3 Mẹo Xử Lý Tình Huống của Các Nhiếp Ảnh Gia Tư Duy Nhanh Nhạy
Mọi thứ không phải lúc nào cũng theo dự kiến trong khi chụp ảnh. Đôi khi, Mẹ Thiên Nhiên không hợp tác. Khi khác, chẳng hạn như khi chúng ta tham gia các sự kiện như Canon PhotoMarathon (Phiên bản tiếng Anh), chúng ta gặp áp lực về thời gian và những giới hạn hoàn cảnh. Nhưng những mẹo sáng giá nhất nhưng đơn giản có thể phát sinh từ những hạn chế đó. Ở đây, 3 nhiếp ảnh gia chia sẻ cách họ xoay sở trong các tình huống bất lợi. (Người trình bày: Takashi Namiki, Shugo Takemi, GOTO AKI, Digital Camera Magazine)
EOS 6D/ EF70-200mm f/2.8L IS USM/ FL: 200mm/ Aperture-priority AE (f/2.8, 1/500 giây, EV±0)/ ISO 400/ WB: Daylight
Người chụp: Takashi Namiki
1. Tình huống: Gió quá nhẹ để tạo ra chuyển động
Mẹo: Sử dụng Multiple Exposures để “tạo ra” nhòe chuyển động
Cách thông thường để làm cho những cánh đồng cỏ trông như thể chúng đang đu đưa trong gió là tạo ra nhòe chuyển động bằng cách sử dụng một tốc độ cửa trập thấp. Tuy nhiên, gió rất yếu khi tôi chụp mảng cỏ susuki này (cũng được gọi hòa thảo) có nhòe chuyển động không đẹp chút nào.
Để cứu tấm ảnh, tôi quyết định sử dụng chức năng Multiple Exposure trên máy ảnh. Tôi chụp vài tấp liên tục mà không thay đổi khung hình.
Đây là ảnh tôi có được khi tôi không sử dụng Multiple Exposures. Có ít chuyển động hơn nhiều, làm cho ảnh ít ấn tượng hơn.
Đây là ảnh GIF của hai ảnh để bạn có thể so sánh sự khác biệt:
Thủ thuật:
- Chụp cầm tay để có được hiệu ứng nhòe chuyển động
Đừng sử dụng chân máy cho ảnh này. Thay vào đó, hãy chụp cầm tay như bình thường. Tự nhiên là bạn sẽ dịch chuyển máy ảnh một chút mỗi khi bạn phơi sáng. Khi các mức phơi sáng được kết hợp, sự dịch chuyển tự nhiên đó sẽ là đủ để tạo ra một hiệu ứng tương tự như nhòe chuyển động mà bạn sẽ có được nếu có gió mạnh thực sự.
- Cài đặt Multiple Exposure Control thành “Average”
Thiết lập này tự động kiểm soát mức phơi sáng của ảnh kết hợp cuối cùng. Nếu bạn chọn “Additive”, bạn sẽ phải cài đặt bù phơi sáng âm để tránh làm cho ảnh bị dư sáng. Ban đầu, hãy chụp khoảng 5 mức phơi sáng. Bạn không phải thực hiện sát theo cách này, mà tôi thấy rằng 5 thường là con số thích hợp để bắt đầu.
- Tạo hiệu ứng bokeh hậu cảnh để che phần nhòe không hấp dẫn ở hậu cảnh
Nhòe chuyển động thực tế chỉ xuất hiện đối với vật thể đang chuyển động—hậu cảnh không chuyển động! Nhưng khi bạn mô phỏng nhòe chuyển động bằng Multiple Exposures, hậu cảnh cũng sẽ có vẻ như có nhòe chuyển động. Che nó bằng cách tạo ra hiệu ứng bokeh hậu cảnh.
