Tìm những nội dung bạn muốn

hoặc tìm kiếm bằng

các chủ đề

Article
Article

Article

e-Book
e-Book

e-Book

Video
Video

Video

Campaigns
Campaigns

Campaigns

Architecture
Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Architecture
DSLRs

DSLRs

Architecture
Quay phim

Quay phim

Architecture
Nhiếp ảnh thiên văn

Nhiếp ảnh thiên văn

Architecture
Không gương

Không gương

Architecture
Nhiếp ảnh kiến trúc

Nhiếp ảnh kiến trúc

Architecture
Công nghệ Canon

Công nghệ Canon

Architecture
Nhiếp ảnh ít sáng

Nhiếp ảnh ít sáng

Architecture
Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Architecture
Nhiếp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh phong cảnh

Architecture
Nhiếp ảnh vĩ mô

Nhiếp ảnh vĩ mô

Architecture
Nhiếp ảnh thể thao

Nhiếp ảnh thể thao

Architecture
Nhiếp ảnh du lịch

Nhiếp ảnh du lịch

Architecture
Nhiếp ảnh dưới nước

Nhiếp ảnh dưới nước

Architecture
Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Architecture
Nhiếp ảnh đường phố

Nhiếp ảnh đường phố

Architecture
Máy ảnh không gương lật full-frame

Máy ảnh không gương lật full-frame

Architecture
Ống kính và phụ kiện

Ống kính và phụ kiện

Architecture
Nature & Wildlife Photography

Nature & Wildlife Photography

Architecture
Nhiếp ảnh chân dung

Nhiếp ảnh chân dung

Architecture
Chụp ảnh ban đêm

Chụp ảnh ban đêm

Architecture
Chụp ảnh thú cưng

Chụp ảnh thú cưng

Architecture
Giải pháp in ảnh

Giải pháp in ảnh

Architecture
Đánh giá sản phẩm

Đánh giá sản phẩm

Architecture
Chụp ảnh cưới

Chụp ảnh cưới

Các thông tin hữu ích và hướng dẫn >> Tất cả thông tin hữu ích và hướng dẫn

Giới Thiệu về In Fine Art - Phần 12: Phỏng vấn Bậc Thầy In Ảnh James Tan

2018-01-25
0
1.36 k
Trong bài viết này:

Chúng tôi hân hạnh được phỏng vấn Ông James Tan, một nghệ nhân in ảnh hàng đầu trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Ông có những chứng nhận bao gồm FMPA(UK), ILFORD Master và Canon Master Printmaker.

James Tan

Ảnh của EIZO qua http://www.eizoglobal.com/solutions/casestudies/james-tan

 

Ông có thể vui lòng giới thiệu sơ qua với chúng tôi về hành trình nhiếp ảnh của mình hay không?

Tôi bắt đầu thực tập vào đầu năm 2000 trong một sutdio nhiếp ảnh thương mại, và ngay sau đó trở thành một nhiếp ảnh gia thương mại chuyên nghiệp. Vào năm 2007, tôi trở thành cộng tác viên cho Master Photographers Association (MPA) và sau đó được chứng nhận Fellowship Rank của MPA như Nghệ Nhân In Ảnh Có Nhận đầu tiên và duy nhất của họ vào năm 2009—một vinh dự đặc biệt để ghi nhận tay nghề in ấn của tôi. Tôi cũng được đào tạo về Đánh Giá Năng Lực và Giám Khảo tại Trụ Sở MPA ở Darlington, Anh Quốc. Tôi có vinh dự làm giám khảo tại Cuộc Thi Nhiếp Ảnh Quốc Tế danh giá của MPA cũng như cuộc thi WPPI Annual Print Competition tại Las Vegas. Tôi hiện nay là Phó Đại Sứ kiêm Chủ Tịch Đánh Giá Năng Lực của MPA phụ trách khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Vai trò chính của tôi là hỗ trợ các tiêu chuẩn chuyên nghiệp của các nhiếp ảnh gia MPA và tư vấn cho thành viên về thực hành tạo ảnh và kinh doanh ảnh. Tôi cũng là một nhà giáo dục, giảng dạy về in ảnh, kiểm soát màu, và nhiếp ảnh ở khắp nơi trên thế giới.

 

Ông có thể mô tả ngắn gọn về quá trình sáng tạo của mình hay không?

