình ảnh
Em thường chụp cầm tay vì em thích khả năng linh hoạt nó mang lại. Cơ chế ổn định hình ảnh trong ống kính và ổn định hình ảnh trong thân máy giúp cho ảnh được sắc nét và ổn định, nhất là khi sử dụng một tốc độ cửa trập chậm hơn.


Chim Mỏ Rộng Xồm (Calyptomena Viridis)
EOS R6/ RF100-500mm f/4.5-7.1L IS USM + Extender RF1.4x @ 700mm

"Chim Mỏ Rộng Xồm bị tuyên bố tuyệt chủng ở Singapore sau khi được ghi nhận phát hiện lần cuối vào năm 1941. Nhưng cách đây vài tháng, nó được nhìn thấy một lần nữa (Phiên bản tiếng Anh). Nó có kỹ năng ngụy trang vượt trội—ngoài màu xanh giúp nó hòa vào môi trường xung quanh, nó còn giữ yên lặng và đứng im, dễ bị bỏ sót. Ảnh này được chụp cầm tay ở tốc độ cửa trập 1/20 giây, nhưng sắc nét nhờ vào khả năng ổn định hình ảnh 6 stop trên EOS R6 kết hợp với RF100-500mm f/4.5-7.1L IS USM.


Chim Bồng Chanh (Alcedo Atthis)
EOS R6/ RF600mm f/4L IS USM @ 600mm


Chim Sả Mỏ Rộng (Pelargopsis Capensis)
Cả 2 ảnh: EOS R6 + RF600mm f/4L IS USM + Extender RF1.4x @ 840mm


Diều Đầu Nâu (Nisaetus Cirrhatus): đột biến đen
EOS R6 + RF600mm f/4L IS USM + Extender RF1.4x @ 840mm

 

Kayden tác nghiệm khi dùng thử ống kính EOS R6 with the RF600mm f/4L IS USM.

“Ống kính em thường sử dụng là RF100-500mm f/4.5-7.1L IS USM. Em thích ống kính đó vì nó linh hoạt và dễ cầm tay. Khi so sánh, ống kính RF600mm f/4L IS USM, mà em mượn thử, có trọng lượng nặng hơn—có cảm giác như em đang bế một đứa bé cả ngày! Nhưng khi em về nhà và xử lý ảnh, có cảm giác rất xứng đáng. Ảnh có vẻ sắc nét hơn, và tầm vươn bổ sung 100mm có nghĩa là ít phải xén ảnh hơn trong xử lý hậu kỳ."


Em cải thiện kỹ năng chụp ảnh chim bằng cách nào?

Em tìm hiểu trên mạng rất nhiều. Em cũng học hỏi nhiều bất kỳ khi nào em đi chụp với "mấy chú" trong cộng đồng chụp chim địa phương, họ rất thân thiệt và tư vấn nhiệt tình.  Nhất là về hành vi của chim, việc này giúp em tính toán thời gian chụp chính xác hơn.

Một ví dụ là cách chụp chim cho con ăn. Chúng ta nhận ra rằng các loài nhất định, khi mang mồi về tổ, sẽ luôn đậu trên một nhánh cây gần đó trước khi cho chim non ăn. Do đó khi chúng ta nhìn thấy chúng đậu, chúng ta biết rằng nên sẵn sàng chụp.

Chim Nhàn Nhỏ (Sternula Albifrons): Trưởng thành (trái) và con non (phải)
EOS R6/ RF100-500mm f/4.5-7.1L IS USM + Extender RF1.4x @ 700mm

 

Cân bằng sở thích chụp ảnh với việc học và cuộc sống

Có vẻ như em dành ra nhiều thời gian để chụp ảnh. Em chụp ảnh có thường xuyên không, và em cân bằng sở thích đó với việc học và các hoạt động khác như thế nào?

Em cố gắng đi chụp ảnh vào mỗi cuối tuần nếu có thể. Đôi khi, em sẽ dậy lúc 5 giờ sáng hoặc sớm hơn để đuổi theo những loài chim nào đó—thậm chí sớm hơn thời gian em thức dậy để đi học.