Để biết các cách khác để sử dụng chức năng Multiple Exposure, hãy tham khảo:
Kỹ Thuật Chụp Ảnh Bằng EOS 80D: Cảnh đêm (Kỹ Thuật 03)
Chụp Pháo Hoa Với Đa Phơi Sáng: Hướng Dẫn Chụp Chi Tiết
Chụp Hoa Đào ở Nhật Bản: Thắng Cảnh & Thủ Thuật Chụp Ảnh Chuyên Nghiệp (3) (Cảnh 3)
2. Tình huống: Có quá nhiều nhiếp ảnh gia ở cùng một địa điểm
Mẹo: Ứng biến một khung hình độc đáo làm nổi bật ảnh của bạn
EOS-1D X/ EF16-35mm f/2.8L USM/ FL: 16mm/ Aperture-priority AE (f/16, 1/800 giây, EV±0)/ ISO 500/ WB: Auto
Người chụp: Shugo Takemi
Có hơn 10 nhiếp ảnh gia khác chụp ảnh cuộc thi trượt tuyết tại cùng địa điểm. Tôi thực sự muốn ảnh của tôi khác với của họ, và nảy ra ý tưởng sử dụng tuyết.
Nếu có một thứ để lại ấn tượng rất mạnh về địa diểm này, nó là cái lạnh buốt xương. Tôi biến tuyết thành một đạo cụ để thể hiện cái lạnh bằng cách đắp một lớp tuyết lên kính lọc bảo vệ trên ống kính. Sau đó tôi khép khẩu xuống f/16 sao cho tuyết sẽ không bị làm nhòe thành hiệu ứng bokeh tiền ảnh xù lông, mà thay vào đó giữ lại kết cấu cứng làm cho nó trông giống băng.
Khung hình có được không chỉ lưu giữ kỷ niệm về cái lạnh băng giá vào hôm đó, mà còn thêm một vẻ độc đáo cho ảnh chụp người trượt tuyết.
Những điều cần cẩn thận:
- Đừng đắp tuyết trực tuyến lên thấu kính trước
Tôi đắp tuyết dọc theo cạnh của kính lọc trên ống kính, và sau đó dùng ngón tay đè cho nó tạo thành "khung hình". Để bảo vệ thiết bị của bạn, điều quan trọng là phải để tuyết lên kính lọc UV hoặc kính lọc trong, không đắp trực tiếp lên thấu kính trước của bản thân ống kính!
- Đảm bảo hơi ẩm không đi vào thiết bị của bạn
Sức nóng từ các ngón tay của bạn sẽ làm tan chảy một phần tuyết khi bạn bố trí nó. Hãy thật cẩn thận không để hơi ẩm đi vào các bộ phận khác của ống kính hoặc máy ảnh.
Tìm hiểu nhiếp ảnh gia đọa giải Canon PhotoMarathon Asia Championship 2018, Mohammad Norfahan Bin Bahron, sử dụng một kỹ thuật lập khung hình tương tự như thế nào trong một thử thách nhiếp ảnh trong:
Thông Qua Những Ống Kính Khác Nhau: Phỏng Vấn với Những Người Đoạt Giải CPMC 2018
Bạn có thể quan tâm đến:
Cách Bảo Vệ Máy Ảnh Của Bạn Khi Chụp Ảnh Trong Thời Tiết Lạnh
Các Cách Sáng Tạo Để Tạo Khung Cho Ảnh Du Lịch
3. Tình huống: Mặt nước có ánh sáng phản chiếu gây lóa, không có kính lọc PL
Mẹo: Sử dụng ánh sáng phản chiếu làm ánh sáng ngược và có được một hình thức đặc trưng, có tính đồ họa
EOS 5D Mark IV/ EF100-400mm f/4.5-5.6L IS II USM/ FL: 400mm/ Aperture-priority AE (f/5.6, 1/4.000 giây, EV±0)/ ISO 400/ WB: Daylight
Người chụp: GOTO AKI
Ánh nắng mạnh, gây lóa phản chiếu từ mặt nước có thể làm cho bạn không có được tấm ảnh mình muốn. Nhưng thay vì giảm ánh sáng phản chiếu bằng kính lọc PL, tại sao không sử dụng nó một cách hiệu quả? Trong ảnh bên trên, ánh sáng tạo ra 2 hiệu ứng khác nhau:
i) Nó đi qua hoa sen trong mờ và thể hiện màu sắc và độ trong mờ của nó.
ii) Nó không thể đi qua các phần đục của cây sen, và do đó làm cho chúng biến thành những cái bóng.