Quá trình chụp ảnh gồm có 4 phần: 1) hình thành khái niệm, 2) nắm vững thiết bị về mặt kỹ thuật, 3) nắm vững kỹ thuật biên tập ảnh và 4) nắm vững kỹ thuật in. In là sự tổng kết khả năng của nhiếp ảnh gia đối với mọi bộ phận riêng lẻ. Nếu không có hình thành khái niệm, ảnh sẽ không có ấn tượng ngay cả khi được chụp khéo. Nếu không nắm vững kỹ thuật, ý tưởng sẽ bị mất vì không thể chụp ảnh đúng cách. Nếu không có kỹ năng biên tập và kiến thức phù hợp về quy trình làm việc kỹ thuật số, ảnh sẽ hỏng do những kỹ thuật biên tập ảnh không chính xác. Những khiếm khuyết vốn có sẽ lộ ra khi in ảnh. Là thợ in ảnh, tôi có hai mục tiêu: hiểu được ý định của khách hàng đằng sau tấm ảnh, và sử dụng kỹ năng của tôi để phát huy hết tiềm năng của ảnh trong bản in.

James Tan trong công việc

Ảnh của EIZO qua http://www.eizoglobal.com/solutions/casestudies/james-tan

 

Ông sử dụng phần mềm nào để biên tập ảnh?

Tôi sử dụng Adobe Lightroom, Adobe Photoshop, Capture One, và rất nhiều phần mềm khác. Mỗi ứng dụng phần mềm có ưu và nhược điểm riêng, và bạn phải hiểu những khả năng và thiếu sót của chúng để tránh làm giảm chất lượng ảnh. Ví dụ, sửa ảnh ở chế độ 8 bit trong Photoshop sẽ làm mất phần lớn sắc điệu của bất kỳ ảnh nào, dẫn đến sự chuyển màu không đều ở các vùng sáng và tối. Như thế, hãy luôn chọn quy trình biên tập 16 bit trong Photoshop. Tôi chuyển qua lại giữa Adobe Lightroom và Photoshop để tạo bản in, thông qua trình điều khiển máy in. Tôi thích làm việc với khoảng màu Adobe RGB và sử dụng ý định dụng ảnh (rendering intent) Relative Colormetric bất kỳ khi nào gam màu nguồn được ưu tiên có nghĩa là khi các màu lệch gam màu được sử dụng trong ảnh.

 

Ông có sử dụng phần mềm kiểm soát màu để lập đặc tính màu màn hình và máy in hay không?

Việc sử dụng phần cứng căn chỉnh để kiểm soát quy trình xử lý màu là vô cùng quan trọng. Nếu không có các công cụ căn chỉnh, sẽ không có cách nào đảm bảo rằng màn hình của bạn là chính xác. Và nếu không có màn hình chính xác, sửa ảnh để làm gì? Nó giống như muốn hát mà không thể nghe được giọng của chính mình. Có thể nói rằng bất kỳ nhiếp ảnh gia nào tạo ra các bản in fine art cũng cần phải có một màn hình chính xác để kiểm soát quy trình sửa màu.

Phần cứng căn chỉnh, công cụ căn chỉnh

 

Khi in, ông sử dụng máy in nào và tại sao?

Nó thực sự phụ thuộc vào công việc trước mắt, nhưng là một thợ in ảnh, tôi sử dụng nhiều máy in khác nhau—từ máy in offset kỹ thuật số đến công nghệ in phun. Trong studio in ảnh của tôi, tôi dùng các máy in Canon PIXMA PRO-10Canon ImagePROGRAF PRO-500 để in lên đến khổ A2. Về chất lượng bản in ra, chúng sánh ngang với những máy in tốt nhất. Với tôi, máy in PIXMA rất phù hợp với quy trình làm việc của tôi, nhờ vào khả năng kết nối Wi-Fi, tính dễ sử dụng, các lựa chọn nạp giấy linh hoạt và nhiều cỡ in. Kết hợp với 8 màu mực dầu trở lên, chúng có thể dễ dàng tạo ra một bản in có chất lượng tốt.

 

Canon ImagePROGRAF PRO-500

 

Ông thích loại giấy nào nhất và tại sao?