Tuy nhiên, việc học luôn là ưu tiên của em. Em luôn đảm bảo hoàn thành bài tập về nhà trước khi đi chụp! Nó giúp em an tâm hơn. Đó cũng là lời khuyên của em cho các bạn trẻ khác.


Ba mẹ em nghĩ gì về sở thích chụp ảnh của em?

Ba mẹ em ủng hộ miễn là em không bỏ bê việc học. Thực ra, ba mẹ em sử dụng điều đó để khuyến khích em học hành chăm chỉ. Ba mẹ em có cách thưởng liên quan đến thành tích học tập của em. Nếu em học tốt, em sẽ được thêm một thiết bị mới. Em nghĩ rằng đó là hai bên cùng có lợi.

Ngoài ra, ba em [không chụp ảnh] chở em đến các địa điểm chụp, nhiều địa điểm đó có thể khó đến, và chờ em, rồi chở em về. Đôi khi, mẹ em cũng đi theo, và việc đó trở thành một buổi đi chơi của gia đình.

Chim Hút Mật Đỏ (Aethopyga Siparaja)
EOS R6/ RF100-500mm f/4.5-7.1L IS USM + Extender RF1.4x @ 700mm


Chim Bắp Chuối Mỏ Dài (Arachnothera Longirostra)
EOS R6/ RF100-500mm f/4.5-7.1L IS USM @ 500mm

 

Cậu ấy góp phần trong các nỗ lực thảo luận

Em đã đăng những tấm ảnh chụp động vật hoang dã khá nhiều trên mạng xã hội, hoàn thiện bằng tên khoa học và những mô tả thú vị. Em có mong đạt được điều gì qua đó không?

Em hy vọng tạo ra sự nhận thức cao hơn về sự đa dạng sinh học phong phú ở Singapore, mà nhiều người không biết là chúng ta có sự đa dạng đó. Em cũng hy vọng khuyến khích các bạn trẻ khác chọn sở thích chụp ảnh.

Chim Mỏ Sừng Đỏ Phương Bắc (Tockus Erythrorhynchus)
EOS R6/ RF100-500mm f/4.5-7.1L IS USM + Extender RF1.4x @ 700mm

Trên thực tế, em hợp tác với giáo viên khoa học của em mở một câu lạc bộ nhỏ về động vật hoang dã ở trường (Phiên bản tiếng Anh). Hiện nay câu lạc bộ có 10 thành viên. Cách đây một thời gian, bọn em đã đi khắp trường và tìm thấy một số loài chim đáng kinh ngạc, ví dụ như chim hút mật bụng vàng và diều lửa. Em muốn góp phần lớn hơn trong những nỗ lực thảo luận trong tương lai.


Câu lạc bộ động vật hoang dã nghe giống như một sáng kiến rất hay. Mỗi lần một bước nhỏ cuối cùng sẽ có tác động lớn! Cảm ơn em đã dành thời gian, Kayden. Hãy tiếp tục chụp nhé!

Bạn muốn bắt đầu chụp ảnh chim? Hãy tham khảo Hướng Dẫn Dành Cho Người Mới của chúng tôi và một số khuyến cáo về máy ảnh và ống kính.

Để biết thêm thủ thuật và các nội dung phỏng vấn với các nhiếp ảnh gia chụp chim khác, hãy tham khảo:
Yêu Thiên Nhiên Đất Nước Thái Lan
Cùng Khám Phá Xem Nhiếp Ảnh Gia Edwin Martinez Chụp Ảnh Hải Âu Mỏ Sáng Như Thế Nào Bằng EOR R
Ảnh Chân Dung Chim: 4 Thủ Thuật Đơn Giản Để Tìm Góc Đẹp Hơn

 


Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.

Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.

Đăng Ký Ngay!

Chia sẻ ảnh của bạn trên My Canon Story và nắm bắt cơ hội được giới thiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội của chúng tôi