Đối với những cảnh như thế này, chúng ta có xu hướng chỉ hoàn toàn tập trung chú ý vào các đối tượng trên mặt nước. Nhưng ở đây, bằng cách chú ý đến ánh sáng ngược tạo ra bởi ánh sáng phản chiếu, tôi có được một hình thức khá nổi bật trông giống ảnh đơn sắc có màu sắc nổi bật.
Thủ thuật: Tìm một vị trí ở đó ánh sáng phản chiếu trở thành ánh sáng ngược
Ảnh bên trên được chụp ở một góc khác ở đó ánh sáng phản chiếu không trở thành ánh sáng ngược. Trong tình huống như thế, các yếu tố đục sẽ không trở thành bóng. Thay vào đó, màu sắc của chúng được ghi lại. Không nhất thiết là tệ, nhưng bông hoa lúc này phải "chia sẻ hào quang" với các yếu tố khác.
Để biết thêm thủ thuật về cách sử dụng ánh sáng ngược, hãy tham khảo các bài viết này:
4 Bước Để Chụp Ảnh Chân Dung Ngược Sáng Mờ Mịn, Kỳ Ảo
Cách Chụp Ảnh Hơi Nước, Khói và Vệt Hơi
Những Quyết Định trong Chụp Ảnh Phong Cảnh: Thuận Sáng hay Ngược Sáng?
Kỹ Thuật Sử Dụng Đèn Flash Tích Hợp #4: Cách Chụp Chân Dung Trên Nền Hoàng Hôn
---
Bạn đã từng xử lý một tình huống khó chụp một cách sáng tạo chưa? Những mẹo chụp ảnh bạn thích là gì? Chia sẻ với chúng tôi trên Câu Chuyện Canon của Tôi hoặc trong phần bình luận bên dưới!
Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.
Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.
Đăng Ký Ngay!Giới thiệu về tác giả
Sinh năm 1972 ở Quận Kanagawa và tốt nghiệp Đại Học Sophia và Cao Đẳng Nhiếp Ảnh Tokyo. Đã xuất bản một bộ sưu tập ảnh có tiêu đề "LAND ESCAPES" và cũng tham gia các tác phẩm như "water silence" một cơ sở kết hợp ảnh chụp với video.
Một nguyệt san tin rằng thú vui nhiếp ảnh sẽ tăng cao khi người ta tìm hiểu càng nhiều về các chức năng của máy ảnh. Tạp chí này cung cấp thông tin về các máy ảnh và tính năng mới nhất và thường xuyên giới thiệu các kỹ thuật nhiếp ảnh khác nhau.
Xuất bản bởi Impress Corporation
Sinh năm 1985, Takemi tốt nghiệp Khoa Nhiếp Ảnh tại trường Đại Học Nghệ Thuật Viện Đại Học Nihon. Sau khi học xong anh chuyển đến Vancouver, Canada ở đó anh làm việc cho một tờ báo địa phương, tờ MINKEI NEWS VANCOUVER. Sau khi về Nhật, anh tham gia các hoạt động nhiếp ảnh ở các thể loại khác nhau. Công việc của anh gồm có chụp ảnh cho các tạp chí, áp phích cho các sự kiện và chương trình thể thao. Anh cũng là nhiếp ảnh gia cho ủy ban đăng ký của sự kiện Tokyo 2020 Olympic Games và Paralympic Games. Hiện nay, anh hoạt động như nhiếp ảnh gia tự do.
Sinh tại Tokyo vào năm 1971. Sau khi học Trường Nhiếp Ảnh Tokyo (tên hiện nay: Tokyo Visual Arts), ông hoạt động tự do. Hiện nay ông xuất bản các tác phẩm cho nhiều tạp chí khác nhau. Ông tiếp tục chủ yếu sáng tạo các tác phẩm chụp hoa như một motif. Giảng viên tại Trường EOS Gakuen.