Tìm những nội dung bạn muốn

hoặc tìm kiếm bằng

các chủ đề

Article
Article

Article

e-Book
e-Book

e-Book

Video
Video

Video

Campaigns
Campaigns

Campaigns

Architecture
Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Architecture
DSLRs

DSLRs

Architecture
Quay phim

Quay phim

Architecture
Nhiếp ảnh thiên văn

Nhiếp ảnh thiên văn

Architecture
Không gương

Không gương

Architecture
Nhiếp ảnh kiến trúc

Nhiếp ảnh kiến trúc

Architecture
Công nghệ Canon

Công nghệ Canon

Architecture
Nhiếp ảnh ít sáng

Nhiếp ảnh ít sáng

Architecture
Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Architecture
Nhiếp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh phong cảnh

Architecture
Nhiếp ảnh vĩ mô

Nhiếp ảnh vĩ mô

Architecture
Nhiếp ảnh thể thao

Nhiếp ảnh thể thao

Architecture
Nhiếp ảnh du lịch

Nhiếp ảnh du lịch

Architecture
Nhiếp ảnh dưới nước

Nhiếp ảnh dưới nước

Architecture
Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Architecture
Nhiếp ảnh đường phố

Nhiếp ảnh đường phố

Architecture
Máy ảnh không gương lật full-frame

Máy ảnh không gương lật full-frame

Architecture
Ống kính và phụ kiện

Ống kính và phụ kiện

Architecture
Nature & Wildlife Photography

Nature & Wildlife Photography

Architecture
Nhiếp ảnh chân dung

Nhiếp ảnh chân dung

Architecture
Chụp ảnh ban đêm

Chụp ảnh ban đêm

Architecture
Chụp ảnh thú cưng

Chụp ảnh thú cưng

Architecture
Giải pháp in ảnh

Giải pháp in ảnh

Architecture
Đánh giá sản phẩm

Đánh giá sản phẩm

Architecture
Chụp ảnh cưới

Chụp ảnh cưới

Các thông tin hữu ích và hướng dẫn >> Tất cả thông tin hữu ích và hướng dẫn In Focus: Thiết Lập Khẩu Độ cho Các Cảnh Khác Nhau- Part7

f/8: Chụp Chi Tiết Các Tòa Nhà và Công Trình

2020-01-08
8
6.77 k
Trong bài viết này:

Nếu bạn muốn chụp ảnh các công trình lớn nằm ở một khoảng cách hơi xa, chẳng hạn như các nhà máy và các tòa nhà, chúng tôi khuyên dùng f/8. Ảnh bạn có được sẽ có ít vùng mất nét, với các chi tiết được khắc họa sắc nét trong toàn khung hình. Cũng nên lưu ý rằng f/8 là một lựa chọn hoàn hảo cho chụp ảnh phong cảnh tự nhiên và chụp ảnh đường phố. (Người trình bày: Teppei Kohno)

f/8, 13 giây, ISO 400

 

f/8 đảm bảo các chi tiết cấu trúc được sắc nét—miễn là bạn không đứng ở quá xa.

Khi chụp ảnh đường phố, các tòa nhà và các nhà máy, mong muốn của bạn là khắc họa đường nét bê tông và kim loại một cách rõ ràng và sắc nét.  Ở thiết lập khẩu độ f/8, miễn là đối tượng của bạn không ở quá gần (ví dụ như, cách ống kính EF50mm f/1.8 STM và máy ảnh cảm biến APS-C ít nhất 8,25m*, khoảng tương đương với một tòa nhà bên kia một con đường có 2 làn), độ sâu trường ảnh ở f/8 sẽ đủ để đảm bảo ảnh sắc nét đến tận vô cực, và thậm chí có thể ghi lại chính xác đường nét của các khu vực bằng kim loại sao cho ảnh tổng thể trông sống động như thực tế.

* Được tính toán dựa trên một nửa khoảng cách vượt tiêu (hyperfocal). Khoảng cách vượt tiêu là khoảng cách lấy nét tối thiểu để có độ sâu trường ảnh tối đa và phụ thuộc vào thiết lập khẩu độ, kích thước cảm biến của máy ảnh và độ dài tiêu cự. Hãy thử sử dụng công cụ tính độ sâu trường ảnh (Phiên bản tiếng Anh) này để xem kết quả đối với một độ dài tiêu cự khác. Nói chung, khoảng cách vượt tiêu cũng làm tăng độ dài tiêu cự.

Hẹp quá có thể gây ra tác dụng ngược

Nếu đối tượng ở rất xa, việc khép khẩu quá f/8 sẽ không tạo ra nhiều khác biệt về độ sắc nét của ảnh. Thực ra, khép khẩu quá mức thậm chí còn có thể làm cho ảnh bị mất độ sắc nét do một hiện tượng được gọi là "nhiễu xạ", trong đó sóng ánh sáng đi vào ống kính bị chắn bởi các lá khẩu và buộc phải cong lại, dẫn đến ảnh ít sắc nét hơn.