Tôi không có một loại giấy ưa thích vì mỗi công việc có đặc thù về yêu cầu, nhưng các loại giấy khác nhau có tầm gam màu riêng, xử lý những điểm đặc thù, dị tính (hay dựng màu) riêng, v.v. Tôi khuyến cáo bạn nên thử các loại giấy khác nhau, và nắm được những ưu và nhược điểm của chúng cũng như sự phù hợp của chúng đối với phong cách in của bạn. Ví dụ, một loại giấy phù hợp để in màu có thể không phải là lựa chọn tốt nhất để in đơn sắc.

 

Bản in yêu thích mà ông đã tạo ra cho đến nay là gì và tại sao?

Tôi có 2 bản in tôi thích – Blondie, và Slipknot, cả hai đều được sáng tạo cho Bậc Thầy EOS Eddie Sung. Là một nhiếp ảnh gia nhạc rock kỳ cựu, Eddie đã chụp được nhiều khoảnh khắc mang tính biểu tượng cho cả hai ban nhạc. Việc tạo ra hai bản in này đòi hỏi tất cả kiến thức in của tôi và những kiến thức khác. In trên vải dầu, các bản in này phải được sơn mài nước bằng tay và mất rất nhiều thời gian và công sức để hoàn thiện.

Ban nhạc rock, chụp bởi Eddie Sung

Ảnh của Eddie Sung qua http://eosworld.canon.com.sg/eos-master-eddie-sung

 

Và cuối cùng, tại sao ông lại in ảnh?

Khi nhìn lại, có vẻ như in ảnh đã là đam mê của tôi. Tôi bước vào lĩnh vực in ảnh vào năm 1992-3, khi ba mẹ tôi mua cho tôi một chiếc máy in phun độ phân giải cao, một chiếc máy scan, và một bản Photoshop LE; tình cờ nó cũng là năm tổ chức International Colour Consortium (ICC) được thành lập. Với những công cụ này, tôi bắt đầu sửa và in các tác phẩm hoạt hình Nhật Bản và thậm chí biên tập đồ họa game trước khi chuyển sang sở thích nhiếp ảnh. Sở thích của tôi cuối cùng dẫn tôi đến nghề nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp và sửa ảnh, sau 10 năm chuyển sang in ảnh sau khi nhận chứng nhận MPA. Nói tóm lại, tôi in ảnh vì tôi muốn tạo ra tác phẩm nghệ thuật. Ảnh không thể phản ánh hết cái nhìn của nhiếp ảnh gia nếu không được in một cách chuyên nghiệp, được bảo vệ và đóng khung, biến ảnh thành một tác phẩm nghệ thuật. Hiện nay tôi cố gắng đào tạo các đồng nghiệp nhiếp ảnh gia trong thời đại kỹ thuật số hiểu được tầm quan trọng của bản in, để gốc rễ của môn nghệ thuật này không bị mất đi.

 

Ông có lời khuyên gì cho các nhiếp ảnh gia mới đang muốn in fine art hay không?

Hãy bắt đầu in ảnh của bạn. Chính bản in sẽ cho bạn biết bạn còn cách xa mục tiêu của mình bao nhiêu.

 

Các bài viết trước đây:
Giới Thiệu về In Fine Art
Giới Thiệu về In Fine Art - Phần 2: Khoảng Màu
Giới Thiệu về In Fine Art - Phần 3: Đặc Tính Màu và Ý Định Dựng Ảnh
Giới Thiệu về In Fine Art - Phần 4: Ánh Sáng Ảnh Hưởng Thế Nào Đến Màu Sắc
Giới Thiệu về In Fine Art - Phần 5: Căn Chỉnh Màn Hình
Giới Thiệu về In Fine Art - Phần 6: Căn Chỉnh Máy In
Giới Thiệu về In Fine Art - Phần 7: Chọn Giấy Để In Ảnh Fine Art
Giới Thiệu về In Fine Art - Phần 8: Kiểm Tra Giấy
Giới Thiệu về In Fine Art - Phần 9: Xác Định Phong Cách Tạo Màu và Tông Màu Của Bạ
Giới Thiệu về In Fine Art - Phần 10: Phỏng vấn Chuyên Gia EOS Edgar Su
Giới Thiệu về In Fine Art - Phần 11: Biến Các Bản In Thành Tác Phẩm Nghệ Thuật

 


Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.

Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.

Đăng Ký Ngay!

 

Chia sẻ ảnh của bạn trên My Canon Story và nắm bắt cơ hội được giới thiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội của chúng tôi