Nếu bạn thấy rằng độ sâu trường ảnh f/8 là không đủ lớn, bạn có thể khép khẩu thêm một chút, nhưng hãy thận trọng với những điều chỉnh của bạn. Hầu hết các nhiếp ảnh gia sẽ cố không vượt quá f/11 trừ phi có lý do chính đáng, chẳng hạn như nếu họ muốn tạo ra hiệu ứng tỏa sáng dạng sao và chất lượng hình ảnh là ưu tiên thứ cấp. 

3 tấm ảnh bên dưới, được chụp lần lượt ở f/2, f/8, và f/22, cho thấy khẩu độ ảnh hưởng thế nào đến độ sắc nét.


f/2

Nhà máy ở f/2

f/2, 1/4 giây, ISO 800

Cận cảnh (f/2)

Ở f/2, các đường thẳng có vẻ bị nhòe (“mờ”) do độ sâu trường ảnh nông. Hiện tượng mất màu tím (viền tím) trong ảnh là dấu hiệu của sắc sai dạng trục, hiện tượng này có khả năng xuất hiện cao hơn trong các ảnh được chụp ở khẩu độ lớn hơn.


f/8

Nhà máy ở f/8

f/8, 4 giây, ISO 800

Cận cảnh (f/8)

Ở f/8, các đường thẳng xuất hiện sắc nét hơn và rõ hơn.


f/22

Nhà máy chụp ở f/22

f/22, 30 giây, ISO 800

Cận cảnh (f/22)

Ở f/22, có hiệu ứng tỏa sáng dạng sao đẹp từ ánh đèn. Tuy nhiên, những đường thẳng tỏ ra mờ do nhiễu xạ ở khẩu độ hẹp.


Đây là ảnh GIF của các phần cận cảnh để so sánh. Bạn có thấy sự khác biệt nhất là ở đường viền không?

Ảnh GIF thể hiện phần cận cảnh ở f/2, f8, f/22

Thủ thuật: Nếu cảnh của bạn có các yếu tố ở hơi xa một chút, bạn sẽ cần phải sử dụng kỹ thuật lấy nét sâu. Ban đầu hãy thử f/11

 

Kỹ thuật bổ sung: Tăng cảm giác kim loại bằng 'White Balance -Tungsten Light’

Khi ánh sáng xung quanh đối tượng của bạn có đổ màu riêng, chẳng hạn như trong ví dụ trên cùng, cũng có thể thú vị khi nghịch các thiết lập Cân Bằng Trắng (WB). Thậm chí bạn có thể cuối cùng tạo ra được một tấm ảnh có một hiệu ứng hình ảnh khác biệt với cảnh thực tế. Đối với những ảnh chụp cảnh đêm như ảnh này, chúng tôi khuyên dùng thiết lập 'Tungsten Light'. Thiết lập này tạo ra độ màu ngả xanh, biến cảnh đêm nhà máy có vẻ máy móc thành một cảnh có cảm giác siêu thực và lạnh.


Nhà máy với các tông màu ấm hơn

f/8, 13 giây, ISO 250
WB-Auto: Ảnh này phần nào có vẻ siêu thực, nhưng nó có vẻ độc đáo.


Nhà máy với các tông màu lạnh

f/8, 13 giây, ISO 250
WB-Tungsten Light: Cảm giác viễn tưởng. Độ màu này góp phần tạo ra không khí.

--

Bạn không chắc thay đổi thiết lập khẩu độ như thế nào? Nhấp vào đây để biết các hướng dẫn từng bước

---

Để tìm hiểu thêm về cân bằng trắng và cách tùy biến nó, hãy tham khảo:
Những Điểm Cơ Bản về Cân Bằng Trắng Để Đạt Được Tông Màu Bạn Muốn
Cách Dựng Màu Bằng Chức Năng Chỉnh Cân Bằng Trắng

Để biết thêm thủ thuật về chụp ảnh các tòa nhà và kiến trúc, hãy tham khảo bài viết:
Thủ Thuật Lập Bố Cục: Thêm Vẻ Sống Động cho Ảnh Chụp Tòa Nhà và Nhà Máy
Thủ Thuật Chuyên Nghiệp Để Cải Thiện Ảnh Kiến Trúc Tầm Mặt Đường Của Bạn

 


Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.

Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.

Đăng Ký Ngay!

Giới thiệu về tác giả

Teppei Kohno

Sinh năm 1976 ở Tokyo, Kohno tốt nghiệp với bằng Công Tác Xã Hội, Khoa Xã Hội Học, Đại Học Meiji Gakuin, và học việc với nhiếp ảnh gia Masato Terauchi. Ông đóng góp cho số đầu tiên của tạp chí nhiếp ảnh PHaT PHOTO và trở thành nhiếp ảnh gia độc lập sau đó, vào năm 2003. Là tác giả của nhiều cuốn sách, Kohno không chỉ chụp mọi dạng ảnh thương mại, mà còn viết rất nhiều cho các tạp chí máy ảnh và các tạp chí khác.

http://fantastic-teppy.chips.jp

các bài viết liên quan

Chia sẻ ảnh của bạn trên My Canon Story và nắm bắt cơ hội được giới thiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội của chúng tôi